Hệ thống các văn bản ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
1. VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1- Tác giả: Nhà báo Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có rất ít các tác phẩm chủ yếu là các bài báo, nghiên cứu .
2- Tác phẩm
a.Xuất xứ: năm 1990
- Cả thế giới long trọng kỉ niệm 100 ngày sinh của chủ tịch HCM . người được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời trong nước cũng diễn ra nhiều cuộc hội thảo về bác.
- Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).
* vấn đề nhật dụng :
- Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống các văn bản ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1- Tác giả: Nhà báo Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có rất ít các tác phẩm chủ yếu là các bài báo, nghiên cứu . 2- Tác phẩm a.Xuất xứ: năm 1990 - Cả thế giới long trọng kỉ niệm 100 ngày sinh của chủ tịch HCM . người được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời trong nước cũng diễn ra nhiều cuộc hội thảo về bác. - Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990). * vấn đề nhật dụng : - Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ. * Kiểu loại: văn bản nhật dụng. - phương thức nghị luận và thuyết minh. b) Bố cục : 3 phần - đoạn 1: từ đầu đến hiện đại: HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại - đoạn 2: tiếp đến hạ tắm ao: vẻ đẹp trong lối sống của hồ chí minh. - đoạn 3: còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa văn hoá của phong cách hồ chí minh. 3. phân tích vẻ đẹp phong cách HCM a. Sự tiếp thu văn hóa nhân loại để làm nên phong cách HCM - Phong cách : cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó => phong cách không phải là cái mà con người ta sinh ra đã có mà là một quá trình học tập tích lũy, rèn rũa mới tạo nên được => HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành một phong cách riêng cho mình - cơ sở của sự tiếp thu + ý thức ham học hỏi + phục vụ cho sự nghiệp cách mạng Điều kiện thuận lợi : + đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa + làm nhiều nghề khác nhau, thông qua lao động người đã tìm hiểu được các tri thức văn hóa + nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng biến ngôn ngữ trở thành chiếc chìa kháo vạn năng mở ra kho tàng văn hóa nhân loại Cách tiếp thu văn hóa của Bác + người tiếp thu một cách chủ động + tiếp thu một cách có chọn lọc + lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng Một tâm hồn lộng gió thời đại : một nhân cách rất việt nam, rất rất phương đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. Như vậy có thể thấy: Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. b. vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị sự giản din đó được thể hiện qua: - Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao", chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"; - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; - Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa - tư trang : ít ỏ với vài kỉ niệm => là chủ tịch nước gánh trên mình trọng trách lớn lao nhưng bác lại chon cho mình một cuộc sống giản dị thanh cao. Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng đó không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên, đời thường. - Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vị hiền triết (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi) song các vị danh nho xua chọn lối sống thanh bần khi đã về ở ẩn còn HCM chọn lối sống đó khi vẫn trên cương vị chủ tịch nước điều này làm cho phong cách lối sống của bác càng cao quý hơn. c. ý nghĩa văn hóa của của phong cách hồ chí minh . - lối sống giản dị của Bác không phải la cách thần thánh hóa làm cho khác đời khác người - lối sống thanh cao, di dưỡng tâm hồn , quan niệm thẩm mĩ => lối sông ấy có khả năng đem lạ hanh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác * kết luận : bài viết cho thấy phong cách hồ chí minh là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nhân loại, truyền thống và hiện đại, vĩ đại và bình dị . d) Nghệ thuật - Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ... cổ tích). - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản) - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc. - Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH 1. Tác giả: - Ga-bri-en- Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928. - 1982 được giải Nôben văn học - Nhà văn yêu hoà bình 2. Tác phẩm: * Xuất xứ: trích trong tham luận Thanh gươm Da- mô- clet của G.G. Mác-két đọc trong cuộc họp mặt của 6 nguyên thủ quốc gia để bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới. 3. Phân tích * Sự thách thức: Trẻ em đang là - Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực - Nạn nhân của đói nghèo - Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật. * Cơ hội: - Các quốc gia có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ trẻ em. - Công ước qt về quyền trẻ em ra đời. - Sự hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả. -> Trẻ em có cơ hội được bảo vệ và phát triển * Nhiệm vụ: - Tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ. - Quan tâm tới những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. - Tăng cường vai trò của phụ nữ và đảm bảo yêu cầu bình đẳng giới. - Tiến hành xoá mù chữ cho các em. - Đảm bảo an toàn khi mang thai cho các bà mẹ. - Tạo điều kiện để trẻ biết được nguồn gốc của mình, hiểu được giá trị bản thân TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1- Xuất xứ: Trích trong hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu- Ooc năm 1990. 2- Vấn đề nhật dụng: Quyền trẻ em -> Đây là vấn đề mang tính thời sự gây sự chú ý tới nhân loại trong thời gian gần đây. 3-Phân tích : a.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên trái đất. - Lí lẽ: CTHN là sự tàn phá hủy diệt (có thể tiêu diệt tất cả các hành tinhvà phá hủy thể thăng bằng của hệ mặt trời). - Chứng cớ: + Ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đa được bố trí khắp hành tinh. + Tất cả mọi người không trừ trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. + Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy k phải một lần mà là 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất. b. Chạy đua CTHN cực kì tốn kém: -Lí lẽ: Bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn “dịch hạch” hạt nhân. - Dẫn chứng: +Y tế: Giá của 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ thực hiện 1 chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em cho riêng Châu Phi. + 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới. * Nghệ thuật so sánh đối lập: - Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua CTHN. - Nêu bật sự vô nhân đạo của nó. - Gợi cảm xúc mỉa mai, châm biếm của người đọc. -> Chạy đua CTHN là tốn kém, vô nhân đạo, cần loại bỏ. c. CTHN là hành động phi lí: * Lí lẽ: - Sự sống có được trên trái đất ngày nay phải trải qua 1 quá trình tiến hoá vô cùng lâu dài và phức tạp, trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống. - Chiến tranh hạt nhân sẽ đẩy lùi sự tiến hoá về vị trí ban đầu, tiêu diệt sự sống trên trái đất. * Dẫn chứng: - 180 triệu năm bông hồng mới nở - Bốn kỉ địa chất => CTHN là hành động phi lí, phản tự nhiên, đi ngược lại lí trí. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG 1- Tác giả: + Nguyễn Dữ (?-?), Hải Dương + Sống ở TK 16 + Học rộng tài cao, bất mãn thời cuộc, làm quan có một năm rồi về ở ẩn. 2- Tác phẩm: + nhan đề: truyền kì mạn lục là ghi chép tản mạn những câu chuyện có thục được lưu truyền trong dân gian. + Xuất xứ: 16/ 20 truyền kì mạn lục, dựa cốt truyện “Vợ chàng Trương” + Giá trị: ----Nghệ thuật: + Thể loại truyền kì, chữ Hán, + Chi tiết kì ảo đặc sắc: cái bóng ----Nội dung: + Thương cảm số phận, ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ + Lên án xã hội phong kiến nam quyền bất công. II. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương . Vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau: *)Trong vai trò người vợ: - Ngay từ đầu: nàng được giới thiệu “Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” -> TS vì mến cái đức hạnh, dung nhan đó nên mới mang trăm lạng vàng đến cưới nàng về. - Trong cuộc sống gia đình: Dù Trương Sinh được giới thiệu là người đa nghi, hay ghen, đối với vợ luôn phòng ngừa quá mức nhưng Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép nên vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa. - Khi tiễn chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu nói những lời tình nghĩa: không mong chức tước, chiến công, chỉ mong cho chàng được bình yên, nàng thấu hiểu, cảm thông cho nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải trải qua; bày tỏ nỗi nhớ mong, khắc khoải của mình. -> Câu văn biền ngẫu như nhịp đập trái tim thổn thức của người vợ trẻ, gây bao xúc động. - Khi chồng đi lính, xa chồng: ngày qua tháng lại, nàng vò võ trong nỗi nhớ chồng tha thiết “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn,.... không thể nào ngưng được. -> Vũ Nương là người vợ hiền, hết mực yêu chồng *) Trong vai trò người con dâu, người mẹ: -Với mẹ chồng: + Khi bà ốm, nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. + Khi bà mất: nàng lo ma chay chu đáo như mẹ đẻ của mình. ->Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo-> khiến bà cảm động mà rằng: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã không phụ mẹ” -Với con: - Tối đến nàng chỉ bóng mình trên vách nói với con đó là cha Đản -> Vũ Nương tự mình xây dựng cảnh gia đình đoàn viên vì nàng muốn con được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ -> Nàng là người mẹ hết mực yêu thương con. *) Trong hoàn cảnh bị nghi oan: - Nàng tìm mọi cách để xóa bỏ ngờ vực trong lòng Trương Sinh để cứu hạnh phúc gia đình. - Khi chồng vẫn nhất mực nghi oan, không cách gì cứu vãn, trong sự đau đớn, thất vọng đến tột cùng, Vũ Nương đã tắm gội trai sạch rồi trầm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là hành động quyết liệt cùng với lời than không chỉ là cách duy nhất rửa nỗi oan cho nàng mà nó còn là sự phản kháng quyết liệt của người phụ nữ trước xã hội nam quyền bất công. - Khi sống dưới thủy cung: + Khi Linh Phi và các tiên nữ cứu, nàng sống dưới thủy cung một cuộc sống đầy đủ, sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về quê hương bản quán, về phần mộ tổ tiên->nặng tình, nặng nghĩa. + Nàng vẫn khao khát được giải oan -> nàng là người rất trọng danh dự. c) Kết luận: ->Một người vợ yêu chồng, thủy chung, một người con dâu hiếu thảo->nàng là khuôn vàng thước ngọc, là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. 2. những nguyên nhân dẫn tới bi kịch oan khuất của Vũ Nương: * Nguyên nhân trực tiếp: - Do lời nói ngây thơ của bé Đản. *Nguyên nhân gián tiếp: -Do TS: + đa nghi, hay ghen- cư xử hồ đồ, phũ phàng, thô bạo. + con đẻ của chế độ PK nam quyền: độc đoán-thiếu niềm tin, thiếu tôn trọng phụ nữ. -Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: TS “Con nhà hào phú”, Vũ Nương “Con nhà kẻ khó”, thái độ rẻ rúng của TS với Vũ Nương cũng xuất phát từ quyền uy của kẻ giàu với người nghèo. -> Cuộc hôn nhân thiếu cơ sở vững chắc là tình yêu và niềm tin. - Do chế độ phong kiến hà khắc: + Người phụ nữ không có quyền được bảo vệ mình + Đối với người phụ nữ, chữ trinh quan trọng hơn cả mạng sống. -Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh chia li -> Qua những nguyên nhân đó, bi kịch của VN là lời tố cáo XH phong kiến sâu sắc, đồng thời đó là sự trân trọng, cảm thương của tác giả dành cho những người phụ nữ nết na, đức hạnh nhưng có số phận bi kịch. 3.b Nhận xét về các chi tiết kì ảo trong truyện: Các chi tiết kì ảo: VN tự tử nhưng được tiên nữ cứu và sống dưới thủy cung Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa mai xanh Phan Lang bị đuối nước, được Linh Phi cứu, gặp VN, được xứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa trở về dương thế. VN hiện về trong làn sương khói, nói lời tạ từ rồi biến mất. Nhận xét về cách đưa các yếu tố kì ảo vào truyện: - yếu tố kì ảo xen kẽ những yếu tố có thật về địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử -> tăng tính chân thực, thuyết phục và làm thế giới thực cũng trở nên lung linh hơn. Ý nghĩa các chi tiết kì ảo: Làm nên đặc trưng của thể lại Truyện truyền kì Hoàn thiện nét đẹp vốn có của nhân vật VN- một người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, bao dung, nhân hậu và rất coi trọng danh dự. Tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng. Chi tiết kì ảo kết thúc cũng không làm giảm đi tính bi kịch của câu chuyện vì: + Vũ Nương trở về nhưng vẫn xa cách ở giữa dòng. + Nàng và chồng con giờ đây đã chia lìa đôi ngả, hạnh phúc mà nàng mong muốn đã mãi mãi rời xa. + Đàn cầu siêu của Tôn giáo, sự ân hận muộn màng của người chồng không thể mang lại số phận tốt đẹp hơn cho người phụ nữ trong XH phong kiến. 4. Nhận xét về chi tiết “Cái bóng” Đây là một chi tiết nghệ thuật quan trọng. Có vai trò thắt nút và mở nút cho câu chuyện. - Chi tiết cái bóng thắt nút câu chuyện: Xa chồng, hằng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói với con đó là cha nó-> bé Đản tin là thật -> Nói lời ngây thơ với Trương Sinh. Trương Sinh nghe lời con nghi vợ thất tiết, đánh đuổi ->Vũ Nương không cách gì minh oan, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang tự vẫn (thắt nút) - Chi tiết cái bóng mở nút cho câu chuyện: Thấy bóng Trương Sinh trên tường, bé Đản gọi cha -> Trương Sinh đã hiểu nỗi oan của vợ (mở nút) -> Chính cách thắt nút, mở nút bằng chi tiết “Cái bóng” đã làm tăng giá trị cho câu chuyện. *Giá trị nhân đạo: Chi tiết cái bóng đã tô đậm hơn vẻ đẹp của Vũ Nương: +Với chồng: Vợ với chồng như hình với bóng, khi bóng hình xa nhau thì đều cô đơn buồn tủi, tưởng tượng bóng mình là Trương Sinh, là hành động để nàng Vũ Nương khỏa lấp nỗi nhớ chồng da diết. +Với con: Nói với con rằng chiếc bóng trên tường là cha nó. Đây là hành động xuất phát từ tình yêu con vô bờ, mong bù đắp phần nào tình cảm thiếu hụt cho con, để đứa trẻ được lớn lên trong trọn vẹn tình yêu thương của cả cha và mẹ. -> Như vậy, với chi tiết “Cái bóng”, vẻ đẹp của một người vợ yêu chồng, thủy chung gắn bó, một người mẹ thương con được tô đậm. * Giá trị tố cáo: Một cái bóng mờ ảo, 1 lời nói ngây thơ của con trẻ cũng đẩy Vũ Nương vào bi kịch không lối thoát để nàng phải chịu sự oan khuất -> Đây là chi tiết giàu ý nghĩa: người phụ nữ trong xã hội phong kiến chỉ như chiếc bóng mờ ảo không có quyền sống, quyền bảo vệ mình. Cái bóng khiến cái chết của Vũ Nương càng têm oan khuất, giá trị tố cáo của tác phẩm càng thêm mạnh mẽ, một xã hội phong kiến năm quyền bất công chà đạp lên số phận người phụ nữ. => Cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ KHÁI QUÁT CHUNG 1.Tác giả: - Ngô Gia Văn Phái : là nhóm tác giả thuộc Dòng họ Ngô Thì, quê : Tả Thanh Oai- Thanh Trì- Hà Nội - Tác giả chính: + Ngô Thì Chí -quan thời Lê Chiêu Thống + Ngô Thì Du- quan nhà Nguyễn. 2 Tác phẩm: - nhan đề : "Hoàng Lê nhất thống chí" - ghi chép về sự thống nhất của triều Lê- 30 năm cuối thế kỷ XVIII - mấy năm đầu thế kỷ XIX. -17 hồi. - Thể loại: thể chí- ghi chép sự việc, tiểu thuyết lịch sử chương hồi. - Vị trí đoạn trích trong SGK : Hồi thứ 14- Quang Trung đại phá quân thanh. II. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Phân tích hình tượng vua Quang Trung với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt, thao lược hơn người: a) Hành động mạnh mẽ, quyết đoán: - Hành động quyết đoán: + Nghe tin giặc chiếm Thăng Long- không nao núng -" thân chinh cầm quân đi ngay". + Hơn một tháng, quyết định nhiều việc lớn: lên ngôi, xuất binh ra Bắc... b) Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: * Sáng suốt trong quyết định lên ngôi: + Quân giặc mạnh, vận nước "ngàn cân treo sợi tóc". + Nguyễn Huệ đã sáng suốt lên ngôi để “chính danh vị”, “yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người". - Sáng suốt trong nhận định tình hình địch -ta: + Địch:qua lời dụ ở Nghệ An, Quang Trung đã vạch rõ tội ác giặc:"Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải” + Dân: Và nhận định về lòng dân: “người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi". + Dự kiến được việc Lê Chiếu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê "thay lòng đổi dạ" với mình nên ông đã có lời dụ vừa chí tình, vừa nghiêm khắc: "các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai". * Sáng suốt trong việc xét công- tội: - Xét hành động bỏ thành Thăng Long, rút lui về Tam Điệp của hai tướng Sở và Lân, Quang Trung xử trí sáng suốt: đúng ra thì "quân thua chém tướng" nhưng ông hiểu việc rút quân là vì sức không địch nổi quân Thanh nên đành bỏ thành Thăng Long - về Tam Điệp để bảo toàn lực lượng. Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. - Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá cao và sử dụng như một vị quân sư. việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán được là do Nhậm chủ mưu. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao trong việc ngoại giao sau này. c) Tầm nhìn xa trông rộng: - Mới khởi binh đánh giặc-đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn". - Đang ngồi trên lưng ngựa, đã nói về kế hoạch 10 năm tới khi đất nước hoà bình. - Đối với địch biết là dẫu thắng việc binh đao không thể dứt ngay vì thể diện của nước lớn. Ông dự tính "chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng". d) Tài thao lược (tài cầm quân): - Chỉ huy tiến hành một cuộc hành quân thần tốc : Vừa hành quân, vừa đánh giặc, vua Quang Trung hoạch định chỉ trong 12 ngày, từ 25 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày. - Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài của người cầm quân. e) Vẻ đẹp lẫm liệt trong chiến trận: - Vua Quang Trung thân chinh cầm quân. - Dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù. - Hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh "khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì" nổi bật hình ảnh nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc" với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng. *NT: kể, tả xen kẽ đối thoại -> sinh động 3. Kết bài: Bằng NT kể, xen kẽ đối thoại, với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. 2: Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân a. Chân dung của kẻ thù xâm lược: - Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan: Kéo quân vào Thăng Long như "đi trên đất bằng", cho là vô sự, không đề phòng gì. - Là một tên tướng bất tài, cầm quân không nắm tình hình. Dù được Lê Chiêu Thống báo trước, vẫn không đề phòng suốt mấy ngày Tết "chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng". - Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi: + Tướng thì hèn nhát sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp... chuồn trước qua cầu phao. + Quân thì: Thanh lúc lâm trân "ai nấy đều rụng rời, sợ hãi", bỏ chạy, "giày xéo lên nhau mà chết", xô đẩy nhau rơi xuống sông, "đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa". * Nghệ thuật: Kể chuyện, xen với tả thực sống động với nhịp điệu dồn dập, gợi sự hoảng hốt của kẻ thù b. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân: - Bè lũ Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng của dòng họ đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ xâm lược, họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, không còn tư cách quân vương, và kết cục cũng chịu số phận bi thảm. - Khi có biến, quân Thanh tan, Lê Chiêu Thống cùng mấy bề tôi thân tín "đưa thái hậu ra ngoài", chạy tháo thân, cướp cả thuyền dân để qua sông, "luôn mấy ngày không ăn". May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. * Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút thể hiện sự xót thương của tác giả- bề tôi của nhà Lê. CHỊ EM THÚY KIỀU I. KHÁI QUÁT CHUNG 1.Khái quát: -Tiểu sử: Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên-quê Hà Tĩnh - Sự nghiệp: Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều. 2. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều. - Gia đình: Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. - Thời đại: thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, đời sống nhân dân cực khổ, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên miên, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". - Cuộc đời và con người: Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, từng 10 năm lưu lạc nơi đất Bắc nên ông có hiểu biết sâu rộng vốn sống phong phú, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ. 3. Tác phẩm Truyện Kiều. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào thế kỷ XIX (1805 - 1809) –thời kì xã hội VN có nhiều biến động Xuất xứ: Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn: Kim –Vân- Kiều truyện Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) -Viết bằng văn xuôi, để giải trí -Viết băng thơ Nôm, có giá trị hiện thực, và nhân đạo sâu sắc c. Giá trị: * Nội dung: - Giá trị hiện thực: Phản ánh sự mục ruỗng của chế độ phong kiến, và nỗi khổ của những người dân vô tội -Giá trị nhân đạo: + Lên án xã hội phong kiến, các thế lực hắc ám chà đạp lên số phận người phụ nữ. +Vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo, truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng kêu thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của họ. * Nghệ thuật: thành công ở nhiều thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, bút pháp tả cảnh ngụ tình...vv d. Ý nghĩa nhan đề: Truyện có 2 nhan đề: một là Đoạn trường tân thanh –Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột do Nguyễn Du đặt, hai là Truyện Kiều do nhân dân đặt theo tên nhân vật chính. ĐOẠN TRÍCH : CHỊ EM THÚY KIỀU: 1. nằm ở đầu phần 1: gặp gỡ và đính ước, giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều. 2. Một số biên pháp nghệ thuật a. Bút pháp ước lệ tượng trưng là gì? -Gợi nhiều tả ít. -Lấy thiên nhiên làm thước đo, làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người theo một khuôn mẫu nhất định ->Đây là bút pháp mô tả nhân vật chính diện trong văn chương cổ điển để lí tưởng hóa nhân vật. b. miêu tả chân dung mang tính cách số phận? - Miêu tả chân dung mang tính cách, số phận là thông qua việc khắc họa chân dung nhân vật, tác giả ngầm dự báo về tính cách, cuộc đời, số phận. 3. phân tích 1.Giới thiệu Vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều Đầu lòng hai ả Tố Nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười - Ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng từ “Tố nga” để giới thiệu đây là hai người con gái đẹp. - Vẻ đẹp đó được khắc họa bằng nghệ thuật đối và những hình ảnh ước lệ tượng trưng “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Câu thơ cổ điển, trang nhã, gợi ra dáng vóc thanh tao, mảnh ldẻ như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết của hai chị em. ->Vẻ đẹp hoàn hảo từ vóc dáng đến tâm hồn “Mười phân vẹn mười”, nhưng mỗi người lại mang vẻ đẹp riêng. 2. Miêu tả sắc đẹp Thúy Vân Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da - Tác giả dùng từ “trang trọng” để miêu tả khái quát sắc đẹp và cốt cách Thúy Vân, gợi ra một vẻ đẹp cao sang, quý phái, hiếm thấy (khác vời) + Sắc đẹp: Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng, bằng những hình ảnh ẩn dụ, Vân được so sánh với những cái đẹp chuẩn mực của thiên nhiên: trăng, hoa, tuyết, ngọc. Bằng thủ pháp liệt kê, chân dung Thúy Vân được miêu tả khá toàn vẹn: Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như ánh trăng rằm, đôi lông mày đậm đà, sắc nét theo tiêu chuẩn người xưa “mắt phượng mày ngài”, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh hơn mây và làn da trắng trong hơn tuyết. +Cốt cách: Không chỉ miêu tả ngoại hình, Nguyễn Du còn chú ý đến phong thái cốt cách: hai từ “đoan trang” cho thấy một phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn ->tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị, đoan trang, phúc hậu. -> Vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa đó khiến thiên nhiên sẵn sàng “thua”, “nhường”, biện pháp nhân hóa- như ngầm dự báo cho một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. 3. Sắc, tài, tình của Thúy Kiều Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm Nghê riêng ăn đứt hồ cầm một chương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân - Câu thơ mở đầu, bằng hai từ “sắc sảo”, “mặn mà”, Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của nhân vật mang chiều sau của trí tuệ và tâm hồn. - Sắc: + Vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du vẫn gợi tả bằng những hình tượng ước lệ, hình ảnh ẩn dụ “Làn thu thủy nét xuân sơn”: đôi mắt trong như làn nước mùa thu, nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Với Kiều, Nguyễn Du không tả cụ thể như Thúy Vân mà ông chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt thể hiện phần tinh anh của trí tuệ. Tả đôi mắt, tác giả gợi được chiều sâu và sức cuốn hút của nhân vật. + Sử dụng thành ngữ và cũng là điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành”, tác giả muốn nói vẻ đẹp của Kiều là tuyệt đỉnh, là duy nhất, vẻ đẹp hoàn mĩ ít ai sánh kịp đó không hòa hợp với xung quanh, vượt lên trên vẻ đẹp của thiên nhiên khiến thiên nhiên cũng phải “ghen”, phải “hờn”. Nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự ghen ghét, đố kị của tạo hóa với sắc đẹp của nàng. -Tài: Vẻ đẹp có chiều sâu ấy như tiềm ẩn 1 tài năng tuyệt vời: +Nàng vốn là một người con gái thông minh + Tài của nàng hội đủ “cầm-kì-thi-họa”, đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. +Đặc biệt, tài đàn là sở trường, là “nghề riêng” của nàng. Nàng đã tự tay sáng tác khúc “bạc bệnh”- cung đàn bạc mệnh, đó là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. ->Như vậy tài năng đã hé mở cái “tình”, tấm lòng của nhân vật. -> Sắc rực rỡ, tài tuyệt hảo, tình chan chứa, vẻ đẹp hoàn mĩ đó như ngầm dự báo cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh, bởi sắc đẹp của nàng khiến tạo hóa phải đố kị, và giống như Nguyễn Du từng cay đắng “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. 4. Khái quát về cuộc đời hai chị em Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai Khái quát cuộc đời của hai chị em, đó là cuộc đời phong lưu,( phẩm cách thanh nhã, sang trọng), khuôn phép, đức hạnh theo đúng khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. 7.CẢNH NGÀY XUÂN 1. bút pháp tả cảnh và tả cảnh ngụ tình: -Tả cảnh: Là tái hiện bước tranh cảnh vật với hình khối, màu sắc, đường nét một cách sinh động như hiện ra trước mắt người đọc. -Tả cảnh ngụ tình: thông qua việc miêu tả cảnh vật, tác giả gửi gắm tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật, cảnh chỉ là cái cớ để bộ lộ cái tình 2. Vị trí : Đoạn trích nằm ở đầu phần 1: Gặp gỡ và đính ước, sau khi giới thiệu chị em Thúy Kiều, kể về việc chị em Thúy Kiều du xuân trong tiết tháng 3 3. phân tích 1.Cảnh thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp Ngày xuân con én đưa thoi. Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Hai câu thơ đầu khắc họa không gian và thời gian ngày xuân: + Thời gian: “Thiều quang 9 chục đã ngoài 60” nghĩa là mùa xuân có 90 ngày, nay đã ngoài 60, đã sang đầu tháng 3, mùa xuân đang ở độ chín nhất. Hình ảnh cánh én chao liệng tượng trưng cho thời gian trôi nhanh. -> Gợi cảm giác nuối tiếc bởi mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, mùa của hạnh phúc. Nó qua đi nhanh khiến con người thấy lưu luyến, bâng khuâng, nuối tiếc. + Không gian: hình ảnh cánh én- xứ giả của mùa xuân, và trong ánh sáng đẹp của mùa xuân- “thiều quang”. -> Cánh én chao liệng tự do trên bầu trời, trong ánh sáng mùa xuân tươi đẹp, tất cả gợi ra một không gian thoáng đãng, tinh khôi, tươi sáng. - Hai câu sau: Bức họa tuyệt mĩ về mùa xuân +Hình ảnh: Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. + Màu sắc: Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu xanh non mơn mởn của cỏ làm hòa cùng sắc hoa lê trắng muốt. Chữ trắng được đặt lên đầu để nhấn mạnh vẻ tinh khôi thanh khiết. Từ trắng được “động từ hóa”: trắng điểm khiến bức tranh không tĩnh tại mà rất sống động. + Không gian mở rộng với cỏ non “xanh tận chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Chữ "điểm" khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn chứ không tĩnh tại. Những đường nét mềm mại, thanh nhẹ, sắc mà
File đính kèm:
- he_thong_cac_van_ban_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc