Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH

Yêu cầu cần đạt

• Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết.

• Nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm và tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản,

• Phân biệt được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); nhận biết nghĩa của một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.

• Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản bằng sơ đồ.

• Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

• Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc.

 

docx 140 trang phuongnguyen 27/07/2022 22360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)
BÀI MỞ ĐẦU: HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG
Yêu cầu cần đạt
Nhận biết được nội dung cơ bản của sách giáo khoa Ngữ văn 6
Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.
Biết lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Có trách nhiệm với việc học tập của bản thân
NÓI VÀ NGHE
Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường Trung học cơ sở
Bước 1: Viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới
Câu hỏi gợi ý
Ý kiến của em
Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?
Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?
Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?
Hướng dẫn trả lời
Câu hỏi gợi ý
Ý kiến của em
Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?
Em cảm thấy:
- Vui vẻ, phấn khởi khi được vào học ở ngôi trường mình luôn mong ước
- Lo lắng, hồi hộp khi phải làm quen với môi trường mới, bạn bè, thầy cô mới
- Tràn đầy nhiệt huyết, quyết tâm cho hành trình học tập mới
Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?
Điều thuận lợi với em trong môi trường mới là:
- Thầy cô rất nhiệt tình, quan tâm đến học sinh
- Điều kiện vật chất ở trường rất tốt và hiện đại
- Chương trình học được sắp xếp hợp lí, giúp em có nhiều cơ hội rèn luyện
- Có các câu lạc bộ giúp em được tự tin thể hiện bản thân
Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?
Thử thách với em trong môi trường mới là:
- Có những môn học mới, lần đầu tiên được học
- Phương pháp học, kiểm tra khác lạ so với tiểu học
- Xung quanh là môi trường, thầy cô, bạn bè mới nên em phải làm quen lại từ đầu
- Chương trình lớp 6 có những khó khăn, thử thách hơn so với chương trình lớp 5
Bước 2: Chia sẻ ý kiến với các bạn
Em chia sẻ ý tưởng theo nhóm đôi và sau đó là nhóm lớn hoặc trước tập thể lớp.
ĐỌC
Khám phá một chặng hành trình
Câu 1. 
Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Dựa vào các tên gọi từng chủ điểm, em hãy thử xác định chủ điểm nào thuộc mạch kết nối nào.
Hướng dẫn trả lời
- Mạch kết nối em với thiên nhiên:
Chủ điểm 3: Vẻ đẹp quê hương
Chủ điểm 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên
Chủ điểm 10: Mẹ thiên nhiên
- Mạch kết nối em với cộng đồng:
Chủ điểm 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
Chủ điểm 2: Miền cổ tích
Chủ điểm: 7: Gia đình thương yêu
Chủ điểm 8: Gia đình thương yêu
- Mạch kết nối em với chính mình:
Chủ điểm 4: Những trải nghiệm trong đời
Chủ điểm 6: Điểm tựa tinh thần
Chủ điểm 9: Nuôi dưỡng tinh thần
Câu 2. 
Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thú với phương pháp nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
Trong các phương pháp học tập Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thú với phương pháp: Tạo nhóm thảo luận môn học và thực hiện các sản phẩm sáng tạo.
* Phương pháp thảo luận nhóm :
Chúng ta có thể lập cùng một nhóm để chia sẻ về việc học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm. 
Qua đó chúng tôi có thể trau dồi thêm nhiều kiến ​​thức, cùng giúp nhau tiến bộ và có thể tìm được những người bạn có cùng niềm tin yêu thích môn Ngữ văn.
* Phương pháp thực hiện các sản phẩm sáng tạo : 
Qua các bài học, chúng tôi có thể tạo ra các sản phẩm sáng tạo như tranh vẽ, sáng tác thơ hoặc truyện tranh 
Phương pháp này gợi cho em cảm thấy bộ môn Ngữ Văn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng em cùng tìm hiểu.
BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH
Yêu cầu cần đạt
Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết.
Nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm và tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản,
Phân biệt được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); nhận biết nghĩa của một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.
Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản bằng sơ đồ.
Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc.
ĐỌC
Kiến thức ngữ văn
1. Tri thức đọc hiểu:
Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kế về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, thế hiện nhận thức, tỉnh cảm của tác giả đân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,....
Nhân vật trong văn bản văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hoá. Nhân vật trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiển từ, hung đữ, thật thà, giả dỗi, ranh mãnh, khù khờ,... Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm:
Thường có những điểm khác lạ vẻ lai lịch, phẩm chất, tài năng. sức mạnh.....
Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong cốt truyện, các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian và thường gắn với cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm.
Yếu tổ kì áo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chỉ tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tướng tượng và nghệ thuật hự cấu dân gian. Yếu tổ kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tỉnh cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
2. Tri thức tiếng việt
a. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
Từ đơn là từ gồm có một tiếng, từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có:
Từ đơn: chàng, không, nề.
Từ phức gồm:
Từ ghép: gan đạ, nguy hiểm.
Từ láy: hăng hái.
b. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
Thành ngữ là một tập hợp từ có định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cầu tạo nên nó, mã là nghĩa của cả tập hợp từ, thường. có tính hình tượng và biểu cảm.
Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bất”, “mặt”, “từng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vốn vã, phân khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.
THÁNH GIÓNG
Chuẩn bị đọc
Em nghĩ như thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành dũng sĩ?
Hướng dẫn trả lời
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng trở thành dũng sĩ là một việc rất thần kì, đến hoang đường và khó tin. Tuy nhiên điều này chứng tỏ rằng cậu bé đó chắc chắn thuộc dòng dõi thần linh, có sức mạnh và tài năng hơn người, xuất hiện để gánh vác một sứ mệnh cao cả.
Trải nghiệm cùng văn bản
Dự đoán 
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sắp có một việc lớn, một sự kiện nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả dân tộc sắp xảy ra. Và sự việc đó cần có một con người có tài năng, sức mạnh kì lạ, phi thường như cậu đứng ra gánh vác.
Suy luận 
Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lời kể có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời
Sự thay đổi trong lời kể đã khẳng định sự thay đổi của Thánh Gióng: khi từ xưng hô được thay đổi, nghĩa là cậu cũng chính thức chuyển biến từ một chú bé thành một người trưởng thành, với sức mạnh, tài năng phi phàm, với khả năng chiến đấu hơn người. Giờ đây, cậu đã có thể đứng lên, gánh lên niềm tin tưởng của cả dân tộc, lao về phía trước, chiến đấu với quân thù. Như vậy, sự thay đổi về danh xưng, đã giúp xác định được vai trò, vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện.
Suy luận 
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời
- Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng có ý nghĩa:
Giải thích những sự vật, hiện tượng (bụi tre ngà, ao hồ liên tiếp), các sự kiện lịch sử của dân tộc theo một chiều hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận với người dân
Thể hiện sự tự hào, trân trọng và biết ơn của người dân đối với người anh hùng dân tộc đã chiến đấu hết mình vì độc lập dân tộc, với những sự kiện lịch sử hào hùng đã trải qua
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. 
Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng.
Câu 2. 
Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?
Câu 3. 
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kể các từ ngữ đó thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc.
Câu 4. 
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng như thế nào?
Câu 5. 
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Câu 6. 
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Câu 7. 
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Hướng dẫn trả lời
1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo:
Sự ra đời và lớn lê của Gióng:
Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào 
Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
Gióng ra trận và chiến thắng:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác
Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
2. 
Khi Gióng nghe được tin sứ giả theo lệnh vua đi tìm người tài giỏi cứu nước, đã nói với mẹ" Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ gi: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ
Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.
3. Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật Gióng thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc:
Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương
4. Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần). Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về  người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy, Gióng trở thành tráng sĩ và đủ sức mạnh để tiêu diệt quân giặc để cứu giúp đất nước khỏi chiến tranh.
5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.
6.  Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân.
7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Chuẩn bị đọc
Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này.
Hướng dẫn trả lời
- Đôi nét về Hồ Gươm:
Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay - Lê Thái Tổ - Đinh Tiên Hoàng.
Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh), hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi).
Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa:
Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân
Lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè
Say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu
Lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông
Trải nghiệm cùng văn bản
Dự đoán 
Hãy đoán xem Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
Hướng dẫn trả lời
Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần qua một cách không bình thường, không dễ đoán và có phần thách đố, để kiểm tra xem Lê Lợi và nghĩa quân có thực sự xứng đáng với thanh gươm thần không, và học có đủ niềm tin, quyết tâm, đoàn kết để cùng sức mạnh của thanh gươm chiến đấu chống giặc ngoại xâm không.
Suy luận 
Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì?
Hướng dẫn trả lời
Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã hiểu ra rằng: thanh gươm thần này là Long Quân cho ông và nghĩa quân mượn để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi. Nay đất nước đã hòa bình, vững mạnh, sạch bóng quân thù, thanh gươm đã hoàn tất sứ mệnh của mình. Vì vậy, đã đến lúc để thanh gươm trở về với Long Quân.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. 
Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Câu 2. 
Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây?
Sự việc
Thời gian
Không gian
Cho mượn gươm thần
Đòi lại gươm thần
Câu 3. 
Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Câu 4. 
Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
Câu 5. 
Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:
- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi
- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể (chẳng hạn: lo lắng khi nghĩa quân gặp khó khăn; phấn khởi khi nghĩa quân ngày một thêm hùng mạnh).
Câu 6. 
Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
Hướng dẫn trả lời
1.
Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi.
Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là  truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.
2. Thời gian và không gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần
Sự việc
Thời gian
Không gian
Cho mượn gươm thần
Khi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua
Tìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núi
Đòi lại gươm thân
Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua 
Hồ Tả Vọng
3. Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:
Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.
Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.
4. Theo em, ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Thông qua việc  Lê Lợi trả gươm thần, còn thể hiện ý nghĩa:
Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới.
Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Chiến tranh kết thúc, thanh gươm được trả lại và cả dân tộc xây dựng đất nước trong hoà bình, yên ấm.
5. 
Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ
Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:
"Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ"
6. Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:
 Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa ...)
Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm ...)
 Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)
Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
Câu 1. 
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?
Hướng dẫn trả lời
- Mục đích của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
Tạo cơ hội cho trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa
Tạo cơ hội cho gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương
Giúp tạo nên những trận cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc
Góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại
- Nguồn gốc của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy ngày xưa.
Câu 2. 
Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?
Luật lệ của hội thổi cơm thi: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc. Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tây cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
Với người dự thi: Người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:
Người ngồi vót những thanh tre già thành hững chiếc đũa bông
Người giã thóc
Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Nhận xét: hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.
Câu 3. 
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ,  nhằm tôn vinh THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước
Câu 1. 
Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
(Thánh Gióng)
Câu 2. 
Tìm từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt.
(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)
Câu 3. 
Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây:
a. ngựa
b. sắt
c. thi
d. áo
Câu 4. 
Tạo ra từ láy từ các tiếng dưới đây:
a. nhỏ
b. khỏe
c. óng
d. dẻo
Câu 5. 
Trong câu văn “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ”. Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người đọc hình dung động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?
Câu 6. 
Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”, nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” thì độ “khéo” của người dự thi sẽ giữ nguyên, tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?
Câu 7. 
Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp
.
Câu 8. 
Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.
Câu 9. 
Tìm thành ngữ có chứa các từ dưới đây:
a. nước
b. mật
c. ngựa
d. nhạt
Viết ngắn
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
Hướng dẫn trả lời
1.
Từ đơn
Từ phức
vùng, dậy, một, cái, bỗng, biến, thành, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, mông, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình
chú bé, vươn vai, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, vang dội, áo giáp
2. 
Từ ghép
Từ láy
dự thi, giã thóc, giần sàng, nồi cơm, cánh cung, dây lưng
nho nhỏ, khéo léo
3. Tạo các từ ghép
a. con ngựa, ngựa đực
b. ngựa sắt, sắt thép
c. kì thi, thi đua
d. áo quần, áo giáp, áo dài
4. Tạo các từ láy
a. nho nhỏ, nhỏ nhắn
b. khoẻ khoắn
c. óng ánh (từ láy đặc biệt, vì cùng vắng khuyết phụ âm đầu).
d. dẻo dai
5. Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì chỉ giúp người đọc hình dung được mức độ tham gia hoạt động (ngay lập tức tham gia) của người dự thi, không hình dung được động tác của người dự thi ( nhanh nhẹn và
6. Nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” trong câu văn trên thì độ “khéo” sẽ giảm xuống vì từ láy “khéo léo” giúp ta hình dung được sự việc một cách rõ ràng hơn, cho thấy kinh nghiệm và tài năng của các đội thi khi treo những niêu cơm để dự thi.
7. Có thể ghép như sau: 1c, 2đ, 3d, 4b, 5a
8. Đặt câu: Nghĩa quân Lam Sơn tiến nhanh về phía quân địch, tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác, khiến cho chúng chết như rạ.
9. Tìm các thành ngữ
a. nước chảy đá mòn, nước mặn đồng chua
b. nằm gai nếm mật, mật ngọt chết ruồi
c. ngựa quen đường cũ, ngựa non háu đá
d. nhạt như nước ốc
Viết ngắn
Đoạn văn tham khảo
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy,  cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Thành ngữ: nằm gai nếm mật.
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết (làm vào vở):
Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm
Chi tiết biểu hiện
a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay".
Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm
Chi tiết biểu hiện
a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Hướng dẫn trả lời
Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm
Chi tiết biểu hiện
a. thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
b. thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến
Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.
Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm
Chi tiết biểu hiện
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất
Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng
Gán với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
VIẾT
Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
A. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ:
Câu 1 
Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung nêu dưới đây chưa?
- Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản.
- Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc.
- Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản.
- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.
Hướng dẫn trả lời
Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung:
- Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản Thánh Gióng.
- Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc: “ra đời kì lạ”, “đánh giặc Ân”, “chiến thắng”, “về trời”, “ghi nhớ công ơn”.
- Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản: các ý trong sơ đồ đều liên quan tới nhau, sự việc này dẫn tới sự việc kia.
- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản: người anh hùng đánh thắng giặc Ân.
Câu 2 
Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về hình thức nêu dưới đây chưa?
- Phù hợp với nội dung của kiểu văn bản.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,
- Trình bày sáng rõ, có tính thẩm mĩ.
Hướng dẫn trả lời
Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về hình thức:
- Phù hợp với nội dung của kiểu văn bản: sơ đồ ngắn gọn, dễ hiểu.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,
- Trình bày sáng rõ, có tính thẩm mĩ.
B. Đề bài:
Hãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc
Các bước Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
- Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt
Xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn và quan hệ giữa các phần, các đoạn.
Tìm từ khóa (những từ được lặp lại nhiều lần, được in nghiêng, in đậm) và ý chính của từng phần hoặc đoạn.
Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.
- Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ
Dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phần cần có trong sơ đồ.
Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất (hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu) để trình bày nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.
- Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ vẽ
Việc thể hiện các ý chính của văn bản cần tóm tắt trên sơ đồ đã đủ và rõ chưa?
Cách thể hiện trên sơ đồ về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng trong văn bản gốc cần tóm tắt đã phù hợp chưa?
Bảng kiểm tóm tắt văn bản bằng sơ đồ
Yêu cầu tóm tắt
Đạt / Chưa đạt
Tương ứng về số phần, đoạn, ý chính giữa sơ đồ và văn bản cần tóm tắt

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sgk_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao.docx