Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Bài học: Định luật về công

Hoạt động 1: Khởi động

 (1) Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công - Dạy học khám phá

 Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Bảng kiểm

 

docx 6 trang phuongnguyen 20280
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Bài học: Định luật về công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Bài học: Định luật về công

Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Bài học: Định luật về công
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 
VẬT LÝ 8
Thời lượng: 01 tiết
Giáo viên: 	
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực khoa học tự nhiên
Hiểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống 
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
Đối với cả lớp: Ròng rọc, Giá treo, Thước, Quả năng 200g, Lực kế. 
2. Học sinh: 
- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 16
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
(STT YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động
(1)
Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công
- Dạy học khám phá
Phương pháp: Quan sát
Công cụ: Vấn đáp
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(1)
(2)
(3)
Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm
Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS
Công cụ: Bảng kiểm
Hoạt động 3: Luyện tập 
(1)
(3)
GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
Bài 2: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?
A. 1        B. 2        C. 3        D. 4
Bài 3: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:
Cách 1: Kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.
Cách 2: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần.
B. Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.
C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.
D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.
Bài 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.
B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.
C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.
D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.
Bài 5: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?
A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.
B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.
C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.
- Dạy học giải quyết vấn đề, DH theo nhóm
Phương pháp: Vấn đáp
Công cụ: Câu hỏi
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng
(4)
Sưu tầm hình ảnh (kể tên) các công việc trong thực tế có sử dụng máy cơ đơn giản, tác dụng của máy cơ đó?
DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề
Phương pháp: Quan sát
Công cụ: Thang đo
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Bảng kiểm 
2. Thang đo
3. Câu hỏi 
IV. Xây dựng chi tiết
Bảng kiểm
Yêu cầu
Xác nhận
Có
Không
Có biết sử dụng công cụ TN không
Có thực hiện được thí nghiệm
Thí nghiệm có thành công không
Vệ sinh sau khi làm TN không 
Có nêu ra được hiện tượng sau TN ko
2. Thang đo
Biểu hiện
Đánh giá
(thang điểm 10)
- Tìm được 01 công việc đúng
3 điểm
- Tìm được 02 công việc đúng
5 điểm
- Tìm được từ 03 công việc đúng trở lên
7 điểm
- Giải thích được tác dụng của máy cơ đúng 
1 điểm
- Giải thích được tác dụng của máy cơ đúng và rành mạch
3 điểm

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_vat_ly_8_bai_hoc_dinh_luat_ve_cong.docx