Gợi ý trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 (Kết nối tri thức)
CHƯƠNG I: VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
BÀI 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
1. Phần mở đầu
Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
Đáp án
Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử: Từ những chiếc mãy cũ kĩ, nhiều chi tiết linh kiện đến những chiếc máy hiện đại.
Sự thay đổi theo thời gian được gọi là Lịch sử.
2. Lịch sử là gì?
Câu hỏi: Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.
Đáp án
Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
Ví dụ:
• Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người)
• Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam
• Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần
Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 (Kết nối tri thức)
CHƯƠNG I: VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ? BÀI 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG 1. Phần mở đầu Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì? Đáp án Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử: Từ những chiếc mãy cũ kĩ, nhiều chi tiết linh kiện đến những chiếc máy hiện đại. Sự thay đổi theo thời gian được gọi là Lịch sử. 2. Lịch sử là gì? Câu hỏi: Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể. Đáp án Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Ví dụ: Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người) Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần 3. Vì sao phải học lịch sử? Câu hỏi 1. Nêu ý nghĩa hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh? "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Đáp án Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. Câu hỏi 2. Theo em, việc biên soạn các tác phẩm như hình 2 có tác dụng gì? Đáp án Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả. Câu hỏi 3. Vì sao phải học lịch sử? Đáp án Học lịch sử giúp: Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại. Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. 4. Phần luyện tập và vận dụng 1. Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống". Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? 2. Các bạn trong hình bên đang làm gì? Theo em, việc làm đó có ý nghĩa như thể nào? 3. Hãy chia sẻ với thầy/cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử nào giúp em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất. 4. Em hãy điều tra xem trong lớp có bao nhiêu bạn thích học môn Toán, môn Ngữ văn và môn Lịch sử. Theo em, các bạn thích học những môn khác có cần biết lịch sử không? Vì sao? BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ DỰNG LẠI LỊCH SỬ? 1. Phần mở đầu Các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Hình ảnh dưới đây là một dạng tư liệu lịch sử. Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trông đồng miêu tả những gì? Qua đó, em có thể biết được gì về đời sống của người Việt cổ? Trả lời Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trông đồng miêu tả đời sống của người Việt cổ. 2. Tư liệu hiện vật Câu hỏi: Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết. Trả lời Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. Một số tư liệu hiện vật: Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long Xe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế Rìu đá, công cụ bằng đá 3. Tư liệu chữ viết 10/5/1969 Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Câu hỏi 1. Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương Trả lời Đoạn thông tin này cho ta biết thông tin về tổ chức hành chính, tên gọi của người đứng đầu các bộ... Cụ thể: quốc hiệu là Văn Lang, đất nước chia làm 15 bộ, tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng, con gái vua là Mị Nương, con trai vua là Quan lang, hình thức nối ngôi: cha truyền con nối - Phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Câu hỏi 2. Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) cũng được coi là tư liệu chữ viết? Trả lời Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. 4. Tư liệu truyền miệng Câu hỏi 1. Thế nào là tư liệu truyền miệng Câu hỏi 2. Hình 5 khiến em liên hệ đến truyền thuyết nào trong dân gian 5. Tư liệu gốc Câu hỏi. Em hiểu như nào là tư liệu gốc? Nêu ví dụ cụ thể. 6. Phần luyện tập và vận dụng Luyện tập 1. Theo em, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc có ý nghĩa gì và giá trị gì? Vận dụng 2. Khai thác hình 2, 3, 4 và 5 trong bài học, hãy cho biết hình ảnh nào thuộc tư liệu gốc? Vận dụng 3. Hãy kể tên một số truyền thuyết có liện quan đến lịch sử mà em biết. Vận dụng 4. Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào ó thể giúp tìm hiểu lịch sử. Hãy giới thiệu ngắn gọn một hiện vật mà em thích nhất. BÀI 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Phần mở đầu Hãy quan sát tờ lịch bên dưới và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau? Trả lời Trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau vì ngày ghi trên là ngày dương, còn dưới là tính theo lịch âm. 1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Câu hỏi. Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào? Trả lời Cần xác định thời gian trong lịch sử vì: Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiếu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó. Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tỉnh. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau. 2. Các cách tính thời gian trong lịch sử Câu hỏi 1. Muốn biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào? Trả lời Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021) Câu hỏi 2. Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử Trả lời Các cách tính thời gian trong lịch sử: Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc phương Đông khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu,... thì theo dương lịch. Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kl chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Về sau, dương lich đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su – tương truyền là người sáng lập ra đạo Ki-tô, là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). Đồng thời còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tỉnh từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó. Phần luyện tập và vận dụng Luyện tập 1. Các sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm? Khoảng thiên niên kĩ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 Vận dụng 2. Hãy kể những ngày nghi lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta. Vận dụng 3. Hãy lựa chọn và sắp xếp những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng năm năm gần đây theo đúng trình tự (có thể thể hiện trên trục thời gian). CHƯƠNG II: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Câu hỏi. Dựa vào hình trên và trục thời gian (tr.16), em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó. 2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam Câu hỏi. Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ được tìm ở Đông Nam Á trên lược đồ (hình 3, tr.18). Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì? 3. Luyện tập và vận dụng Luyện tập 1. Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, hãy cho biết những bằng chứng nào chứng tỏ ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hoá từ Vươn thành người? Gợi ý trả lời Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hoá từ Vươn thành người vì tại khu vực này có dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy. Đó là những di cốt hóa thạch và công cụ đá do con người chế tạo ta. Luyện tập 2. Quan sát hình 1 (tr. 17), em thấy Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ có điểm gì khác nhau? Gợi ý trả lời Sự khác nhau giữa Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ: Vượn người: đi đứng = 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm Người tinh khôn: Hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay tự do cầm nắm công cụ, có cấu tạo cơ thể như người ngày nay Người tối cổ: Đi và đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn hình thành trung tâm phát tiến nói trong não. Vận dụng 3. Làm việc theo nhóm: Hãy sưu tầm tư liệu và xây dựng một bài giới thiệu bằng hình ảnh kèm theo lời chủ giải thể hiện quá trình phát triển của người nguyên thuỷ trên thế giới hoặc ở Việt Nam. BÀI 5: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Luyện tập và vận dụng Luyện tập 1 trang 23 Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thuỷ? Gợi ý trả lời Lao động giúp tạo ra thức ăn, của cải cho con người Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn. Luyện tập 2 trang 23 Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? Gợi ý trả lời So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn: - Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. - Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. - Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn. Vận dụng 3 trang 23 Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin từ sách, báo và internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì. Gợi ý trả lời Di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh sau: Thanh Hóa ( Núi Đọ), Quảng Ninh (Hạ Long), Phú Thọ, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Đồng Nai, Bình Phước... Ý nghĩa: Các di tích thời đồ đá được tìm thấy ở miền núi, trung du và đồng bằng, ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mê kong, khu vực ven biển... Vì điều kiện đồng bằng là nơi rất thích hợp cho lúa nước hoang và sau này là lúa nước trồng. Các khu vực miền núi tập trung nhiều hang động, là nơi sinh sống; cung cấp nguồn thức ăn do săn bắt hái lượm. BÀI 6: SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Luyện tập và vận dụng Luyện tập 1 trang 27 Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con người? Gợi ý trả lời Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động tới đời sống của con nguời: a) Sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thuỷ đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại. Nhờ có công cụ mới bằng kim loại như lưỡi cày, rìu, cuốc...con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi súc vật phát triển. Nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc,... dần trở thành ngành sản xuất riêng. Quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất lại có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Con nguời không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa b) Sự thay đổi trong đời sống xã hội Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là các gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dàn bị thu hẹp. Cùng với sự kết hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hoá kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần tan rã Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội cÓ giai cấp và nhà nuớc. Luyện tập 2 trang 27 Lập bảng theo mẫu sau và điển những nội dung phù hợp. Nền văn hóa Niên đại Công cụ tìm thấy Phùng nguyên ? ? Đồng Đậu ? ? Gò Mun ? ? Tiền Sa Huỳnh ? ? Đồng Nai ? ? Gợi ý trả lời Nền văn hóa Niên đại Công cụ tìm thấy Phùng nguyên 2000 TCN những mẩu gỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì Đồng Đậu 1500 TCN Hiện vật bằng đồng khá phố biến gồm: đục, dùi, cần dao, mũi tên, lưỡi câu... Gò Mun 1000 TCN vũ khí (mũi lên, dao, giáo..), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt rìu lưỡi xéo), đục Tiền Sa Huỳnh 1500 TCN Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu, Đồng Nai 1000 TCN Hiện vật bằng đồng như rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu... Vận dụng 3 trang 27 Hãy tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì. Tại sao các loại công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống? Gợi ý trả lời - Nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc Đồ đồng là những sản phẩm làm từ nguyên liệu bằng đồng ví dụ như tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Từ lâu đồ đồng đã được dùng như là những dụng cụ, đồ vật trang trí trong nhà không thể thiếu của người Việt Nam chúng ta. Trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian: dùng đồng để làm đồ thờ cúng trong ban thờ gia tiên như: hoành phi câu đối bằng đồng, bộ đồ thờ cúng bằng đồng, đỉnh đồng, lư đồng, hạc đồng... Đồ đồng mỹ nghệ là những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Đồ đồng phong thủy là những vật phẩm, linh vật, tượng... làm từ đồng. - Công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống vì: + Công cụ, vũ khí bằng đồng thường có khối lượng lớn, tốn nhiều sức + Không mang lại hiệu quả cao (tốc độ, sức tàn phá...) như các loại vũ khí hiện đại (súng, pháo, mìn...) + Khó bảo quản, thời gian sử dụng ngắn CHƯƠNG III: XÃ HỘI CỔ ĐẠI BÀI 7: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Luyện tập và vận dụng Luyện tập 1 trang 33 Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng nhất với thành tựu văn hoá nào của nguời Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao? Gợi ý Ấn tượng nhất với Kim tự tháp ở Ai Cập. Kim tự tháp Kê-ốp cao tới 147m. Đế xây dựng công trình này, người ta sử dụng tới 2,3 triệu tăng đá, mỗi tảng nặng từ 2,5 đến 4 tần được ghè đẽo theo kích thước đã định, rồi mài nhẵn và xếp chồng lên nhau hàng trăm tầng mà không dùng bất cứ vật liệu kết dính nào. Trải qua hàng nghìn năm, đến nay các kim tự tháp vẫn đứng vững như muốn thách thức với thời gian. Vận dụng 2 trang 33 Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Luỡng Hà cổ đại. Gợi ý Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Luỡng Hà cổ đại: Hệ đếm 60 và 1 giờ có 60 phút: Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ. Toán học: Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác rất lâu trước khi Pitago (sống vào những năm 500 TCN) chứng minh điều này. Lịch âm 12 tháng: Những nhà thiên văn học người Babylon (một bộ phận của nền văn minh Lưỡng Hà) có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí trong năm. Cũng chính họ đưa ra ý tưởng lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Không lâu sau, người Ai Cập học hỏi loại lịch 12 tháng này nhưng áp dụng với Mặt Trời. Bánh xe và xe kéo: Người Lưỡng Hà trong những năm 3.000 TCN là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật. Đến khoảng năm 2.000 TCN, xe kéo mới du nhập vào Trung Quốc. Xe kéo nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau, được điều khiển bởi một người đánh xe. Cỗ xe được sử dụng trong nhiều mục đích như vận chuyển, diễu hành, thi đấu thể thao và cả trong chiến tranh. Xe kéo xuất hiện ở nền văn minh Lưỡng Hà cũng là điều dễ hiểu khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính cư dân Lưỡng Hà là người sáng tạo ra bánh xe những năm 3.500 TCN phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận tải. Thuyền buồm: Do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sume nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn. Người Sume chế tạo ra một loại thuyền hình vuông có một cột cao gắn vải để nhờ sức gió di chuyển vượt các sông Tigris và Euphrates. Vận dụng 3 trang 33 Dựa vào bàng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: 124 + 321 = ? và 1565 - 1243 = ? theo cách viết của người Al Cập cổ đại. BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Luyện tập và vận dụng Luyện tập 1 trang 38 Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào? Gợi ý trả lời Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vác-na. Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất. Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại. Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya. Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau. Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là "tiện dân", còn gọi là "người không thể đến gần". Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân" thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, "tiện dân" chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ. Vận dụng 2 trang 38 Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay? Gợi ý trả lời Thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay: Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này. Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch. Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0. Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu. Tôn giáo: đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo). Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi. -----HẾT HKI-----
File đính kèm:
- goi_y_tra_loi_cau_hoi_sgk_lich_su_6_ket_noi_tri_thuc.docx