Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản

- Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm nhân vật trong truyện, nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép; chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.

- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.

- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác

 

docx 318 trang phuongnguyen 24801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II

Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Học kì II
NHÓM SOẠN BÀI 6
Bài
Nội dung soạn
Tên người soạn
Địa chỉ
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
Gió lạnh đầu mùa
Nguyễn Thị Hải Hậu
Trường THCS Võ Trường Toản – TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tuổi thơ tôi
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
THCS Nguyễn Văn Linh – TP. Vũng Tàu
Viết
Con gái của mẹ
Lê Thị Hồng Thơm
THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Long Điền – Tỉnh BR - VT
Thực hành tiếng Việt
Chiếc lá cuối cùng
Nguyễn Thị Linh Phương
Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương - Gia Lai.
Noí và nghe
Ôn tập
Ngày soạn:  
 Ngày dạy:.
TUẦN ..
Bài 6
 ĐIỂM TỰA TINH THẦN
(12 tiết)
 I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản
- Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được đặc điểm nhân vật trong truyện, nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép; chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.
- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
3. Về phẩm chất: 
- Biết yêu thương và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Đứa bé” suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Nội dung của bài hát: hát về tình yêu thương, bao bọc, che chở của mọi người .
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
- Tri thức ngữ văn (truyện; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; dấu ngoặc kép).
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:
? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:
? Điểm tựa tinh thần là gì?
? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
- Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.
- Đọc phần tri thức Ngữ văn.
- Thảo luận cặp đôi.
GV:
- Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát.
- Theo dõi, hỗ trợ HS.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ,chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc 
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. 
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. Đọc văn bản
Văn bản (1)
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
 -Thạch Lam-
 1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Thạch Lam.
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
1.2 Về năng lực: 
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và biết quan tâm,chia sẻ với những hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống.
1.3 Về phẩm chất: 
- Nhân ái, biết yêu thương mọi người.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Thạch Lam và văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó?.
Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Hành động 
Ý nghĩa
.. 
Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?
+ Phiếu số 2:
Hoàn cảnh của Hiên và những đứa trẻ nghèo
Khung cảnh: 
Dáng vẻ:
+ Phiếu số 3:
Hai người mẹ
Mẹ Hiên: 
Mẹ Sơn:
+ Phiếu học tập số 4
Nghệ thuật
Nội dung
 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã từng thấy ai ở trong hoàn cảnh khó khăn chưa? Lúc đó em và mọi người có thể làm gì để giúp đỡ họ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ai trong chúng ta cũng có lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Khi ta giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ, cả người cho và người nhận đều cảm thấy được tình yêu thương. Tình yêu thương là một điều kỳ diệu. Nó giúp nuôi dưỡng và sưởi ấm tâm hồn chúng ta. Trong bài học Yêu thương và chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vb Gió lạnh đầu mùa.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Thạch Lam (1910 1942) 
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh.
- Quê quán: Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu.
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục)
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
?Em hãy nêu phương thức biểu đạt và thể loại của VB.
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
Người kể chuyện: ngôi thứ ba;
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;
- Thể loại: truyện ngắn;
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên chiếc áo;
+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Nhân vật Sơn và Lan
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được hoàn cảnh gia đình của Sơn
- Suy nghĩ và tình cảm của chị em Sơn với những đứa trẻ nghèo.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm hoặc 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3 (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Nhóm I: Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó?
Nhóm II: Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Nhóm III: Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
Nhóm IV: Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới , Số 4 tạo thành nhóm IV mới & giao nhiệm vụ mới: 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu 
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
- Gia cảnh: sung túc
+ Có vú già;
+ Cách xưng hô: 
-Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng;
-Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu
- Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn.
Ý nghĩa: Hành động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.
-Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách. 
+Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. 
+Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.
- Hành động đòi áo của Sơn rất ngây thơ, trẻ con lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy. 
Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được chi tiết miêu tả không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác.
- Thấy được dáng vẻ của Hiên và những đứa trẻ khác .
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
1. Không gian xung quanh khi Sơn và chị Lan đi chơi với những đứa trẻ khác được miêu tả như thế nào?
2. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc như thế nào? Chúng có thích chơi với Sơn và chị Lan không? Chúng có dám chơi cùng không? Tại sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
- Không gian/ khung cảnh
+ Yên ả, vắng lặng nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.
- Dáng vẻ:
+ Hiên và những đứa trẻ khác ăn mặc phong phanh, rách rưới, vá víu, không đủ ấm. Chúng rất thích chơi với Sơn và Lan nhưng chúng không dám thái quá.
3.Mẹ của Sơn và mẹ của Hiên
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được chi tiết miêu tả thái độ của mẹ Hiên khi biết Sơn cho áo.
- Thấy được sự nhân hậu của mẹ Sơn đối với các con và Hiên .
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ:
1. Tìm những chi tiết thể hiện thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo? Qua đó, em thấy mẹ Hiên là người như thế nào?
2. Em có nhận xét gì về cách cư xử của mẹ với Sơn? Qua đó, em thấy mẹ Sơn là người như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
a. Mẹ của Hiên 
Thái độ và hành động của mẹ Hiên:
+ Khép nép, nói tránh: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ” Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;
=>Mẹ Hiên là người khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ.
b. Mẹ của Sơn
- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.
=>Với các con vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương, vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp theo bàn
- Phát phiếu học tập số 4
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
2. Nội dung
Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
2.1 Viết kết nối với đọc
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Hs viết được đoạn văn nêu lên được cảm nghĩ của mình về nhân vật trong truyện.
b) Nội dung: Hs viết đoạn văn
c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Cho hs xem đoạn video, hoặc hình ảnh về sự chia sẻ yêu thương với những em bé vùng cao khó khăn. Từ đó cho hs nêu lên những cảm xúc của mình. Cuối cùng liên hệ viết đoạn văn.
 Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đọan văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn
B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
VĂN BẢN 2: TUỔI THƠ TÔI
	Nguyễn Nhật Ánh 
 	I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
- Chi tiết tiêu biểu trong truyện.
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
- Tính chất của truyện được thể hiện trong văn bản “Tuổi thơ tôi”.
2. Về năng lực: 
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngoại hình,cử chỉ, hành động, suy nghĩ của các nhân vật: tôi, Lợi, các bạn. 
- Rút ra bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhân được gợi ra từ văn bản.
3. Về phẩm chất: 
- Trách nhiệm: biết nhận và sửa lỗi sai của mình; biết làm chỗ dựa cho người khác khi họ gặp khó khăn, tổn thương
- Nhân ái: biết yêu thương, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và văn bản “Tuổi thơ tôi”
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Điền từ và đánh dấu ü vào ô thích hợp)
Nhân vật
Nhân vật được xây dựng thông qua
Thể loại
Tên nhân vật
Chính
Phụ
Ngoại hình 
Ngôn ngữ 
Hành động 
Ý nghĩ 
1.
2.
3
4.
Ấn tượng chung sau khi đọc văn bản
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ứng xử của các bạn 
Ứng xử của thầy Phu 
Khi dế lửa sống
..
..
Khi dế lửa chết
..
.
Em có suy nghĩ gì về:
Ý nghĩa của con dế?.................................................................................................
Hành động của các bạn và thầy Phu?..................................................................
Tính cách của các nhân vật?..................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung: 
GV hướng dẫn HS chia sẻ về lần vô ý làm người khác tổn thương và dán vào bảng phụ Gv đã chuẩn bị
c. Sản phẩm: Câu trả lời trong tờ note của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập
Gv đặt câu hỏi: Trong cuộc sống đôi khi vì vô ý mà ta vô tình làm tổn thương người khác. Em đã khi nào rơi vào trường hợp ấy chưa? Hãy chia sẻ về một lần như thế.
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân: hồi tưởng, ghi câu trả lời ra giấy Note
Báo cáo/ Thảo luận
HS dán giấy Note vào bảng phụ mà GV chuẩn bị
Kết luận/ Nhận định
GV đọc phần chia sẻ của một số bạn và dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết thể loại, chủ đề của truyện “Tuổi thơ tôi”.
- Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm “Tuổi thơ tôi” ( Xuất xứ, thể loại, ngôi kể,).
- Nêu được các sự việc chính trong văn bản.
b. Nội dung: GV cho HS đọc văn bản, tham gia trò chơi Giải mật mã và trả lời câu hỏi phát vấn .
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.	
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK/ T15 và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Nhật Ánh (1955), quê Quảng Nam
- Là nhà văn thường viết về đề tài thiếu nhi, được mệnh danh là nhà văn tuổi thơ
- Những tác phẩm: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản đúng giọng điệu và trao đổi với bạn dự đoán của bản thân về tình huống sau khi đọc mỗi phần của văn bản
- GV yêu cầu HS điền phiếu học tập số 1.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân 02 phút sau đó đọc và lắng nghe theo sự hướng dẫn của GV, tiếp tục thảo luận cặp đôi điền phiếu số 1 và trình bày.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong: Sương khói quê nhà
- Thể loại: Truyện ngắn
- Nhân vật: Lợi (chính), tôi, bạn của tôi và Lợi, thầy Phu, con dế lửa
- Sự việc chính:
(1) Lợi luôn chỉ nghĩ đến chuyện thu vén cá nhân, chỉ làm khi có lợi ích
(2) Lợi bắt được con dế lửa và giữ khư khư, không đổi cho bất kì ai
(3) Lũ bạn đâm ghét Lợi, bày trò khiến Lợi phải nộp con dế lửa cho thầy Phu
(4) Con dế lửa bị chết khiến Lợi và đám bạn thảng thốt
(5) Lợi cùng các bạn chôn con dế, thầy Phu xin lỗi Lợi
II. Đọc - hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được những chi tiết độc đáo, gây ấn tượng trong văn bản truyện “Tuổi thơ tôi”.
- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết độc đáo trong việc xây dựng tính cách nhân vật.
- Nêu được suy ngẫm của bản thân về cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
b. Nội dung: 
- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép.
- HS làm việc nhóm và cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung sau khi theo dõi phần trình bày.
c. Sản phẩm: 
- Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu 
- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3 (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu riêng của mỗi vòng:
Nhóm 1,2: Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để gợi lên tính cách của Lợi.
Nhóm 3,4: Tìm chi tiết thể hiện phản ứng của Lợi khi dế lửa chết.
Nhóm 5, 6: Tìm những chi tiết cho thấy đám tang dế lửa đã được cử hành trang trọng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Lợi 
* Giới thiệu: Là “trùm sò”, chỉ lo “thu vén cá nhân”
* Hành động:
- Khi có dế lửa: Nghênh nghênh; quyết không đổi
- Khi dế lửa chết:
+ Khóc rưng rức khi nhận hộp diêm chứa con dế lửa méo mó từ tay thầy
+ Mải khóc, mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng
+ Tổ chức đám tang trang trọng cho dế
* Tính cách: Tinh nghịch, biết tính toán, nhân hậu.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng mảnh ghép
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới.
 - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
1. Cách ứng xử của bạn học và thầy Phu:
- Khi dế lửa còn sống.
- Sauk hi dế lửa chết.
2. Em có suy nghĩ gì về:
- Ý nghĩa của con dế.
- Hành động của các bạn và thầy Phu.
- Tính cách của các nhân vật. 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS Thảo luận, trao đổi để hoàn thành phiếu học tập.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
2. Các nhân vật khác:
a. “Tôi” và các bạn:
- Khi dế lửa sống:
+ Gạ đổi dế không được à Ghét à Tìm cách “hạ” Lợi 
+ Làm con dế nổi quạu, gáy inh ỏi à Thầy tịch thu
- Khi dế lửa chết:
+ Lòng chùng xuống, tan nát cõi lòng à Hối hận
+ Dến dự đám tang, im lìm, buồn bã, trang nghiêm
+ “Tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức
+ Cả nhóm lấp đất lên mộ dế
à Tính cách: Sốc nổi, biết hối lỗi; là những cậu bé hồn nhiên, nhân hậu
b. Thầy Phu: 
- Khi dế lửa sống:
+ Giận dữ, tịch thu con dế (Vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của cả lớp)
- Khi dế lửa chết:
+ Áy náy, xin lỗi Lợi vì lỡ đè bẹp hộp đựng dế
+ Dến dự đám tang, đứng lặng yên bên “đám tang”
+ Đặt lên mộ một vòng hoa tím
+ Buồn buồn xin lỗi “Đừng giận thầy nghe con.”
à Tính cách: Người thầy mẫu mực, biết nhận lỗi, làm gương cho học trò
c. Con dế:
- Nhân vật gây ra sự xa cách, chia rẽ Lợi và đám bạn 
- Nhân vật gắn kết Lợi và đám bạn.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:
? Theo em sự thay đổi trong trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện ntn?
? Từ đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất).
GV: Theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
3. Bài học ứng xử 
- Phải biết cảm thông, thấu hiểu, không làm tổn thương người khác vì sự đố kị, hay vô ý của mình
- Phải biết tha thứ khi người khác đã nhận ra lỗi lầm và xin lỗi, sửa lỗi 1 cách chân thành.
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: 
- Thấy được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Tuổi thơ tôi
b. Nội dung: 
- GV cho HS trả lời câu hỏi đàm thoại
c. Sản phẩm: 
 - Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Gv đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời
? Em hãy khái quát nội dung của văn bản ‘Tuổi thơ tôi”
? Văn bản có nét đặc sắc nghệ thuật nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ
GV theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: trả lời câu hỏi, HS khác nghe và bổ sung (nếu chưa đầy đủ)
GV:Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức tổng kết.
III. Tổng kết
1/ Nội dung
- Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ với những day dứt của nhà văn về một người bạn với chú dế lửa
- Bài học về lòng đố kị, cư xử tránh làm tổn thương người khác
- Trân trọng tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, vụng dại
2/ Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo
 - Xây dựng nhân vật sinh động qua hành động cử chỉ.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số yếu tố cơ bản của văn bản truyện
- Xác định các yếu tố ấy trong văn bản Tuổi thơ tôi
b. Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Nhanh như chớp 
c. Sản phẩm: 
 - Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
a.Giao nhiệm vụ học tập:
GV nêu các câu hỏi trong trò chơi Nhanh như chớp
? Chủ đề của văn bản truyện là gì?
? Chi tiết tiêu biểu trong văn bản truyện có đặc điểm gì?
? Chi tiết tiêu biểu nhất trong văn bản “Tuổi thơ tôi” là chi tiết nào?
? Thông điệp mà nhà văn Nguyễn gửi gắm qua văn bản “Tuổi thơ tôi” là gì?
b.Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ trả lời cá nhân
c. Báo cáo thảo luận
GV mời 1 -2 học sinh trả lời
d. Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt lại các yếu tố cơ bản của văn bản truyện
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống thực tiễn 
b. Nội dung: 
- GV cho HS trả lời câu hỏi 
c. Sản phẩm: 
 - Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
a. Giao nhiệm vụ học tập:
GV nêu nhiệm vụ:
? Em có hài lòng với cách ứng xử của mình khi từng có lần làm tổn thương người khác không? Nếu không hãy đưa ra một cách ứng xử khác tinh tế hơn.
b. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ trả lời cá nhân
c. Báo cáo thảo luận
GV mời 1 -2 học sinh trả lời
Kết luận, nhận định
GV nhận xét 
Ngày soạn:  Ngày dạy:.
TUẦN ..
Bài 6
ĐIỂM TỰA TINH THẦN
Văn bản (3)
CON GÁI CỦA MẸ
 - Theo Thái Bá Dũng, Báo Tuổi trẻ – 
 I. MỤC TIÊU
1 Về kiến thức: 
- Hiểu được nội dung của văn bản thông tin.
- Tìm được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề của văn bản.
2 Về năng lực: 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhân được gợi ra trong văn bản
bản thân.
3 Về phẩm chất: 
- Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm sẻ chia...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh, video clip

File đính kèm:

  • docxke_hoach_boi_duong_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_ii.docx