Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

I.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Nhà Hán có chính sách nào để đồng hóa dân ta:

 A.Tăng cường đưa người Hán sang

 B. Buộc dân ta phải học chữ Hán

 C. Buộc dân ta tuân theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán

 D. cả ba chính sách trên

Câu 2. Sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp được dùng để:

 A. Đổi vật, lấy vật trong làng xóm

 B. cống nạp cho nhà Hán

 C. Bán ở chợ làng và cho người nước ngoài

 D. Tự dung

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi hoàn toàn Tô Định đã làm gì?

 A. Hắn bỏ thành, cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước

 B. Trốn về nước

 C. Ăn chơi xa xỉ

 D. tiếp tục cuộc khởi nghĩa

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

 A. Được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng

 B. Nhân dan cả nước phản đối

 C. Không thu hút được nhân dân tham gia

 D. Dân ta đối phó

 

doc 22 trang phuongnguyen 02/08/2022 6300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
UBNN QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: LỊCH SỬ 6 
 Năm học 2020- 2021
HỌ và tên học sinh:  Lớp: 
I.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Nhà Hán có chính sách nào để đồng hóa dân ta: 
 A.Tăng cường đưa người Hán sang
 B. Buộc dân ta phải học chữ Hán
 C. Buộc dân ta tuân theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán
 D. cả ba chính sách trên
Câu 2. Sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp được dùng để:
 A. Đổi vật, lấy vật trong làng xóm
 B. cống nạp cho nhà Hán
 	 C. Bán ở chợ làng và cho người nước ngoài
 D. Tự dung
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi hoàn toàn Tô Định đã làm gì?
 A. Hắn bỏ thành, cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước 
 B. Trốn về nước 
 C. Ăn chơi xa xỉ 
 D. tiếp tục cuộc khởi nghĩa
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
 A. Được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng
 B. Nhân dan cả nước phản đối 
 C. Không thu hút được nhân dân tham gia
 D. Dân ta đối phó
Câu 5. Trưng Trắc được suy tôn lấy hiệu là:
 A. Trưng Vương B. Vua
 C. Hoàng đế D. Hùng Vương
 Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm:
 A. Mùa xuân năm 43.	 B. Mùa xuân năm 42.
 C. Mùa xuân năm 41.	 D. Mùa xuân năm 40
Câu 7. Sau khi Hai Bà hi sinh cuộc kháng chiến tiếp tục đến năm:
 A. Năm 43 B. Năm 47
 C. Năm45 D. Năm 49
Câu 8. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng nhân dân ta lập: 
 A. Hơn 300 đền thờ ở khắp nơi B. Hơn 400 đền thờ ở khắp nơi 
 C. Hơn 500 đền thờ ở khắp nơi D. Hơn 200 đền thờ ở khắp nơi 
 Câu 9. Vì sao phong kiến phương Bắc lại muốn đồng hóa dân ta:
Chúng muốn biến nước ta thành quận huyện của trung Quốc 
 B. Để thâu tóm kinh tế nước ta 
 C. Muốn dân ta phải theo phong tục Hán 
 D. Bắt dân ta phải học tiếng Hán
 Câu 10: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của phong kiến Phương Bắc đối với nước ta là: 
 A. Thu thuế. C. Chia nhỏ nước ta. 
 B. Đồng hóa dân tộc ta. D. Lao dịch. 
Câu 11: Thế kỉ I Giao Châu biết:
 A. Cấy lúa 2 vụ B. Cấy lúa 3 vụ
 C. Cấy lúa 11 vụ D. Cấy lúa và cả hoa màu
Câu 12: Những tôn giáo nào được du nhập vào nước ta thời kỳ này?
 A. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo. 
 B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo.
 C. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. 
 D. Nho giáo, Ki-tô giáo, Phật Giáo.
Câu 13:Thế kỷ I đến thế kỷ VI thời kỳ đô hộ nước ta không còn vua quan đô hộ nắm quyền gọi là gì?
 A. Bị lệ thuộc B. Mất tự chủ.
 C. Không còn chủ quyền. D. Bị đô hộ Bắc thuộc.
Câu 14: Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh là vì:
 A. kiểm soát chặt hơn. B. đồng hóa.
 C. Hán hóa Âu Lạc. D. trực tiếp cai quản xuống tận huyện
Câu 15: Việc chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền sắt và đặt chức quan kiểm soát việc khai thác và mua bán sắt nói lên điều gì?
 A. Sự thâu tóm.
 B. Sự vơ vét tàn bạo.
 C. Chính sách thâm độc nhằm hạn chế phát triển sản xuất và quốc phòng ở Giao châu.
 D. Tính độc quyền.
Câu 1 6: Năm 111TCN nhà Hán đã biến nước ta thành các quận của:
 A. Châu Giao B.Châu Ái
 C. Châu Hoàng D. Châu Đức
 Câu 17: Đứng đầu châu và quận là;
 A. Người Hán 	 B. Cả người Hán và người việt
 C. Người Việt 	 D. Có nơi là người Việt, có nơi là người Hán
Câu 18. Nhà Hán đưa người hán sang nước ta nhằm mục đích gì?
 A. Giúp dân ta xây dựng kinh tế 
 B.Giải quyết dân số nhà Hán đông
 C. Buộc dân ta phải theo pháp luật, phong tục Hán 
 D. Xây dựng tinh thần đoàn kết giữa 2 nước Câu 19: Hai Bà Trưng khởi nghĩa vì:
 A.Trả thù cho Thi Sách 	 
 B. Đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi
 C. Khôi phục lại sự nghiệp của các vua Hùng 
 D. Cả ba lý do trên
Câu 20: Nhà nước Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập vì:
 A. Trưng Trắc được suy tôn làm vua 
 B. Nhà nước không chịu sự chỉ huy của nhà Hán
 C. Vẫn giữ pháp luật của nhà hán 	 
 D. Miễn thuế hai năm cho dân, bãi bổ luật pháp hà khắc và lao dịch 
Câu 21: Tầng lớp nào trong xã hội thời Bắc thuộc sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh giành lại độc lập?
 A. Hào trưởng. B. Nông dân công xã.
 C. Nông dân lệ thuộc. D. Nô tỳ.
Câu 22: Trong thời kỳ Bắc thuộc tầng lớp nào có địa vị và quyền lực cao nhất?
 A. Quan lại, hào trưởng. 
 B. Quan lại, địa chủ người Hán.
 C. Địa chủ người Hán. 
 D. Hào trưởng.
Câu 23: Sau cuộc kháng chiến của An Dương Vương chống Triệu Đà thất bại, dân tộc ta rơi vài tình trạng như thế nào?
 A. Một nghìn năm Bắc thuộc
 B. Một trăm năm Bắc thuộc
 C. Mười nghìn năm Bắc thuộc
 D. Mười năm Bắc thuộc
Câu 24: Năm 34 Tô Định được cử làmThái thú của quận: 
 A. Nhật Nam	 B. Giao Chỉ 	 
 C. Cửu Chân D. châu Giao
Câu 25: Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở:
 A. Ba Vì B. Ninh Bình 
 C. Hát Môn	 D. Thanh Hóa
Câu 26: Những phong tục nào thời Bắc thuộc tổ tiên ta còn được lưu giữ đến ngày nay?
 A. Xăm mình. B. Nhuộm răng.
 C. Làm bánh giầy, bánh chưng. D. Xăm mình.
Câu 27: Phạm vi cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là ở đâu?
 A. Quận Cửu Chân. B. Khắp Giao Châu.
 C. Quận Cửu Chân, Nhật Nam. D. Quận Cửu Chân, Giao Chỉ.
Câu 28: Bộ phận nhân dân cư trú chủ yếu trong các làng xã người Việt thời Bắc thuộc là:
 A. nông dân công xã. B. nô tỳ.
 C. quý tộc. D. hào trưởng Việt.
Câu 29: Nhân dân Giao Chỉ đã có cách ứng xử như thế nào đối với chữ Hán?
 A. Học, vận dụng theo cách riêng của mình.
 B. Áp dụng nguyên chữ viết và tiếng nói của người Hán trong đời sống.
 C. Lấy đó làm ngôn ngữ chính khi giao tiếp.
 D. Bài xích và không chấp nhận loại ngôn ngữ này
Câu 30: Nhà Ngô cử ai sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
 A. Tích Quang.
 B. Nhâm Diên.
 C. Lục Dận.
 D. Sĩ Nhiếp.
Câu 31: Được tin khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi vua Hán có thái độ như thế nào?:
 A. Bình tĩnh, tự tin B. Nổi giận hạ lệnh chuẩn bị kháng chiến 
 C. chuẩn bị lực lượng D. Tập hợp quân
Câu 32: Năm 42 Mã Viện chỉ huy đạo quân tân công ta ở:
 A. Lãng Bạc B. Mê Linh
 C. Hợp phố D. Hát Môn
Câu 33: Năm 43 hai Bà Trưng hy sinh ở:: 
 A. Mê Linh B. Cấm Khê 	
 C. Chí Linh D. Thái Bình
Câu 34: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã:
 A. vẫn giữ nguyên châu Giao.
 B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
 C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản.
 D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao
Câu 35: Câu nói dưới đây của ai?
“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
 A. Trưng Trắc.        B. Triệu Thị Trinh.
 C. Trưng Nhị.          D. Bùi Thị Xuân.
Câu 36: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta cống nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp:
 A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.
 B. Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tẩm...
 C. Cống nộp quả vải.
 D. Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.
Câu 37: Hậu quả chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?
 A. Thôn xóm tiêu điều 
 B. Đất nước xơ xác
 C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển 
 D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng
Câu 38: Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì:
 A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.
 B. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế.
 C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.
 D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chinh chiến ở phương Nam.
Câu 39: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm
 A. 238 B. 248 C. 25 D. 268
Câu 40: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm
A. 541 B. 542 C. 543 D. 544
Câu 41 : Lý Bí lên ngôi hoàng đế
A. Mùa xuân năm 542 B. Mùa xuân năm 543
C. Mùa xuân năm 544 D. Mùa xuân năm 545
Câu 42 : Thế kỉ I Giao Châu gồm mấy quận:
 A. 9 quận B. 7 quận C. 6 quận D. 3quận 
Câu 43 : Thế kỉ III nhà Ngô tách châu Giao thành:
 A. Quảng Châu và Giao Châu 
 B. Giao Châu
 C. Quảng Châu 
 D. Giao Chỉ
Câu 44 : Âu Lạc cũ gồm :
 A. Cửu Chân, Nhật Nam B. Nhật Nam, Giao Chỉ
 C. Giao Chỉ, Cửu Chân D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
Câu 45 : Huyện lệnh là người :
 A. Người Việt B. Người Hán
 C. Người Nhật D. Người Pháp
Câu 46 : Nhà Hán bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế nhưng đặc biệt nhất là loại thuế nào?
 A. Sừng tê B. Sản vật quý hiếm
 C. Ngà voi D. Muối và sắt
Câu 47: Hãy nối thời gian ở cột A vào tên cuộc khởi nghĩa ở cột B cho đúng 
A
B
Đáp án
1.Năm 40
A.Khởi nghĩa Phùng Hưng
1->
2.Năm 542
B.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2->
3.Năm 722
C.Khởi nghĩa Lý Bí
3 ->
4.Năm 776
D.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
4 ->
Câu 48 :Hãy điền những cụm từ: “quân Ngô, cá kình, sóng dữ, gió mạnh ”vào chỗ (...) trong câu nói nổi tiếng của Bà Triệu sao cho chính xác. (1 điểm / mỗi cụm từ điền đúng 0,25 điểm)
 « Tôi muốn cưỡi cơn , đạp luồng ., chém . ở biển khơi, đánh đuổi  giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ! »
Câu 49: Chọn từ đúng để điền vào chỗ chấm
“Một xin rửa sạch .. thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng..
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Dân - này.	B. Nước - chồng.	C. Nước - dân.	D. Nợ - dân.
Câu 50: Vì sao Ngô Quyền chọn khúc sông Bạch Đằng là nơi tiêu diệt quân Nam Hán ?
 A . Hai bờ sông là rừng rậm.
 B.Do ảnh hưởng của thủy triều, lên xuống rất mạnh 
 C.Thuyền của địch to, thuyền của ta nhỏ 
 D. Khi thủy triều lên dòng sông đẹp.
 Câu 51: Đầm Dạ Trạch là địa danh thuộc tỉnh nào?
 A. Hưng Yên B. Hải Dương 
 C. Hà Nội D. Quảng Ninh 
 Câu 52: Ai là người đầu tiên, trong thời kì Bắc thuộc, được phong kiến phương Bắc phong làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ? 
 A. Dương Đình Nghệ B. Phùng Hưng 
 C. Khúc Thừa Dụ D. Mai Thúc Loan 
Câu 53: Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc vì:	
 A. Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ 
 B. Nước ta hoàn toàn bị lệ thuộc vào triều đình phương Bắc. 
 C. Nhân dân ta cam chịu nô lệ. 
 D. Nhân dân ta chịu sự đồng hóa của các triều đình phương Bắ
 Câu 54: Khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, thành lập nên nhà nước nào?
 A. Nhà nước Âu Lạc B. Nhà nước Văn Lang. 
 C. Nhà nước Cham-Pa D. Nhà nước vạn Xuân. 
 Câu 55: Năm 42 vua Hán đã chọn ai để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta? 	
 A. Tiêu Tư B. Mã Viện C.Tô Định D.Trần Bá Tiên
 Câu 56: Điều đau khổ nhất trong mọi điều đau khổ của dân ta khi bị phong kiến Trung Quốc đô hộ là ?
 A. Mất nhà cửa B. Mất nước C. Mất của cải D. Mất người thân
 Câu 57: Bà triệu Thị Tinh sinh ra ở: 
 A.Thanh Hóa B. Nghệ An C. Hưng Yên D. Đông Anh
 Câu 58:Đầu thế kỉ VI triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta là:
 A.Nhà Ngô B. Nhà Hán C. Nhà Lương D. Nhà Đường
 Câu 59: Kinh đô của nước Vạn Xuân ở:
A.Cửa sông Tô Lịch , Hà Nội
B. Việt Trì, Phú Thọ
C. Cổ Loa, Gia Lâm, Hà Nội
D. Thuận Thành, Bắc Ninh 
Câu 60: Thời Bắc thuộc nhân dân ta trong các làng xã:
A.Vẫn sử dụng tiếng nói riêng của tổ tiên
B. Vẫn sinh hoạt theo nếp sống riêng
C. Vẫn giữ phong tục cổ truyền
D.Cả ba nhận định trên đề đúng.
II.TỰ LUẬN:
Câu 1:Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
*Gợi ý:
* Nguyên nhân:	
- Do chính sách áp bức , bốc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
- Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
* Diễn biến :
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
*Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa : 
-Thể hiện tinh thần,ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.Không chịu ách áp bức đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc
Câu 2: Vì sao việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
*Gợi ý:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
Câu 3: Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập.
*Gợi ý:
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương,đóng đô ở Mê Linh.
+ Phong chức tước cho người có công, lập lại chính quyền.
+ Xá thuế cho dân 2 năm liền.
+ Xoá bỏ chế độ lao dịch, luật pháp hà khắc của chính quyền đô hộ.
=> Ổn định tổ chức, phát triển kinh tế và giữ vững độc lập.
Câu 4: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
*Gợi ý:
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh túng quẩn về mọi mặt: 
+ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế hết sức vô lí, cống nạp sản vật quí như sừng tê, ngà voiquả vải và cả những người thủ công giỏi
+ Chúng giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sản xuất của ta và kìm hãm dân ta sản xuất vũ khí chống lại chúng
+ Bắt dân ta phải theo phong tục cảu người Hán, học chữ Hán
- Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là muốn đồng hóa dân tộc ta (Đồng hóa: Chính sách nhằm làm thay đổi lối sống của một dân tộc khác theo lối sống của dân tộc mình)
Câu 4: Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
*Gợi ý:
- Đầu thế kỉ thứ VII, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
Câu 5: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Nguyên nhân nào khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi? Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
*Gợi ý:
- Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
-Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
* Nguyên nhân nào khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
- Cách đánh chủ động, áp đảo.
- Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
*Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
- Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân. 
Câu 6: Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán nào? Điều này có ý nhĩa gì?
*Gợi ý:
*Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán nào? Điều này có ý nhĩa gì?
- Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta vẫn giữ được
 phong tục tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,
 xăm mình, giữ gìn được tiếng nói của tổ tiên,
- Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm thức
 của mỗi người con đất Việt. Chứng minh cho tình yêu đất nước, quê
 hương; dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một 
lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc.
Câu 7: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
*Gợi ý : * Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):
a. Nguyên nhân:
- Do nhà Ngô thống trị nhân dân ta tàn bạo. Nhân dân đói khổ , không chịu được ấp bức bóc lột nặng nề ,nổi dậy đấu tranh
b. Kêt quả:
- Cuộc khởi nghĩa thất bại.
c. Ý nghĩa: 
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta.
Câu 8: Hãy cho biết vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi? Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
 *Gợi ý :
a.Khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
- Cách đánh chủ động, áp đảo.
- Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
b. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
c. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
- Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Câu 9: *Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
*Gợi ý :
- Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. Sau thất bại ở Hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
- Ông cho lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công, đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
Câu 10. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
*Gợi ý :
=>Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương),tổ chức lại chính quyền (550-570).
 -Lý Phật Tử cướp ngôi (571-602) gọi là Hậu Lý nam Đế.
 -Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân,Lý Phật Tử bị vây hãm ở thành Cổ Loa & bị bắt giải về Trung Quốc.
--- CHÚC CÁC BẠN THI TỐT ---
--- HẾT ---
UBNN QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: LỊCH SỬ 6 ( Đề chẵn)
 Năm học 2020- 2021
 Thời gian làm bài: 45phút
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Nhà Hán có chính sách nào để đồng hóa dân ta: 
 A.Tăng cường đưa người Hán sang
 B. Buộc dân ta phải học chữ Hán
 C. Buộc dân ta tuân theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán
 D. cả ba chính sách trên
Câu 2. Sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp được dùng để:
 A. Đổi vật, lấy vật trong làng xóm
 B. cống nạp cho nhà Hán
 	 C. Bán ở chợ làng và cho người nước ngoài
 D. Tự dung
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi hoàn toàn Tô Định đã làm gì?
 A. Hắn bỏ thành, cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước 
 B. Trốn về nước 
 C. Ăn chơi xa xỉ 
 D. tiếp tục cuộc khởi nghĩa
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
 A. Được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng
 B. Nhân dan cả nước phản đối 
 C. Không thu hút được nhân dân tham gia
 D. Dân ta đối phó
Câu 5. Trưng Trắc được suy tôn lấy hiệu là:
 A. Trưng Vương B. Vua
 C. Hoàng đế D. Hùng Vương
 Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm:
 A. Mùa xuân năm 43.	 B. Mùa xuân năm 42.
 C. Mùa xuân năm 41.	 D. Mùa xuân năm 40
Câu 7. Sau khi Hai Bà hi sinh cuộc kháng chiến tiếp tục đến năm:
 A. Năm 43 B. Năm 47
 C. Năm45 D. Năm 49
Câu 8. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng nhân dân ta lập: 
 A. Hơn 300 đền thờ ở khắp nơi B. Hơn 400 đền thờ ở khắp nơi 
 C. Hơn 500 đền thờ ở khắp nơi D. Hơn 200 đền thờ ở khắp nơi 
 Câu 9. Vì sao phong kiến phương Bắc lại muốn đồng hóa dân ta:
Chúng muốn biến nước ta thành quận huyện của trung Quốc 
 B. Để thâu tóm kinh tế nước ta 
 C. Muốn dân ta phải theo phong tục Hán 
 D. Bắt dân ta phải học tiếng Hán
 Câu 10: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của phong kiến Phương Bắc đối với nước ta là: 
 A. Thu thuế. C. Chia nhỏ nước ta. 
 B. Đồng hóa dân tộc ta. D. Lao dịch. 
Câu 11: Thế kỉ I Giao Châu biết:
 A. Cấy lúa 2 vụ B. Cấy lúa 3 vụ
 C. Cấy lúa 11 vụ D. Cấy lúa và cả hoa màu
Câu 12: Những tôn giáo nào được du nhập vào nước ta thời kỳ này?
 A. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo. 
 B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo.
 C. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. 
 D. Nho giáo, Ki-tô giáo, Phật Giáo.
Câu 13:Thế kỷ I đến thế kỷ VI thời kỳ đô hộ nước ta không còn vua quan đô hộ nắm quyền gọi là gì?
 A. Bị lệ thuộc B. Mất tự chủ.
 C. Không còn chủ quyền. D. Bị đô hộ Bắc thuộc.
Câu 14: Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh là vì:
 A. kiểm soát chặt hơn. B. đồng hóa.
 C. Hán hóa Âu Lạc. D. trực tiếp cai quản xuống tận huyện
Câu 15: Việc chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền sắt và đặt chức quan kiểm soát việc khai thác và mua bán sắt nói lên điều gì?
 A. Sự thâu tóm.
 B. Sự vơ vét tàn bạo.
 C. Chính sách thâm độc nhằm hạn chế phát triển sản xuất và quốc phòng ở Giao châu.
 D. Tính độc quyền.
Câu 1 6: Năm 111TCN nhà Hán đã biến nước ta thành các quận của:
 A. Châu Giao B.Châu Ái
 C. Châu Hoàng D. Châu Đức
 Câu 17: Đứng đầu châu và quận là;
 A. Người Hán 	 B. Cả người Hán và người việt
 C. Người Việt 	 D. Có nơi là người Việt, có nơi là người Hán
Câu 18. Nhà Hán đưa người hán sang nước ta nhằm mục đích gì?
 A. Giúp dân ta xây dựng kinh tế 
 B.Giải quyết dân số nhà Hán đông
 C. Buộc dân ta phải theo pháp luật, phong tục Hán 
 D. Xây dựng tinh thần đoàn kết giữa 2 nước Câu 19: Hai Bà Trưng khởi nghĩa vì:
 A.Trả thù cho Thi Sách 	 
 B. Đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi
 C. Khôi phục lại sự nghiệp của các vua Hùng 
 D. Cả ba lý do trên
Câu 20: Nhà nước Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập vì:
 A. Trưng Trắc được suy tôn làm vua 
 B. Nhà nước không chịu sự chỉ huy của nhà Hán
 C. Vẫn giữ pháp luật của nhà hán 	 
 D. Miễn thuế hai năm cho dân, bãi bổ luật pháp hà khắc và lao dịch 
Câu 21: Tầng lớp nào trong xã hội thời Bắc thuộc sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh giành lại độc lập?
 A. Hào trưởng. B. Nông dân công xã.
 C. Nông dân lệ thuộc. D. Nô tỳ.
Câu 22: Trong thời kỳ Bắc thuộc tầng lớp nào có địa vị và quyền lực cao nhất?
 A. Quan lại, hào trưởng. 
 B. Quan lại, địa chủ người Hán.
 C. Địa chủ người Hán. 
 D. Hào trưởng.
Câu 23: Sau cuộc kháng chiến của An Dương Vương chống Triệu Đà thất bại, dân tộc ta rơi vài tình trạng như thế nào?
 A. Một nghìn năm Bắc thuộc
 B. Một trăm năm Bắc thuộc
 C. Mười nghìn năm Bắc thuộc
 D. Mười năm Bắc thuộc
Câu 24: Năm 34 Tô Định được cử làmThái thú của quận: 
 A. Nhật Nam	 B. Giao Chỉ 	 
 C. Cửu Chân D. châu Giao
Câu 25: Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở:
 A. Ba Vì B. Ninh Bình 
 C. Hát Môn	 D. Thanh Hóa
Câu 26: Những phong tục nào thời Bắc thuộc tổ tiên ta còn được lưu giữ đến ngày nay?
 A. Xăm mình. B. Nhuộm răng.
 C. Làm bánh giầy, bánh chưng. D. Xăm mình.
Câu 27: Phạm vi cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là ở đâu?
 A. Quận Cửu Chân. B. Khắp Giao Châu.
 C. Quận Cửu Chân, Nhật Nam. D. Quận Cửu Chân, Giao Chỉ.
Câu 28: Bộ phận nhân dân cư trú chủ yếu trong các làng xã người Việt thời Bắc thuộc là:
 A. nông dân công xã. B. nô tỳ.
 C. quý tộc. D. hào trưởng Việt.
II. TỰ LUẬN: (3 điểm) 
Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)
...
...
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA LỊCH SỬ 6 ( Đề chẵn)
 (Mỗi câu đứng cho 0,25 điểm)
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 
1
D
2
C
3
A
4
A
5 A
6
D
7
A
8
D
9
A
10 B
11
A
12
C
13
D
14 D
15 
C
16
A
17
A
18
C
19
D
20
D
21
A
22
B
23
A 
24
B 
25
C
26
C
27
B 
28
A
II. TỰ LUẬN: (3 điểm) 
Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)
Nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)
-- Về * Nguyên nhân:	
- Do chính sách áp bức , bốc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
- Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
(1,0 điểm)
* Diễn biến :
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
*Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa : 
-Thể hiện tinh thần,ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.
- Không chịu ách áp bức đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc
(0,5điểm)
(0,5điểm)
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ( Đề chẵn)
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Những đổi thay của Âu Lạc từ TKII – TKI TCN
Sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa hai bà
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
nhà Hán, 
Những thay đổi về mặt hành chính, kinh tế nước ta
Phong tục tập quán của nhân dân ta
Chống quân Lương xâm lược
Chính quyền đô hộ hà khắc của nhà Lương
Kế hoạch chống quân Lương
Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng
Ý chí quyết tâm thắng giặc của Hai Bà
Mục đích và kết quả cuộc khởi nghĩa
Số câu
Số điểm
14
3
8
2
1
1
4 
 1
1
3
28 =100%
10 =100%
UBNN QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: LỊCH SỬ 6 ( Đề lẻ)
 Năm học 2020- 2021
 Thời gian làm bài: 45phút
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Nhà nước Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập vì:
 A. Trưng Trắc được suy tôn làm vua 
 B. Nhà nước không chịu sự chỉ huy của nhà Hán
 C. Vẫn giữ pháp luật của nhà hán 	 
 D. Miễn thuế hai năm cho dân, bãi bổ luật pháp hà khắc và lao dịch 
Câu 2: Tầng lớp nào trong xã hội thời Bắc thuộc sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh giành lại độc lập?
 A. Hào trưởng. B. Nông dân công xã.
 C. Nông dân lệ thuộc. D. Nô tỳ.
Câu 3: Trong thời kỳ Bắc thuộc tầng lớp nào có địa vị và quyền lực cao nhất?
 A. Quan lại, hào trưởng. 
 B. Quan lại, địa chủ người Hán.
 C. Địa chủ người Hán. 
 D. Hào trưởng.
Câu 4: Sau cuộc kháng chiến của An Dương Vương chống Triệu Đà thất bại, dân tộc ta rơi vài tình trạng như thế nào?
 A. Một nghìn năm Bắc thuộc
 B. Một trăm năm Bắc thuộc
 C. Mười nghìn năm Bắc thuộc
 D. Mười năm Bắc thuộc
Câu 5: Năm 34 Tô Định được cử làmThái thú của quận: 
 A. Nhật Nam	 B. Giao Chỉ 	 
 C. Cửu Chân D. châu Giao
Câu 6: Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở:
 A. Ba Vì B. Ninh Bình 
 C. Hát Môn	 D. Thanh Hóa
Câu 7: Những phong tục nào thời Bắc thuộc tổ tiên ta còn được lưu giữ đến ngày nay?
 A. Xăm mình. B. Nhuộm răng.
 C. Làm bánh giầy, bánh chưng. D. Xăm mình.
Câu 8: Phạm vi cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là ở đâu?
 A. Quận Cửu Chân. B. Khắp Giao Châu.
 C. Quận Cửu Chân, Nhật Nam. D. Quận Cửu Chân, Giao Chỉ.
Câu 9: Bộ phận nhân dân cư trú chủ yếu trong các làng xã người Việt thời Bắc thuộc là:
 A. nông dân công xã. B. nô tỳ.
 C. quý tộc. D. hào trưởng Việt.
Câu 10: Nhân dân Giao Chỉ đã có cách ứng xử như thế nào đối với chữ Hán?
 A. Học, vận dụng theo cách riêng của mình.
 B. Áp dụng nguyên chữ viết và tiếng nói của người Hán trong đời sống.
 C. Lấy đó làm ngôn ngữ chính khi giao tiếp.
 D. Bài xích và không chấp nhận loại ngôn ngữ này
Câu 11: Nhà Ngô cử ai sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
 A. Tích Quang.
 B. Nhâm Diên.
 C. Lục Dận.
 D. Sĩ Nhiếp.
Câu 12: Được tin khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi vua Hán có thái độ như thế nào?:
 A. Bình tĩnh, tự tin B. Nổi giận hạ lệnh chuẩn bị kháng chiến 
 C. chuẩn bị lực lượng D. Tập hợp quân
Câu 13: Năm 42 Mã Viện chỉ huy đạo quân tân công ta ở:
 A. Lãng Bạc B. Mê Linh
 C. Hợp phố D. Hát Môn
Câu 14: Năm 43 hai Bà Trưng hy sinh ở:: 
 A. Mê Linh B. Cấm Khê 	
 C. Chí Linh D. Thái Bình
Câu 15: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã:
 A. vẫn giữ nguyên châu Giao.
 B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
 C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản.
 D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao
Câu 16: Câu nói dưới đây của ai?
“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
 A. Trưng Trắc.        B. Triệu Thị Trinh.
 C. Trưng Nhị.          D. Bùi Thị Xuân.
Câu 17: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta cống nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp:
 A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.
 B. Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tẩm...
 C. Cống nộp quả vải.
 D. Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.
Câu 18: Hậu quả chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?
 A. Thôn xóm tiêu điều 
 B. Đất nước xơ xác
 C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển 
 D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng
Câu 19: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm
 A. 238 B. 248 C. 25 D. 268
Câu 20: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm
A. 541 B. 542 C. 543 D. 544
Câu 21 : Lý Bí lên ngôi hoàng đế
A. Mùa xuân năm 542 B. Mùa xuân năm 543
C. Mùa xuân năm 544 D. Mùa xuân năm 545
Câu 22 : Thế kỉ I Giao Châu gồm mấy quận:
 A. 9 quận B. 7 quận C. 6 quận D. 3quận 
Câu 23 : Thế kỉ III nhà Ngô tách châu Giao thành:
 A. Quảng Châu và Giao Châu 
 B. Giao Châu
 C. Quảng Châu 
 D. Giao Chỉ
Câu 24 : Huyện lệnh là người :
 A. Người Việt B. Người Hán
 C. Người Nhật D. Người Pháp
Câu 25 : Nhà Hán bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế nhưng đặc biệt nhất là loại thuế nào?
 A. Sừng tê B. Sản vật quý hiếm
 C. Ngà voi D. Muối và sắt
Câu 26: Bà triệu Thị Tinh sinh ra ở: 
 A.Thanh Hóa B. Nghệ An C. Hưng Yên D. Đông Anh
 Câu 27:Đầu thế kỉ VI triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta là:
 A.Nhà Ngô B. Nhà Hán C. Nhà Lương D. Nhà Đường
 Câu 28: Kinh đô của nước Vạn Xuân ở:
A.Cửa sông Tô Lịch , Hà Nội
B. Việt Trì, Phú Thọ
C. Cổ Loa, Gia Lâm, Hà Nội
D. Thuận Thành, Bắc Ninh 
II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
...
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA LỊCH SỬ 6 ( đề lẻ)
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn câu trả lời đúng.
(Mỗi câu đứng cho 0,25 điểm)
 1
 D
 2
A
 3
 B
 4 
A
5 B
6
 C
7
 C
8
 B
9 
A
10 A
11
C
12
B 
13
A
14 B
15 A
16
B
17
B
18
D
19
B
20
B
21
C
22
A
23
A
24
B 
25
D
26
A
27
C
28
A
II. TỰ LUẬN: (3 điểm)
 Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)
Nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)
-- Về * Nguyên nhân:	
- Do chính sách áp bức , bốc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
- Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
(1,0 điểm)
* Diễn biến :
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi ng

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_6_nam_hoc_2020_20.doc