Hướng dẫn luyện tập đề đọc hiểu ngoài SGK 1

1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách.

 

pptx 102 trang phuongnguyen 20060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn luyện tập đề đọc hiểu ngoài SGK 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn luyện tập đề đọc hiểu ngoài SGK 1

Hướng dẫn luyện tập đề đọc hiểu ngoài SGK 1
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI SGK 1 
TÍCH CỰC 
QUYẾT TÂM 
THÀNH CÔNG 
LUYỆN TẬP 
1 . Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. 
Câu 1 : Chỉ ra PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn trích trên? 
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? 
Câu 3:  Theo anh việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? 
Câu 4 : Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích? 
Câu 5: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn sau: (1) Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. (2) Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. 
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Việc nhỏ đấy rất có thể là khởi đầu một công cuộc lớn. 
Câu 7 . Hãy viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: Đọc sách là hoạt động cần có ở mỗi người. 
1 
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận   
4 
- Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người.  
3 
- Việc nhỏ là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.- Công cuộc lớn : Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc.  
2 
- Lí do: không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.  
Câu 7 
a . Giải thích: Nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường xuyên, cần thiết để mở rộng tri thức và tầm hiểu biết  
b. Bàn luận những tác dụng to lớn của việc đọc sách: - Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua quá trình đọc con người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức thành của mình và trở thành vốn kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.- Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã hội, con người và nhận thức thức chính mình.” Sách mở rộng ra trước mắt ta những chân trời mới”.- Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống tinh thần của con người. “ 
- Phản đề: Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại ngày nay đặc biệt là đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá tri thức mà còn làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận thức, hành động: Những việc làm thiết thực của cá nhân và cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc . 
c. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân 
-  Cần có phương pháp đọc để có thể hiểu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua cuốn sách. 
- Dành ra thời gian mỗi ngày để đọc sách, vừa giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và giúp thư giãn sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng. 
2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: 
 Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. 
Câu 1.  Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Người có tính khiêm tốn có đặc điểm gì? 
Câu 3.  Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. Câu 4.  Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 5.  Thông điệp của văn bản? 
Câu 6.  Viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ câu chủ đề sau: Khiêm tốn là phẩm chất cần có ở mỗi người. 
1 
-   N ghị luận. 
2 
- thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. 
- không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại . 
- lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, 
- luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. 
5 
– K hiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.– Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cầ n trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân. 
4 
- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,– Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn. .   
3 
.  Ý kiến trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, “đại dương bao la”. 
8 . Đọc văn bản: 
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. 
1. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải huy động sự tham gia tích cực của những đối tượng nào? 
2. Xác định PTBĐ chính của đoạn văn. 
3. Chỉ ra 2 trạng ngữ có trong đoạn trích và gọi tên? 
4. Nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? 
5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. 
6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận về kiểu câu theo cấu tạo: Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước 
1 
- C ần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. 
6 
Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước 
 CN VN CN VN 
5 
- Phép lặp: bố mẹ, con cái. 
4 
Nhiệm vụ của người học sinh : phải thường xuyên học tập để có thể nói đúng, viết đúng; góp phần vào việc ngăn chặn những xu hướng tiêu cực đang làm méo mó tiếng Việt. 
3 
- Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt => TN chỉ mục đích. 
- T rong nhà trường => TN chỉ nơi chốn. 
2 
- Nghị luận. 
9. Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới. 
 Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. 
Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích. 
Câu 2: Xác định BPTT và nêu tác dụng: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. 
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả: Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. 
Câu 4: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. 
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu sau và kết luận: Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. 
1 
- N ghị luận 
5 
Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. 
 CN VN 
4 
- Phép lặp: ước mơ 
- Phép nối: cũng như. 
3 
- Cách nói của tác giả có thể được hiểu như sau: Sống mà không có mơ ước tức là không có mục tiêu, cuộc sống tái diễn những ngày tháng lặp lại nhàm chán và rồi cuối cùng không biết mình sống để làm gì, không tìm được ý nghĩa cuộc sống. 
2 
- S o sánh ( ước mơ được so sánh với bánh lái con tàu ). 
Tác dụng 
- Giúp câu văn thêm độc đáo, dễ hình dung và sinh động hơn. 
- Khi so sánh ước mơ như bánh lái con tàu tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của ước mơ (nếu con tàu không có bánh lại không thể vận hành, cũng giống như con người sống không có mơ ước thì chính là đang sống hoài, sống phí.) 
11. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. 
Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. 
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: 
- Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. 
Rồi ông nói tiếp: 
- Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. 
1. Xác định PTBĐ chính của văn bản. 
2 . Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong 2 câu văn sau : Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. 
3. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản? 
4. Em hiểu như thế nào về lời của người cha: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. 
5. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với em ? 
6. Phân tích cấu tạo của câu sau và kết luận : Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. 
1 
Tự sự 
6 
Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. 
 CN VN VN 
5 
Học sinh có thể tùy chọn một trong những thông điệp mà câu chuyện gửi gắm như: tình thương yêu trong gia đình, sự tha thứ, lòng cảm thông, cách chấp nhận những khiếm khuyết của người khác 
4 
- Ý nghĩa của lời nói: những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người. Vì vậy, hãy tha thứ, cảm thông cho nhau khi có thể. 
3 
- Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. 
2 
Phép thế: mẹ tôi - bà 
12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. 
 Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: 
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. 
 Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.” 
Câu 1: Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản trên? 
Câu 2 : Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản trên? 
Câu 3 : Tại sao tất cả các khán giả trong sân đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? 
Câu 4: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. 
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và kết luận: Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích . 
Câu 6. Thông điệp được gửi đi? 
1 
Tự sự 
6 
Sống trên đời phải biết yêu thương, cảm thông, giúp đỡ nhau. 
5 
Cô gái nói xong , cả 9 người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. 
 CN VN CN VN 
4 
Phép thế: chín vận động viên – tất cả 
3 
- Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt vì các hành xử cao đẹp, sự đồng cảm, lòng vị tha, tinh thần thi đấu cao đẹp của các vận động viên khuyết tật. 
2 
- dành cho những người tàn tật ==> TP phụ chú 
13. Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi. 
Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. 
C1. Phần trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? 
C2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? 
C3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay? 
C4. Hãy nêu tên một cuốn sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học. 
C5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. 
C6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. 
1 
Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
2 
Việc đọc sách có tác dụng: 
+ Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. 
+ Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. 
+ Những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. 
4 
Các yêu cầu cụ thể: 
- Nêu chính xác tên một cu ố n sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học, được đọc (có tên tác giả). 
- Viết đúng số lượng từ 5 đến 6 câu văn chia sẻ về tác dụng của cu ố n sách (tác phẩm) đó đối với bản thân em. 
Cần nêu các tác dụng cụ thể dựa trên các khía cạnh sau: 
 + Tác dụng về việc cung cấp tri thức hiểu biết. 
 + Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách, đạo đức. 
 + Rèn luyện ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy.. 
 + Nâng cao kĩ năng sốngvv 
3 
Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam hiện nay: 
+ C òn thờ ơ với việc đọc sách, chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách. 
+ K hông mặn mà với các loại sách văn học, không quan tâm và không biết đến các tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. 
+ Một số học sinh đọc theo phong trào, chưa xác định được mục đích đúng đắn của việc đọc sách. 
+ Đọc sách chưa có sự lựa chọn, một số còn lựa chọn “sách đen ” (Sách tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, sách có nội dung bạo lực ) để đọc, tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng, lành mạnh. 
+ Nhiều người trẻ cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay lên mạng đọc nhanh và dễ hơn . 
+ Nhiều người trẻ cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay lên mạng đọc nhanh và dễ hơn. 
+ Xu hướng đọc theo cách “mì ăn liền”, đọc nhanh, đọc ngắn và ít có thời gian suy ngẫm đang là trào lưu thịnh hành của giới trẻ. 
=> Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng nổ thông tin, với sự xuất hiện của các loại hình đa phương tiện v..v.. 
5 
Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt 
 CN VN 
6 
- Phép nối: ngược lại. 
- Phép lặp: sách văn học , thấu cảm 
14. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
 Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. 
- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi. 
 Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: 
- Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô. 
 Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. 
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? 
Câu 3. Nguyên nhân cô bé bị loại khỏi dàn đồng ca ? 
Câu 4. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào? 
Câu 5. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? 
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau và rút ra kết luận: Cô gái sững người, bật khóc. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. 
Câu 7: Tìm các trạng ngữ có trong văn bản trên và gọi tên? 
1 
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
6 
Cô gái sững người, bật khóc . Cô lại hát , cụ già vẫn chăm chú lắng nghe . 
 CN VN CN VN CN VN 
5 
Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: 
- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. 
- Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người. 
4 
- Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc . 
3 
- L úc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng 
2 
Ngôi kể: Thứ ba. Tác dụng: làm cho câu chuyện khách quan, hay hơn 
16. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 
Câu 1. Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản. 
Câu 2. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
Câu 3 . Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. 
Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? 
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và rút ra kết luận: Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 
Câu 6. Chỉ ra các trạng ngữ có trong văn bản trên. 
2 
Chi tiết tả cánh diều: 
- Mềm mại như cách bướm 
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.  
- Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
1 
Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 
6 
Chiều chiều => TN chỉ thời gian. 
trên bãi thả => TN chỉ nơi chốn 
5 
Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 
 CN VN 
4 
Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống.  
- Thể hiện ở câu: "Hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 
=> Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta. 
3 
So sánh: Giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung . 
17 . Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 	 
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói: 
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ... 
Người thầy giáo trả lời: 
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng. 
Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng. 
Câu 1. Xác định PTBĐ chính của văn bản trên 
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi? 
Câu 3 . Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy? 
Câu 4. Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? 
Câu 5: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. 
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận: Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng. 
Câu 7. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong văn bản trên. 
1 
Tự sự 
5 
Phép nối: còn 
4 
Bài học về cách nhìn nhận đánh giá về cuộc sống: có cái nhìn toàn diện ở nhiều góc độ trân trọng quá khứ, tránh cái nhìn sai lệnh phủ nhận quá khứ. 
3 
Cậu sinh viên cúi đầu im lặng vì đã nhận ra mình đã có một quan niệm sống hời hợt, thiếu toàn diện. 
2 
Theo cậu sinh viên, điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa hai thế hệ, thế hệ trẻ và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là do thời đại, hoàn cảnh sống. 
7 
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ... 
6 
Thời trẻ , những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng 
 TN CN VN 
chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và . 
 CN VN 
18. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm. Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn." 
Câu 1.  Chỉ ra PTBĐ chính của đoạn trích? 
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là bản lĩnh? 
Câu 3.  Chỉ ra BPTT được sử dụng trong câu sau: Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. 
Câu 4 . Làm thế nào để con người có bản lĩnh? 
Câu 5 . Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. 
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. 
1 
 - Nghị luận. 
6 
Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. 
 CN VN 
4 
 - phải kiên trì luyện tập. 
- xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. 
- phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... 
- khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. 
3 
 - So sánh 
2 
- Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. 
5 
* Giải thích: 
- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. 
* Bài học: Ý thức được bản thân cần có bản lĩnh trong cuộc sống và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân. Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người. 
* Bàn luận: 
- Ý kiến đúng, có ý nghĩa trong cuộc sống. Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống , từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. 
- Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được những điều cần làm. 
- Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh, họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác 
 19. THEO AI PHẢI CẨN THẬN 
 Đức Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới bắt chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng  mép. Ngài bèn hỏi rằng: 
- Không đánh được sẻ già là tại làm sao? 
Kẻ đánh lưới nói: 
- Sẻ già biết sợ, cho nên khó bắt được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non thì bắt sẻ già cũng dễ!” 	Đức Khổng Tử nghe đoạn quay lại bảo học trò rằng: “Biết sợ để tránh tai họa, tham ăn mà quên nguy vong, đó đều là tính tự nhiên vậy. Song, phúc hay họa lại do ở cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như người lão luyện thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ dại thì bại hoại.” 
a. Xác định PTBĐ chính của văn bản. 
b. Theo nội dung câu chuyện, sẻ già có theo sẻ non không? 
c. Hình ảnh ẩn dụ sẻ non, sẻ già có ý nghĩa gì? 
d. Theo em, Đức Khổng Tử đã nói gì với các học trò của mình ? 
e. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận: Cho nên người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận. 
f. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Song, phúc hay họa lại do ở cái theo khôn hay theo dại. Cho nên, người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận. 
1 
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự 
2 
- Theo nội dung câu chuyện, sẻ già không theo sẻ non vì

File đính kèm:

  • pptxhuong_dan_luyen_tap_de_doc_hieu_ngoai_sgk_1.pptx