Giáo án Vật lý 7 - Năm học 2019-2020

CHỦ ĐỀ 1 : SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...

* Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:

+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.

+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

2. Kĩ năng

- Lấy được ví dụ về sự truyền thẳng của ánh sáng.

- Vận dụng kiến thức về ánh sáng để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế cuộc sống hàng ngày.

II. NỘI DUNG

TIẾT 1: NGUỒN SÁNG – VẬT SÁNG

1. Lý thuyết

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

2. Vận dụng

Câu hỏi 1 : Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?

Trả lời:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu hỏi 2 : Ta nhìn thấy một vật khi nào?

Trả lời:

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

Câu hỏi 3 : Nguồn sáng là gì, vật sáng là gì? Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

- Ví dụ: mặt trời, ngọn nến đang cháy.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

- Ví dụ: Bàn, ghế, quần áo.

Câu hỏi 4 : Mắt ta có nhìn được màu đen không?

Trả lời:

- Mắt ta không nhìn được màu đen vì màu đen không phản xạ lại ánh sáng, sở dĩ mắt ta nhìn được màu đen do các vật có màu sắc khác phản xạ lại ánh sáng.

3. Dặn dò

- Về nhà xem lại nội dung bài học.

- Lấy thêm ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.

doc 30 trang Phương Mai 17/06/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lý 7 - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lý 7 - Năm học 2019-2020
 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
 CHỦ ĐỀ 1 : SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật 
hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh 
sáng truyền đi theo một đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là 
tia sáng.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: 
ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó 
đến gương.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2. Kĩ năng
- Lấy được ví dụ về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- Vận dụng kiến thức về ánh sáng để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế 
cuộc sống hàng ngày.
II. NỘI DUNG
Ngày soạn: 16/08/2019
Ngày giảng: 19/08/2019
 TIẾT 1: NGUỒN SÁNG – VẬT SÁNG
1. Lý thuyết
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật 
hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1 : Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
Trả lời:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 1 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Câu hỏi 2 : Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Trả lời:
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
Câu hỏi 3 : Nguồn sáng là gì, vật sáng là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. 
- Ví dụ: mặt trời, ngọn nến đang cháy.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Ví dụ: Bàn, ghế, quần áo.
Câu hỏi 4 : Mắt ta có nhìn được màu đen không?
Trả lời:
- Mắt ta không nhìn được màu đen vì màu đen không phản xạ lại ánh sáng, sở dĩ mắt 
ta nhìn được màu đen do các vật có màu sắc khác phản xạ lại ánh sáng.
3. Dặn dò
- Về nhà xem lại nội dung bài học.
- Lấy thêm ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.
Ngày soạn: 23/08/2019
Ngày giảng: 26/08/2019
 TIẾT 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
1. Lý thuyết
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh 
sáng truyền đi theo một đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là 
tia sáng.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1: Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trả lời:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh 
sáng truyền đi theo một đường thẳng.
Câu hỏi 2: Em hãy biểu diễn đường truyền của tia sáng.
Trả lời:
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là 
tia sáng.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 2 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Câu hỏi 3: Em hãy cho biết có những dạng chùm sáng nào? 
Trả lời
- Có 3 loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song.
+ Chùm sáng hội tụ
+ Chùm sáng phân kì.
3. Dặn dò
- Về nhà xem lại kiến thức, nội dung của bài học.
- Lấy thêm những ví dụ về chùm sáng.
Ngày soạn: 01/09/2019
Ngày giảng: 04/09/2019
 TIẾT 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
1. Lý thuyết
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: 
ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
2. Vận dụng
Câu hỏi 1: Thế nào là bóng tối?
Trả lời
- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền 
tới.
Câu hỏi 2: Thế nào là bóng nửa tối?
Trả lời
- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn 
sáng truyền tới.
Câu hỏi 3: Thế nào là hiện tượng nhật thực?
Trả lời:
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa 
tối) của mặt trăng trên trái đất.
Câu hỏi 4: Thế nào là hiện tượng nguyệt thực?
Trả lời:
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
3. Dặn dò
- Về nhà xem lại nội dung bài học.
- Tìm hiểu thêm về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 3 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
 CHỦ ĐỀ 2: PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó 
đến gương.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
- Đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm: Đặt một vật gần sát gương 
cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
2. Kĩ năng
- Vẽ được các tia sáng, tia phản xạ.
- Lấy được các ví dụ trong thực tế cuộc sống.
II. NỘI DUNG
Ngày soạn: 08/09/2019
Ngày giảng: 11/09/2019
 TIẾT 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
1. Lý thuyết
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
Trả lời:
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu hỏi 2: Vẽ hình và giải thích các tia sáng trong hình vẽ?
Trả lời:
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 4 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Trong đó:
SI là tia tới
IR là tia phản xạ
NN’ là pháp tuyến
Góc SIN là góc tới
Góc NIR là góc phản xạ.
3. Dặn dò
- Về nhà học bài xem lại nội dung của bài.
- Xem trước bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 
Ngày soạn: 17/09/2019
Ngày giảng: 20/09/2019
 TIẾT 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
1. Lý thuyết
- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó 
đến gương.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Trả lời
- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó 
đến gương.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 5 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Câu hỏi 2: Vẽ ảnh của một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt trước gương phẳng. 
Trả lời
 B
 A
 G
 A'
 B'
Câu hỏi 3: Ảnh của một vật là gì?
Trả lời:
Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
3. Dặn dò
- Về nhà học bài xem lại nội dung của bài.
- Vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng
Ngày soạn: 24/09/2019
Ngày giảng: 27/09/2019
 TIẾT 6: GƯƠNG CẦU LỒI
1. Lý thuyết
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1: Đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
Trả lời
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu hỏi 2: Em hãy so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của 
gương phẳng có cùng kích thước?
Trả lời
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 6 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Câu hỏi 3: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt 
một gương cầu lồi lớn. Gương giúp ích gì cho người lái xe?
Trả lời
Gương cầu lồi đặt ở chỗ đường gấp khúc giúp cho người lái xe nhìn được xe đi ngược 
chiều ở phía trước, giúp giảm tai nạn ở chỗ đường gấp khúc che khuất tầm nhìn.
3. Dặn dò
- Về nhà xem lại nội dung bài học.
- Đọc và chuẩn bị trước bài gương cầu lõm.
Ngày soạn: 01/10/2019
Ngày giảng: 04/10/2019
 TIẾT 7: GƯƠNG CẦU LÕM
1. Lý thuyết
- Đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm: Đặt một vật gần sát gương 
cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm (trong trường 
hợp vật đặt sát gương)?
Trả lời
- Đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm: Đặt một vật gần sát gương 
cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
Câu hỏi 2: Em hãy nêu đặc điểm của sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm đối với 
chùm tia tới song song và đối với chùm tia tới phân kì?
Trả lời
- Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia 
phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
- Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Câu hỏi 3: Em hãy nêu ứng dụng của gương cầu lõm?
Trả lời:
- Ứng dụng của gương cầu lõm là đèn pin, chảo thu vệ tinh....
3. Dặn dò
- Về nhà học bài xem lại kiến thức đã học.
- Lấy thêm ví dụ trong thực tế về gương cầu lõm.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 7 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Ngày soạn: 11/10/2019
Ngày giảng: 14/10/2019
 TIẾT 8: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ QUANG HỌC
1. Lý thuyết
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật 
hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh 
sáng truyền đi theo một đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là 
tia sáng.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: 
ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó 
đến gương.
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
- Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
+ Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
+ Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó 
đến gương.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
- Đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm: Đặt một vật gần sát gương 
cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
2. Vận dụng
Câu hỏi 1 : Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
Trả lời:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Câu hỏi 2 : Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 8 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Trả lời:
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
Câu hỏi 3 : Nguồn sáng là gì, vật sáng là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. 
- Ví dụ: mặt trời, ngọn nến đang cháy.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Ví dụ: Bàn, ghế, quần áo.
Câu hỏi 4: Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trả lời:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh 
sáng truyền đi theo một đường thẳng.
Câu hỏi 5: Em hãy biểu diễn đường truyền của tia sáng.
Trả lời:
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là 
tia sáng.
Câu hỏi 6: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
Trả lời:
* Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu hỏi 7: Vẽ hình và giải thích các tia sáng trong hình vẽ?
Trả lời:
Trong đó:
SI là tia tới
IR là tia phản xạ
NN’ là pháp tuyến
Góc SIN là góc tới
Góc NIR là góc phản xạ.
3. Dặn dò
- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã được học.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 9 Giáo án vật lý 7 Năm học 2019-2020
Ngày soạn: 18/10/2019
Ngày giảng: 21/10/2019
 TIẾT 9 : KIỂM TRA
1. Ma trận đề :
 Chủ đề Cấp độ Điểm
 Dễ Trung bình Khó
 1 Quang 2 câu (3 điểm) 1 câu (4 điểm) 2 câu (3 điểm)
 học
 10
 Câu 1, câu 2 Câu 3 Câu 4, câu 5 
 3 điểm 4 điểm
 Tổng 3 điểm 10
 7 điểm
2. Đề bài :
Câu 1: (1 điểm)
a. Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
b. Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Câu 2: (2 điểm) Nguồn sáng là gì, vật sáng là gì?. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 3: (4 điểm)
a. Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng.
b. Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 4: (2 điểm) Vẽ ảnh của một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt trước gương 
phẳng. 
Câu 5: (1 điểm) Vì sao trên ô tô người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước 
người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng có cùng kích 
thước?
3. Hướng dẫn chấm
Câu ý Hướng dẫn chấm Điểm
 1 a Ta nhìn thấy ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 0.5
 b Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào 0.5
 mắt ta
 2 - Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng 2
 - Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh 
 sáng chiếu vào nó
 VD : Mặt trời, bóng đèn, mặt trăng , ngôi sao, 
Trần Xuân Thịnh – Trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải Trang 10

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_7_nam_hoc_2019_2020.doc