Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8

Tiết: 37

TRAU DỒI VỐN TỪ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

2. Kỹ năng

- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

3. Thái độ

- Có ý thức trau dồi vốn từ cho bản thân

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL tự học, thực hành

- PC chăm chỉ, yêu nước

 

doc 19 trang phuongnguyen 28/07/2022 4420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8
TUẦN 8
Ngày soạn: 03/ 10/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 37
TRAU DỒI VỐN TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi vốn từ cho bản thân
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, thực hành
- PC chăm chỉ, yêu nước
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Thế nào là thuật ngữ? Cho ví dụ về thuật ngữ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét và cho điểm miệng
c. Khởi động vào bài mới:
- GV đưa ra tình huống: 
? Trong khi làm bài, các em có hay gặp phải khó khăn đó là hiểu bài nhưng khi diễn đạt lại bí từ không?
HS: có
GV: Đó là do vốn từ của các em còn hạn hẹp, vậy nên trong cộc sống, chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (10 phút)
-HS đọc bài tập 1sgk/ 99.
? Qua ý kiến đó, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
 +Tiếng Việt giàu, đẹp và luôn phát triển.
? Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Tại sao?
 +Có. Vì Tiếng Việt giàu và đẹp.
? Muốn phát huy hết khả năng của Tiếng Việt, mỗi chúng ta phải làm gì?
 +Trau dồi vốn từ, vận dụng nhuần nhuyễn.
- HS đọc bài tập 2.
 -Hãy tìm lỗi diễn đạt trong các câu sau?
 + Câu a thừa từ “đẹp”
 +Câu b: dùng sai từ “dự đoán” (đoán trước tình hình, sự việc có thể xảy ra trong tương lai.Có thể thay thế từ “dự đoán” )
 +Câu c:dùng sai từ đẩy mạnh( thúc đẩy cho phát triển nhanh lên )
? Vì sao lại có trường hợp sử dụng từ sai như vậy?
 + Không hiểu nghĩa của từ.
?Qua những bài tập trên, em rút ra bài học gì?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (10 phút)
-HS đọc bài tập 2.
? Em hiểu ý kiến của nhà văn như thế nào?
 +Phần 1 đề cập việc trau dồi vốn từ qua rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ( biết nhưng chưa rõ)
 +Việc trau dồi mà Tô Hoài đề cập học hỏi biết thêm từ mà mình chưa biết.
? Qua bài tập, em rút ra bài học gì?
 + HS đọc ghi nhớ sgk/ 101.
HĐ 3: Luyện tập (20phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
? Điền thuật ngữ vào chỗ trống? Chọn cách giải thích đúng?
 + Hậu quả....
? Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt sau?
 - Tuyệt chủng: bị mất hẳn giống nòi.
 - Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ.
 -Tuyệt tự: không có con trai nối dõi.
 - Tuyệt thực: nhịn ăn hoàn toàn.
 - Tuyệt định: đỉnh cao nhất, mức cao nhất.
 -Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối.
 -Tuyệt tác: Tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ.
 - Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng.
? Giải nghĩa các từ có yếu tố “đồng”?
 -Đồng âm: có vỏ âm thanh giống nhau.
 -Đồng bào: những người cùng sinh ra từ một bào thai. Hoặc cùng huyết thống, giống nòi, ruột thịt.
 -Đồng bộ:các bộ phận hữu quan phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
 -Đồng chí:cùng chí hướng,cùng lí tưởng.
 -Đồng dạng: có cùng một dạng như nhau.
 -Đồng khởi: cùng vùng dậy trong một thời điểm.
 -Đồng môn:cùng học một thầy hoặc cùng một môn phái.
 -Đồng niên: cùng tuổi.
- Đồng sự: những người cùng làm việc với nhau.
 - Đồng ấu: trẻ em còn nhỏ.
 - Đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em.
 -Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.
? Sửa lỗi dùng từ sau?
 - Im lặng
 - Thành lập
 -Cảm xúc
 -Từ “dự đoán”
- Thảo luận:
* Gợi ý: Muốn bình luận được ý kiến này cần hiểu tinh thần cơ bản của nó là:vẻ đẹp của tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói của người nông dân. Thời đại mới, khoa học phát triển có thay kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp của tục ngữ, ca dao thì còn mãi.
? Hãy nêu cách tìm vốn từ?
- Lắng nghe cách nói của những người xung quanh để học tập những cách nói hay.
- Đọc sách báo( thời sự, khoa học, văn học, đặc biệt các tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép những từ ngữ mới( trong hoàn cảnh thích hợp)
-Tập sử dụng các từ ngữ mới đó trong hoàn cảnh thích hợp.
?Chọn những từ cho sẵn điền vào chỗ trống?
a.....điểm yếu.....
?Phân biệt nghĩa các từ sau:
a- Nhuận bút: Trả tiền cho người viết một tác phẩm.
-Thù lao: trả tiền công để bù đắp vào hoạt động đã bỏ ra.
b- Tay trắng>< trắng tay.
không có của- có nhưng bị mất.
c- Kiểm điểm:xem xét,đánh giá lại công việc.
-Kiểm kê: kiểm tra lại tài sản.
 d- Lược khảo:nghiên cứu khái quát không đi vào chi tiết.
*Chú ý:có một số trường hợp không phải là trật tự ghép. Sự giống nhau về từ tố chỉ là ngẫu nhiên, cho nên nghĩa khác hẳn nhau.
 VD: yếu điểm-
? Cho học sinh tìm những từ ghép, từ láy tương tự?
-GV tổ chức trò chơi:chia 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm 5 từ. Nếu sau 3 phút nhóm nào nhanh nhất, đúng nhất thì nhóm đó thắng.
* Nhóm 1:bất, bí, đa, gia, giáo.
-Bất biến, bất diệt, bất nghĩa..
-Bí mật, bí quyết, bí hiểm,
- Đa cảm, đa nghĩa,
-Giáo dục, giáo sư, giáo cụ.
* Nhóm 2:
-Hồi hương, hồi xuân,
-Khai giảng, khai mạc,
-Quảng đại, quảng cáo..
- Suy nhược, suy thoái...
-Thủ đô, thủ khoa,
* Nhóm 3:
-Thuần tuý, thuần khiết, thuần chủng.
- Thuần hoá, thuần dưỡng
- Thuần hậu, thuần phác
 -Thuỷ chiến, thuỷ thủ..
- Tư nhân, tư thục, tư hữu
* Nhóm 4:
-Trữ lượng, tích trữ, tàng trữ,
-Trường ca, trường tồn
-Vô học, vô biên, vô bổ
- Xuất bản, xuất khẩu
- Yếu điểm, trọng yếu, yếu lược.	
I. RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ
Bài 1.
 -Tiếng Việt giàu, đẹp và luôn phát triển.
- Mỗi chúng ta phải thường xuyên trau dồi vốn từ .
Bài 2:
- Câu a: thừa từ “đẹp”. Vì thắng cảnh có nghĩa là đẹp.
- Câu b: sai từ “dự đoán” thay bằng từ “phỏng đoán, ước đoán”.
- Câu c: sai từ “đẩy mạnh”
=>Người viết không biêt chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.
2- Ghi nhớ: sgk/ 100.
(hs đọc ghi nhớ)
II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ 
1- Bài tập:
- Nhà văn phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2 – Ghi nhớ .sgk/101
III. LUYỆN TẬP
1- Bài tập 1:
-Hậu quả: kết quả xấu.
-Đoạt: chiếm được phần thắng.
-Tinh tú: sao trên trời.
 2-Bài 2:
a-Giải thích nghĩa của các từ có yếu tố “tuyệt”
 - Tuyệt chủng
- Tuyệt giao.
b- Giải nghĩa của các từ có yếu tố “đồng”.
 -Đồng âm:
-Đồng bào:
- Đồng bộ:
-Đồng chí.
-Đồng dạng.
-Đồng khởi......
3-Bài 3:Sửa lỗi dùng từ:
a- Thay: yên tĩnh, vắng lặng.
b-Thay: thiết lập.
c- Thay:cảm động (xúc động, cảm phục)
d-Thay:Phỏng đoán.
4- Bài 4: Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên.
5-Bài 5:Tìm cách tăng vốn từ.
-Nghe
-Đọc
-Ghi chép
-Sử dụng
6-Bài 6:Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a-........điểm yếu.
b-.......mục đích cuối cùng
c-........đề xuất
d-.....láu táu
e-.....hoảng loạn.
7- Bài 7:Phân biệt nghĩa của các từ sau:
a- Nhuận bút: Trả tiền cho người viết một tác phẩm.
-Thù lao: trả tiền công để bù đắp vào hoạt động đã bỏ ra.
b- Tay trắng>< trắng tay.
không có của- có nhưng bị mất.
c- Kiểm điểm:xem xét,đánh giá lại công việc.
-Kiểm kê: kiểm tra lại tài sản.
 d- Lược khảo:nghiên cứu khái quát không đi vào chi tiết.
- Lược thuật:Kể, trình bày, tóm tắt sự kiện, vấn đề.
8- Bài 8: tìm những từ tương ứng( từ láy, từ ghép)
*Chú ý:có một số trường hợp không phải là trật tự ghép. Sự giống nhau về từ tố chỉ là ngẫu nhiên, cho nên nghĩa khác hẳn nhau.
VD: yếu điểm- điểm yếu.
 sĩ tử - tử sĩ.
9- Bài 9:Tìm từ ghép có các yếu tố sau:
* Nhóm 1:
- Bất: bất biến ,bất diệt,,,
*Nhóm 2:
+Hồi: về( Hồi: hồi hương, hồi xuân....)
+Khai: mở
+Quảng: rộng
+Suy: sút kém
+Thủ: đầu
*Nhóm 3:
+Thuần: không pha tạp( Thuần: thuần khiết, thuần tuý....)
+Thuần: dễ bảo, dễ khiến
+Thuần: thật, chân thật
+Thuỷ: nước
 +Tư: riêng.
*Nhóm 4:
+Trữ: chứa, cất (Trữ lượng, tích trữ,...)
+Trường: dài
+Vô: không
+Xuất: đưa ra, cho ra.
+Yếu: quan trọng.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Hàng ngày, em làm gì để trau dồi vốn từ cho bản thân
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà học nội dung bài học hôm nay
- Đọc và soạn trước bài “Tổng kết về từ vựng”
***********************
Ngày soạn: 03/ 10/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 38, 39
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên)
 - Nguyễn Đình Chiểu – 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Trân trọng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu 
- Yêu thích hình tượng Lục Vân Tiên, từ đó hướng tới cách sống của người hiệp nghĩa
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học, hợp tác
- PC nhân ái, yêu nước
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Đọc những câu thơ miêu tả tâm trạng của nàng Kiều khi nghĩ về cha mẹ và phân tích?
c. Khởi động vào bài mới:
- GV cho chơi trò chơi:
Câu hỏi chính: Đó là ai?
Luật chơi: Cô lần lượt mở các thông tin, HS đoán xem những thông tin đó nói về ai? HS đoán được ở TT nào thì GV chốt và mở tiếp các TT còn lại
Câu hỏi gợi ý: 
+ Ông vừa là một nhà thơ, vừa là một thầy giáo đồng thời vừa là một thầy thuốc giỏi
+ Ông sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu
+ Trình chiếu hình ảnh của ông
à GV dẫn vào bài: Tác phẩm mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tài năng và con người của ông.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)c. 
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (7 phút)
? Giới thiệu vài nét chính về tác giả?
- Quê nội.
- Quê ngoại
- Đỗ tú tài ở Gia Định.
- Năm 27 tuổi bị mù, về quê Gia Định dạy học và bốc thuốc cứu dân. Khi Pháp xâm lược, ông tham gia phong trào kháng chiến, sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
- GV hướng dẫn đọc:chú ý chuyển giọng phù hợp với yêu cầu của thơ kể chuyện, tả trận đánh, cử chỉ và lời nói của nhân vật sau trận đánh.
- GV đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xét cách đọc của hs.
- HS đọc chú thích trong SGK.
?Giới thiệu vài nét chính về tác phẩm?
-Viết bằng chữ Nôm.
? HS tóm tắt dựa vào 4 ý sau:
-LVTcứu KNN khỏi tay bọn cướp đường.
-LVT gặp nạn được nhân dân cứu giúp.
-KNN gặp nạn vẫn thuỷ chung với Vân Tiên.
-LVT và KNN gặp nhau.
- HS đọc chú giải sgk.
? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
?Đoạn trích chia làm mấy phần?
 - 2 phần.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (28 phút)
 - HS chú ý 14 câu đầu.
? Lục Vân Tiên gặp cướp trong hoàn cảnh nào?
- Trên đường đi thi
- Hành động: bẻ cây làm gậy ....
? Trước thái độ của bọn cướp, thái độ của Vân Tiên như thế nào?
- Căm giận..
? Trước mặt Vân Tiên, bọn cướp có cử chỉ và hành động gì?
- Phong lai (trùm cướp) mặt đỏ phừng phừng, thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây, chúng truyền vây bốn phía => hung dữ, thách thức.
?Em có nhận xét gì về lực lượng 2 bên?
 - Vân Tiên: một mình, vũ khí thô sơ
 - Lũ giặc: nhiều người, đầy gươm giáo.
?Trước sự chênh lệch ấy, Vân Tiên ứng xử như thế nào?
- Vân Tiên tả đột hữu xông.....
 ...................................Đương Giang.
 => rất nhanh.
*Thảo luận nhóm: Em có nhận xét gì về tài năng của Vân Tiên?
- Tài năng của chàng được ứng với Triệu Tử Long, một viên tướng giỏi của Lưu Bị.
? Theo em, Lục Vân Tiên chiến đấu vì mục đích gì?
 - Vì nhân dân.
? Kết quả ra sao?
 - Lâu la.......
 chạy ngay.
 Phong Lai.........
 ..........................thân vong.
? Kết quả đó nói lên điều gì?
 - Nhân nghĩa thắng hung tàn.
* Thảo luận nhóm:
Trong thực tế, sự chênh lệch giữa Lục Vân Tiên với lũ giặc như vậy thì Vân Tiên có thắng một cách dễ dàng như vậy được không?
Tác giả dùng nghệ thuật gì để xây dựng Vân Tiên ở đây?
( Xã hội VN cuối thế kỉ XIX đầy những biến động lớn: sự thối nát của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp nhảy vào xâm lược. Xã hội đầy dẫy bọn bất lương bắt nạt dân lành. Trước tình hình ấy, tiếng nói của văn chương thể hiện ước mơ khát vọng chiến thắng lũ hung tàn độc ác. Trong đó có tiếng nói của cụ Đồ Chiểu)
?Qua việc đánh cướp Vân Tiên là người như thế nào?
?Trong cuộc kì ngộ này lời lẽ của chàng được miêu tả như thế nào?
- Cười nói “Làm ơn há....
 “Khoan khoan ngồi đó...
=> đứng đắn, lịch sự.
? Em hiểu thế nào về nghĩa của 2 câu thơ cuối “Nhớ câu....
 ...........................anh hùng”
=> thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.
? Lời nói của Vân Tiên giống lời nói của nhân vật nào trong Truyện Kiều?
 - Giống Từ Hải.
 “Anh hùng tiếng đã gọi rằng..”
?Qua phân tích, em thấy phẩm chất gì nổi bật trong con người Lục Vân Tiên?
 -Dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
? Kiều NN được giới thiệu là con người như thế nào?
 - Là con quan tri phủ.
 -Đến tuổi trưởng thành, xinh đẹp, hiếu thảo....
? Thái độ của KNN đối với ân nhân được miêu tả như thế nào?
 -Xưng hô mực thước...
?Khi được LVT cứu giúp, nàng băn khoăn điều gì?
 - Muốn trả ơn... “Hà Khê....... cho chàng”
?KNN có những phẩm chất gì?
 - Trọng nghĩa khinh tài..
 “ Ơn ai một chút chẳng quên”
? Sau khi phân tích 2 nhân vật trong đoạn trích, em rút ra bài học gì?
H/s thảo luận nhóm.
 - HS đọc ghi nhớ sgk/115.
?Khái quát lại nội dung và nghệ thuật?
 -Kết cấu tình tiết men theo diễn biến của nhân vật.
 - Kể theo mô típ truyền thống: gặp nạn => được cứu => lấy nhau.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Cụ Đồ Chiểu (1822-1888)
- Quê nội: Huế
- Quê ngoại: Gia Định.
-1843 đỗ tú tài ở Gia Định
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ông ốm nặng bị mù, bị bội hôn.
- Về quê sáng tác, bốc thuốc.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc để lại nhiều áng văn chương có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên, văn tế.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc
* Chú thích:
+ Phong lai
+ Hồ đồ...
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác cuối 
thế kỉ XIX.
+Gồm 2082 câu lục bát
+ Viết bằng chữ Nôm.
* Vị trí đoạn trích: nằm ngay phần đầu của tác phẩm.
* Thể loại: truyện thơ nôm
* Bố cục: 2 phần
- 14 câu đầu.
- Còn lại.
II. PHÂN TÍCH
1- Hình ảnh Lục Vân Tiên.
*Hoàn cảnh gặp cướp:
- Trên đường đi thi gặp bọn cướp đang hoành hành nhân dân.
- Hành động:bẻ cây làm gậy, xông vô=> diệt trừ bọn hung đồ.
- Lời nói: kêu bớ đảng hung đồ.
- Thái độ: sôi sục, căm giận “Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
à lên án hành động của bọn chúng.
-Bọn cướp: Phong lai mặt đỏ phừng phừng, hung dữ thách thức Vân Tiên.
=>Lực lượng 2 bên không cân xứng.
-Vân Tiên ứng xử: tả đột hữu xông, như Triệu Tử => rất nhanh không do dự tính toán, hơn thiệt, không quản hiểm nguy đến tính mạng.
=> Cách so sánh ấy làm cho người đọc thấy được tài năng của Vân Tiên hiện lên như một dũng tướng tài ba.
- Vân Tiên chiến đấu vì tình yêu thương con người, vì nhân dân.
- Kết quả: bọn cướp bị đánh tan, không kịp trở tay.
=> Nhân nghĩa bao giờ cũng chiến thắng.
- Nghệ thuật: tác giả đã xây dựng nhân vật lí tưởng để thể hiện khát vọng nhân dân: nhân nghĩa thắng hung tàn.
à Vân Tiên là một trang anh hùng hảo hán: có tài võ dũng, có khí phách anh hùng, có tấm lòng vì nghĩa quên thân.
* Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga:
- Chàng cười nói hỏi han ôn tồn “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
 “khoan khoan......
 .....................là phận trai”
=> giản dị, mộc mạc, chân thành của chàng trai Nam Bộ.
-Cách ứng xử đứng đắn, đàng hoàng lịch sự.
- Hai câu thơ thể hiện quan niệm: làm việc nghĩa là lẽ sống của người hiền nhân quân tử.
=> Vân Tiên là một nho sinh chính trực, phong thái đường hoàng, khinh tài trọng nghĩa, đôn hậu bao dung,ân cần thăm hỏi, ứng xử đúng mực, từ chối sự đền đáp ơn huệ.
àLục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm giàu lòng nhân nghĩa: làm việc nghĩa là bổn phận,là lẽ tự nhiên không coi đó là công trạng.Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của anh hùng hảo hán.
2- Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
-Là con gái quan tri phủ xinh đẹp, hiếu thảo, thuỳ mị, nết na,có học thức.
- Xưng hô: tiện thiếp, quân tử...dịu dàng mực thước làm xúc động cảm kích trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên.
 -Muốn trả ơn cho người đã cứu mình, cứu cả đời người con gái...nàng là người có tình cảm trước sau đằm thắm ân tình.
=> Kiều NN là người biết trọng nghĩa tình, tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Lục Vân Tiên, cô gái khuê các gặp hiểm nghèo được cứu giúp.
*Ghi nhớ sgk/ 115.
III. TỔNG KẾT
1-Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật lí tưởng.
-Nghệ thuật so sánh.
-Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc giản dị gần gũi với nhân dân lao động, phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật.
2- Nội dung: đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của 2 nhân vật:LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; KNN hiền hậu, nết na, ân tình.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
?Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho ta thấy truyện gần giống với loại truyện nào mà em đã học?
- Hai nhân vật trong đoạn trích chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ.Hành động( mạnh mẽ, dũng cảm).Lời nói( cương trực, thẳng thắn, không vòng vo uẩn khúc)
+Cách miêu tả như vậy rất gần với cách miêu tả trong truyện.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp. Liên hệ với XH ngày nay?	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về tìm đọc thêm về nhà văn Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”
- Học nội dung bài học hôm nay, đọc và soạn trước bài thơ “Đồng chí”
****************************
Ngày soạn: 03/ 10/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 40
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kỹ năng
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu trả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyệ với miêu trả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong việc tạo lập văn bản tự sự
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, thực hành
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Có những cách nào để phát triển từ Tiếng Việt? Cho ví dụ.
? Chữa bài tập 4 sgk/89
- HS trả lời và làm bài tập
- GV nhận xét và cho điểm
c. Khởi động vào bài mới:
Tìm những yếu tố miêu tả tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn thơ sau:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (15 phút)
? Học đọc thuộc lòng đoạn trích.
? Tìm câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng Thuý Kiều?
 - Cảnh: 
“Trước lầu Ngưng Bích....
...........................dặm kia?
Buồn trông ........
.........................ghế ngồi”.
 - Nội tâm:
“Bên trời..................
....................người ôm”.
? Tại sao em biết được đó là những câu thơ tả cảnh? Tả nội tâm?
- Cảnh: có thể quan sát được.
- Nội tâm: những suy của nhân vật.
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
- Là cách thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật làm cho nhân vật sinh động.
- Học sinh đọc bài tập 2.
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm của tác giả?
- Dùng cách miêu tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm đau khổ, ân hận của Lão Hạc khi bán cậu vàng.
? Qua các bài tập trên, em rút ra kết luận gì về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
- Miêu tả nội tâm: tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật làm cho nhân vật sinh động.
- Miêu tả nội tâm trực tiếp và gián tiếp.
HĐ 3: Luyện tập (25 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT:
- Hình thức: cá nhân, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
?Cho hs kể lại đoạn trích bằng văn xuôi, chú ý yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật Kiều.
- Mụ mối đưa MGS đến gia đình Kiều làm lễ vấn danh. Đó là viễn khách từ Lâm Thanh đến trông hắn trạc tuổi ngoại 40 nhưng mày râu tỉa tót nhẵn nhụi trong bộ trang phục bảnh bao. Khi bước vào nhà thì cả thầy lẫn tớ nhốn nháo chuyện trò, MGS nhảy tót lên ghế cao nhất để ngồi một cách sỗ sàng chờ đợi. Mụ mối giục Kiều ra cho khách gặp mặt.Nghĩ đến thân phận tủi nhục, đau đớn của mình, Kiều vừa đi vừa khóc “Nỗi mình,....mấy hàng”.Nàng như chết lặng trong người vì nỗi ê chề nhục nhã.Mụ mối vén tóc bắt tay, giới thiệu mặt hàng. Còn MGS đắn đo, xem xét rồi bắt Kiều đánh đàn, làm thơ. Đến khi ưng mặt hàng thì chúng đặt giá, mặc cả cuối cùng mới ngã giá “Vâng ngoài bốn trăm”
-Giáo viên nhận xét cho điểm,
-Thảo luận nhóm: Tình huống kể chuyện.
- Cho hs chuẩn bị 6-7 phút.
 Sau đó gọi trình bày.
 - GV gợi ý:
 + Diễn biến sự việc
 +Nguyên để xảy ra lỗi lầm
 +Tâm trạng băn khoăn, hối lỗi, ân hận xấu hổ trước bạn bè.
 + Tự xin lỗi sửa sai
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Xét VD
a- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Tả cảnh: bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người, sự vật có thể quan sát trực tiếp được.
- Tả nội tâm: bao gồm suy nghĩ của nhân vật về thân phận, quê hương cha mẹ, người yêu.
=> Miêu tả nội tâm làm cho nhân vật sinh động về tính cách, tâm trạng.
b-Bài tập 2 sgk/117.
 - Dùng cách miêu tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm đau khổ của Lão Hạc.
2-Kết luận: sgk/118.
II. LUYỆN TẬP
1- Bài tập: thuật lại đoạn trích “MGS mua Kiều”
 -Các câu thơ tả ngoại hình của Mã
 Giám Sinh:
 Quá niên...
 Mày râu....
 Trước thầy sau tớ...
 Nhà băng ....
 Ghế trên...
 -Tâm trạng Kiều:
 Nỗi mình...
 Ngừng hoa.....mặt dày.
3- Bài 3 sgk/117.
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn (hoặc tập thể lớp)
- VD: Một lần không học bài cũ, không làm bài tập bị phê bình trước toàn thể nhà trường và lớp bị trừ điểm thi đua.
-VD: một lần bôi sáp nến lên bục giảng để cô giáo bị ngã.
-VD: một lần đánh em học sinh lớp 6.
-VD: một lần không thực hiện lời hứa để bạn mình bị đuổi học.
-VD: một lần nói dối cô giáo.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Kể lại cảm xúc của em vào ngày khai trường
HĐ 4: Vận dụng (Về nhà)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn miêu tả tâm trạng của em khi nhận món quà trong ngày sinh.	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về tìm đọc thêm tư liệu về miêu tả nội tâm trong văn tự sự trên Google
- Về nhà học nội dung bài học hôm nay
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Nghị luận trong văn bản tự sự”
*************************
DUYỆT BÀI TUẦN 8

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_8.doc