Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 6 - Bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Đối với giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu

- Một số tranh ảnh, lược đồ, video về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Phiếu học tập, nam châm, bút dạ, giấy A0.

2. Đối với học sinh:

- Tìm hiểu các thông tin về cuộc khởi nghĩa

- Hoàn thành dự án học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 6 trang phuongnguyen 02/08/2022 4480
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 6 - Bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 6 - Bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 6 - Bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
( Mục 2)
Thời lượng: 1 tiết 
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất,
năng lực
Yêu cầu cần đạt
STT
Năng lực lịch sử
Tìm hiểu 
lịch sử
- Khai thác và sử dụng được thông tin văn bản về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1
Nhận thức và tư duy lịch sử
- Nhận thức được vai trò của người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Nhận thức được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống phong kiến phương Bắc.
2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Sưu tầm ca dao, mẩu chuyện lịch sử, tranh ảnh về Hai Bà Trưng.
3
2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học
- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn trong nhóm.
4
Giao tiếp và hợp tác
- Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm.
5
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
- Tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến các nhiệm vụ được giao và thực hiện các yêu cầu của GV một cách sáng tạo.
6
Trách nhiệm
- Học sinh có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, 
7
Yêu nước
- Học sinh tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất của cha ông. 
- Có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước ngày nay.
8
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Đối với giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu
- Một số tranh ảnh, lược đồ, video về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Phiếu học tập, nam châm, bút dạ, giấy A0.
2. Đối với học sinh:
- Tìm hiểu các thông tin về cuộc khởi nghĩa
- Hoàn thành dự án học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(1 tiết) 
Đáp ứng mục tiêu
Nội dung dạy học
 trọng tâm
PP/ KT/ HT 
dạy học
Phương án đánh giá
HĐ 1: Hoạt động khởi động
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.
Hoạt động tạo tình huống nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết tạo hứng thú cho HS, giúp HS có những hiểu biết ban đầu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Kỹ thuật KWL.
- Làm việc cá nhân.
 Hoạt động 2:
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
1,2,3,4,5,6,7,8.
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật KWL, thuyết trình.
Hoạt động 3: Luyện tập
HS làm các bài tập liên quan đến bài học
- Kĩ thuật tia chớp.
Hoạt động 4: Vận dụng
Vận dụng các kiến thức trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Kĩ thuật trình bày
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
Sưu tầm một số câu ca dao, mẩu chuyện lịch sử, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Dạy học dự án.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
	Hoạt động 1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
1. Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6,7,8.
- Khai thác và sử dụng được thông tin văn bản về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nhận thức được vai trò của người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Nhận thức được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống phong kiến phương Bắc.
- Sưu tầm ca dao, mẩu chuyện lịch sử, tranh ảnh về Hai Bà Trưng.
- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn trong nhóm.
- Tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến các nhiệm vụ được giao và thực hiện các yêu cầu của GV một cách sáng tạo.
- Học sinh tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất của cha ông. 
- Có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước ngày nay.
2. Tổ chức hoạt động
	* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên cung cấp cho HS tài liệu số 1.
Giáo viên nêu yêu cầu: HS hoàn thiện phần KW.
Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện: HS viết đầy đủ, rõ ràng vào phiếu học tập, sử dụng thiết bị điện tử của cá nhân để tìm kiếm thông tin, huy động kiến thức đã học trong chương trình lịch sử và địa lí ở tiểu học.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm ( mỗi nhóm một phiếu, phiếu học tập được in trên giấy A0)
Giáo viên yêu cầu: Các nhóm HS xem video về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng kết hợp với thông tin văn bản trong sgk, chọn ra thông tin để điền vào phiếu học tập.
Giáo viên chiếu video cho các nhóm HS xem.
* Thực hiện nhiệm vụ học
Các nhóm HS xem video để hoàn thành phiếu học tập. 
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Sau khi hoàn thành, các nhóm HS dán lên bảng rồi tham quan và bình chọn sản phẩm hoàn thiện nhất. 
Nhóm số 2 trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ.
HS tự hoàn thiện cột L trong phiếu học tập số 1. GV gọi ngẫu nhiên một đến hai HS trình bày sản phẩm đã thực hiện.
3. Sản phẩm
Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 ( cột L) và số 2.
4. Phương án đánh giá
Giáo viên đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS. GV cùng HS đánh giá sản phẩm phiếu học tập số 2.
GV đánh giá phần chuẩn bị, phần trình bày của HS đối với phần phiếu học tập số 1.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
	A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
	- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	- Nhận thức được vai trò của người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Nhận thức được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống phong kiến phương Bắc.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
TÀI LIỆU 1
Nguyên nhân
- Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách - chồng của bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
Diễn biến
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (nay thuộc Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. 
Kết quả
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
TÀI LIỆU 2
Video về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
TÀI LIỆU 3: Tư liệu về Hai Bà Trưng.
Sử cũ chép rằng Hai Bà là dòng dõi lạc tướng (người đứng đầu bộ lạc) Mê Linh (miền đất rộng, giữa Ba Vì và Tam Đảo) thời Hùng Vương. Truyền thuyết nói Hai Bà là con gái bà Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn - những nơi có đền thờ chính của Hai Bà - đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất (năm 14 sau công nguyên). Các sử cũ cũng chép ràng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên (miền đất dọc sông Đáy).
"Trưng Trắc là người can đảm, hùng dũng" (lời thừa nhận của bộ chính sử chép về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào loại cổ nhất của Trung Quốc) đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa liên kết được sức mạnh toàn dân (trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa...) và toàn quốc (không chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là miền đất Việt Nam ngày nay, từ nam Trung Bộ trở ra, mà cả đất Hợp Phố bây giờ là nam Quảng Đông - Trung Quốc).
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm (từ năm 40 đến năm 43).
Năm Tân sửu (41), nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê và cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày mồng sáu tháng hai năm Quý Mão (năm 43 sau công nguyên), để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu. Cũng có truyền thuyết nói rằng Hai Bà đã lên núi Thường Sơn và hóa thân ở đó. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà.
TÀI LIỆU 4: TRANH ẢNH, LƯỢC ĐỒ
PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
K
W
L
Liệt kê những điều em đã biết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
Liệt kê những điều em muốn biết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
Liệt kê những điều em đã học được về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.1
Nguyên nhân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.2
Diễn biến
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.3
Kết quả
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.4
Ý nghĩa

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_lich_su_6_bai_cuoc_khoi_nghia_hai_ba_tr.doc