Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều - Tiết 9: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2020-2021

1. Về kiến thức

 - Học sinh củng cố những kiến thức cơ bản đã được học.

 - Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

 - Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

 2. Về năng lực

 Năng lực điều chỉnh hành vi:

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi .

 - Đánh giá được tác dụng của tình yêu thương con người.

 - Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

 Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập .

 - Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

 

docx 6 trang quyettran 26600
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều - Tiết 9: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều - Tiết 9: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều - Tiết 9: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2020-2021
Tiết 9: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
(Thời lượng: 45 phút)
	I - MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức 
	 - Học sinh củng cố những kiến thức cơ bản đã được học.
	 - Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 
	- Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
	2. Về năng lực
	Năng lực điều chỉnh hành vi:
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi .
	- Đánh giá được tác dụng của tình yêu thương con người.
	- Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
	Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập .
	- Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
	3. Về phẩm chất:
	Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
	Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả cao trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống hằng ngày.
	Trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm thời gian, xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí. Quan tâm đến công việc của cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
	II - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, sách bài tập Giáo dục công dân 6;
- Ma trận, nội dung đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- Đề kiểm tra phô tô .
	III - TIẾN TRÌNH KIỂM TRA.
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. GV nêu hình thức và một số yêu cầu trong khi làm bài kiểm tra.
	- Hình thức: trắc nghiệm và tự luận.
	- Yêu cầu: 
	+ Trong thời gian làm bài nghiêm túc, không trao đổi, thảo luận, không sử dụng tài liệu.
	+ Đọc kĩ đề trước khi làm bài.
	+ Làm bài đúng thời gian quy định, trống đánh hết giờ cả lớp ngồi tại chỗ tổ trưởng( hoặc nhóm trưởng) sẽ đi thu bài.
	3. GV ( hoặc tổ/ nhóm trưởng) phát đề kiểm tra và khảo đề.
	* Trong thời gian làm bài giáo viên theo dõi, bao quát lớp.
	4. GV nhận xét ý thức làm bài của học sinh, đánh giá tiết học.
	5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài mới.
MA TRẬN ĐÈ KIỂM TRA
 Cấp độ 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao hơn
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
HS nhận biết được một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ.
Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy TTCGDDH.
Liên hệ bản thân .
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: 
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
2
20%
3
3
30%
2. Yêu thương con người.
HS nhận biết một số việc làm thể hiện lòng YTCN.
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống thực tiễn.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1
0.5
5%
1
0,5
5%
2
1
10%
3. siêng năng kiên trì
HS nhận biết biểu hiện của SNKT
HS nhận biết được thế nào là SNKT và ý nghĩa của SNKT
HS hiểu và áp dụng phẩm chất SNKT vào học tập.
Tình huống: giải thích vì sao.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1
0,5
5%
1
2
20%
1
0,5
5%
1
3
30%
4
7
60%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
3
1,5
15%
1
2
20%
2
1
10%
1
0,5
5%
1
2
20%
1
3
30%
9
10
100%
A. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
	I. Trắc nghiệm khách quan.(Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng.)
1. Các truyền thống điển hình của gia đình dòng họ là:
A, Truyền thống hiếu học.
B, Cần cù lao động.
C, Giữ gìn nghề truyền thống,
D, Cả A,B,C.
2. Học sinh cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
A, Chăm ngoan, học giỏi.
B, Kính trọng, vâng lời ông, bà bố mẹ.
C, Không làm điều gì tổn hại đến gia đình, dòng họ.
D, Cả A,B,C.	
3. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người.
A, Quyên góp ủng hộ nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con vùng dịch.
B, Bắt nạt người khác.	
C, Tăng giá khẩu trang trong mùa dịch covid-19.
4. Trên đường đi học về thấy một bạn bị đánh, em sẽ:
A, Đứng lại xem vì hiếu kì.
B, Lại can ngăn các bạn.
C, Vẫn đi qua như không có chuyện gì vì sợ liên lụy.
5. Đâu là biểu hiện của siêng năng kiên trì.
A, Đi học đều đặn đúng giờ.
B, chăm chỉ làm việc không ngại khó, ngại khổ.
C, Luôn sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
6. Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì.
A, Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
B, Chăm chỉ học tập, không rong chơi, la cà.
C, Chỉ học tốt bài mới là được, không cần phải làm bài tập về nhà.
II. Tự luận.
	1. Thế nào là siêng năng kiên trì, siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
	2. Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Bản thân em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình.
	3. Tình huống:
	Trong đợt hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết ra sức phòng, chống dịch bệnh covid-19” của mặt trận Tổ quốc. ở thôn Mai, mọi người ủng hộ rất nhiều tiền mặt và nhu yếu phẩm. Riêng nhà Mai có hoàn cảnh khó khăn nên chỉ đóng góp được ít rau xanh( do mẹ mai trồng được). Một số bạn thấy thế liền chỉ trích và cho rằng gia đình Mai không biết yêu thương và giúp đỡ người khác.
	a, Em có nhận xét gì về việc làm của Mai.
	b, theo em, ý kiến của các bạn Mai có đúng không? Vì sao?./.
Hết./.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
	I. Trắc nghiệm. 3 điểm - Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
D
A
B
B
B
B
	II. Tự luận.7 điểm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Thế nào là siêng năng kiên trì,
+ Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
+ Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không nản chí.
 - ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
+ Cá nhân: giúp con người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
+ Xã hội: Góp phần xây dựng văn minh, tiến bộ.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Vì:
+ Truyền thống GĐ dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
+ Góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bản thân em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình.
+ Tìm hiểu, học tập, phát huy truyền thống của GĐ.
+ Trân trọng, tự hào và giới thiệu truyền thống của GĐ tới các bạn.
+ Phê phán, lên án những hành vi làm tổn hại đến truyền thống gia đình, dòng họ
1
1
3
a, Em có nhận xét gì về việc làm của Mai.
Việc làm của Mai là việc làm tốt, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
b, Theo em, ý kiến của các bạn Mai có đúng không? 
- Theo em ý kiến của các bạn Mai là sai.
Vì sao?
- Yêu thương, giúp đỡ người khác xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình, 
- Mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác,
- Có thể chỉ là lời động viên, an ủi chứ không phải cứ nhiều vật chất mới là yêu thương con người.
1
0,5
1,5

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_giao_duc_cong_dan_6_sach_canh_dieu_tiet.docx