Kĩ năng làm đề Đọc hiểu Ngữ văn 9

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể là ai?

TD: + Người kể là nhân vật chính trực tiếp tham gia nên câu chuyện có tính chân thực, khách quan

 + Có thể điều chỉnh nhịp kể linh hoạt

 + Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc

 + Những suy nghĩ, diễn biến tâm lí được bộc lộ chân thực và sâu sắc hơn.

Truyện được kể theo ngôi thứ ba:

TD: + Câu chuyện có tính chân thực, khách quan

 + Không gian truyện được mở rộng

 + Người kể có thể đan xen những suy nghĩ, bình luận giúp câu chuyện sinh động hơn.

Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy ? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?

 

docx 21 trang phuongnguyen 23/07/2022 27342
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kĩ năng làm đề Đọc hiểu Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng làm đề Đọc hiểu Ngữ văn 9

Kĩ năng làm đề Đọc hiểu Ngữ văn 9
 KĨ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỌC – HIỂU VÀO 10 
A. Các câu hỏi nhỏ 
I. Phần Truyện 
STT
Dạng câu hỏi
Cách trả lời
1
Cho biết HCST 
- Nêu đủ hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm sáng tác
+ Hoàn cảnh đất nước (Chiến tranh hay sau khi giành độc lập, gắn với sựu kiện nào..?)
+ Hoàn cảnh tác giả
2
Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy ? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể là ai?
TD: + Người kể là nhân vật chính trực tiếp tham gia nên câu chuyện có tính chân thực, khách quan
 + Có thể điều chỉnh nhịp kể linh hoạt 
 + Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc
 + Những suy nghĩ, diễn biến tâm lí được bộc lộ chân thực và sâu sắc hơn.
Truyện được kể theo ngôi thứ ba:
TD: + Câu chuyện có tính chân thực, khách quan
 + Không gian truyện được mở rộng 
 + Người kể có thể đan xen những suy nghĩ, bình luận giúp câu chuyện sinh động hơn.
Truyện được kể theo ngôi thứ ba, chọn điểm nhìn trần thuật là 1 nhân vật trong truyện(chỉ rõ là nhân vật nào?)
 + Điểm nhìn trần thuật là người chứng kiến hoặc nhân vật chính nên câu chuyện có tính chân thực, khách quan
 + Có thể điều chỉnh nhịp kể linh hoạt 
 + Những suy nghĩ, diễn biến tâm lí được bộc lộ chân thực và sâu sắc hơn(Điểm nhìn trần thuật là nhân vật chính)
 + Có thể đan xen những suy nghĩ, bình luận giúp câu chuyện sinh động hơn(Điểm nhìn trần thuật là người chứng kiến)
VD1. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? 
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất 
- Tác dụng: 
+ Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, làm cho câu chuyện chân thực hơn 
+ Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
VD2. 
* Ngôi kể: Ngôi thứ ba, người kể là người kể giấu mình.
- Tác dụng: Là người kể biết hết mọi chuyện, mọi suy nghĩ của các nhân vật nên cùng một lúc có thể kể chuyện diễn ra với nhiều nhân vật
* Điểm nhìn: Từ các nhân vật khác nhưng chủ yếu đặt vào nhân vật ông họa sĩ.
- Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.
- Trong đó điểm nhìn chủ yếu đặt vào nhân vật ông họa sĩ. Tác dụng:
+ Tăng tính khách quan cho lời kể.
+ Ông họa sĩ là người làm về nghệ thuật lại từng trải cho nên sự nhìn nhận đánh giá về anh thanh niên sẽ đúng đắn và sâu sắc hơn, từ đó giúp cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
3
- Nêu tình huống truyện 
( tình huống truyện có gì đặc biệt). Xây dựng tình huống truyện như vậy có tác dụng gì? 
- Đoạn trích nằm ở tình huống nào của truyện? 
( Câu hỏi thường có Trong truyện có 2 tình huống. Căn cứ vào nội dung và bố cục của truyện để trả lời?)
- Nêu rõ tình huống: tình cờ, éo le, kịch tính( chú ý truyện có 2 tình huống).
- Tác dụng: 
+ TH tình cờ: Vẻ đẹp nhân vật hiện lên tự nhiên, khách quan, chân thực 
+ TH éo le: Làm nổi bật, sâu sắc hơn tình cảmCa ngợi tình cảm.. trong hoàn cảnh éo le
+ TH kịch tính: Đặt nhân vật vào những thử thách, xung đột , mâu thuẫn nội tâm, đấu tranh tâm lí để thử thách nhân vật và thể hiện rõ tình cảm của nhân vật, làm rõ chủ đề.
VD1. Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn LLSP là xây dựng tình huống truyện. Hãy nêu tình huống cơ bản của truyện ngắn này và ý nghĩa của tình huống đó.
GY: 
– Tình huống cơ bản của truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát của mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.
– Ý nghĩa: 
+ Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính (anh thanh niên) một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. 
+ Từ đó, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ.
VD2. Tình huống cơ bản của truyện ngắn Làng là gì? Nêu ý nghĩa của tình huống đó?
- Tình huống cơ bản của truyện: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
- Ý nghĩa tình huống: bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai
Tình huống truyện:
 Truyện ngắn đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
- Tình huống thứ nhất: hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
- Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tất cả tình yêu thương mà mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái
=> Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con
- Câu hỏi thường có Trong truyện có 2 tình huống. Căn cứ vào nội dung và bố cục của truyện để trả lời?
VD: Cho đoạn trích sau:
 “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.”
 (Trích: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
? Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề của tác phẩm?
GY: 
- Đoạn trích nằm ở tình huống thứ nhất: Hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách mới được gặp nhau nhưng bé Thu không chịu nhận cha (vì cái thẹo trên mặt), đến khi em nhận cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi (Đây là tình huống cơ bản của truyện)
- Ý nghĩa: thể hiện rõ tình cảm yêu thương cha mãnh liệt của bé Thu 
- Chi tiết “Vết thẹo dài trên má” có ý nghĩa:
 + Tạo sự thắt nút mở nút trong câu chuyện: làm cho Thu không nhận ra ba. Sau đó Thu nhận ra ba, hiểu rõ về nỗi đau mà người ba phải chịu đựng. 
+ Bộc lộ chủ đề: ca ngợi tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
VD2. Cho đoạn trích sau:
“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy.Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng.Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo  Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
Thầy nó ngủ rồi à ?
Gì ?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
Tôi thấy người ta đồn 
Ông lão gắt lên:
Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.”	
(Trích Làng – Kim Lân)
? Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?
- Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống sau khi ông Hai bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Ý nghĩa: Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở ông Hai.
4. 
Giải thích nhan đề 
- Nhan đề có gì đặc biệt và dụng ý của tác giả là gì?
- Ý nghĩa tả thực, ý nghĩa khái quát và ý nghĩa ẩn dụ?
- Làm rõ cho chủ đề VB
VD. Giải thích ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà. (1 điểm)
 Ý nghĩa nhan đề “Chiếc lược ngà”:
- Kỉ vật của ông Sáu dành cho con. 
- Là biểu tượng, kết tinh của tình cha con, tình đồng chí. 
- Góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện.
5. 
Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật 
- Hoàn cảnh sống: ghi theo đúng trong truyện 
+ 
+
=> nhận xét về hoàn cảnh sống 
- Công việc : ghi theo đúng trong truyện 
+ 
+
=> nhận xét tính chất công việc, để hoàn thành công việc nhân vật cần có các phẩm chất gì?
VD: Trong tác phẩm của mình, Lê Minh Khuê viết:
“Tôi thích nhiều bài. Những bài hát hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca- chiu- sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”
? Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Trình bày hoàn cảnh sống và chiến đấu của nhân vật đó.
GY: Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật Phương Định 
Hoàn cảnh sống và công việc:
- Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Công việc: trinh sát mặt đường
+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, quan sát địch ném bom
+ Đo khối lượng đất đá cần san lấp ở những hố bom, phá những quả bom chưa nổ.
-> Gian khổ, nguy hiểm.
6
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật 
- Xây dựng tình huống truyện 
- Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật có tác dụng ntn
- Sử dụng các kiểu câu, các BPNT để góp phần miêu tả hoàn cảnh và tâm lí nhân vật 
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hình, nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ (chú ý ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm..)
=> Nhận xét về hoàn cảnh sống, tính chất công việc
=> Phẩm chất, tính cách nhân vật
VD 1. 
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
* Nhận xét về nghệ thuật miêu tà tâm lí nhân vật của tác giả:
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua suy nghĩ, hành động tinh tế.
- Sử dụng nhiều câu trần thuật ngắn, câu rút gọn ...
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Ngôi kể thứ nhất và ngôn ngữ độc thoại nội tâm
=> Diễn tả tính chất công việc nguy hiểm, không khí căng thẳng nơi cao điểm.
=> Phẩm chất anh hùng trong chiến đấu của cô gái trẻ. 
VD2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả?
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
+ Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
+ Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. 
- Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Những điểm nổi bật trong ngôn ngữ của tác phẩm:
+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ gần với lời ăn tiếng nói của người nông dân
+ Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ 3)
+ Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mạng đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
VD3. Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện:
1. Truyện ngắn chiếc lược ngà là tiêu biểu cho đặc điểm trần thuật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Điều tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện là tác giả đã xây dựng được một tình huống hết sức chặt chẽ, hấp dẫn xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lí. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng thoải mái, tự nhiên với giọng điệu thân mật, dân dã
2. Tác giả đã lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Đồng thời tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là tâm lí của nhân vật trẻ em rất tinh tế. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm, tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người và tình người
3. Ngôi kể: Tác giả đã kể chuyện từ nhân vật “tôi” (bác Ba) – người bạn thân chiến đấu của ông Sáu, một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này tạo được giọng điệu kể chuyện thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi với người đọc, khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật. Câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể. 
7.
Xác định biện pháp nghệ thuật, BPTT, kiểu câu, sử dụng từ ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?
- Gọi tên, chỉ rõ 
- Tác dụng chung : 
+ Các BPTT: tạo cách diễn đạt sinh động giàu hình ảnh, gần gũi
 + Điệp ngữ, liệt kê: tạo nhịp điệu
+ Câu rút gọn: Truyền đạt thông tin nhanh 
+ Câu văn ngắn: Tạo nhịp điệu nhanh
- Tác dụng riêng : nhấn mạnh, phù hợp với việc 
+Thể hiện hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ntn
+ Thể hiện tâm lí hoặc phẩm chất gì của nhân vật 
VD1. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ”
? Việc sử dụng những câu văn với dấu phẩy liên tiếp trong đoạn văn có tác dụng gì?
=> Đoạn văn sử dụng những câu văn với dấu phẩy liên tiếp tạo ra nhịp văn nhanh, phù hợp với việc miêu tả không khí khẩn trương, căng thẳng, nguy hiểm nơi chiến trường.
VD2. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong câu văn: “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
GY:
- Các biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ “hôn”.
+ Liệt kê: “tóc”, “cổ”, “vai”, “vết thẹo dài bên má của ba”.
- Tác dụng: 
+ Nhấn mạnh sự xúc động mãnh liệt, tình yêu thương sâu nặng của bé Thu đối với ba.
+ Thể hiện sự ân hận, hối lỗi của Thu đối với ba vì đã có những
 cử chỉ, hành động không đúng với ông Sáu.
VD3:Biện pháp tu từ gì đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó?
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...”
Nghệ thuật: 
+ Nhân hóa 
+ So sánh 
à Diễn tả chân thực, rõ nét sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
à Nổi bật công việc đầy khó khăn, gian khổ của anh thanh niên
8
Đoạn trích là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua đoạn trích hoặc qua câu nói em hiểu nhân vật là người như thế nào?
VD 1. Đọc đoạn trích sau:
... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...
(SGK, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2005, Trang 183,184)
Đoạn văn là lời của nhân vật nào, nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào ? Những tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật? 
Gợi ý:
 Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên ở trạm khí tượng thủy văn được nói ra trong hoàn cảnh: anh đang kể cho ông họa sĩ về công việc của mình.
Qua những tâm sự đó giúp em hiểu về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và làm việc nhiều khó khăn:
+ Sống: một mình trên đỉnh núi cao (cả mưa tuyết, gió tuyết)
+ Công việc: “nửa đêm phải chui ra khỏi chăn, xách đèn ra vườn” để lấy những con số đo mưa, đo nắng, đo gió phục vụ công việc dự báo thời tiết.
-> Sống trong nỗi cô đơn và hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống.
-> Công việc vất vả, nhiều gian khổ.
- Điểm đặc biệt trong hoàn cảnh sống và làm việc cuả anh thanh niên:
+ Hoàn cảnh sống: Cô độc, một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Sống trong nỗi cô đơn thường trực nên lúc nào anh cũng có cảm giác thèm người.
+ Công việc: đòi hỏi lòng kiên trì, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ và chính xác.
VD 2. Cho đoạn văn sau: “ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm.Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.Tôi tiêm cho Nho.Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.chị Thao luẩn quẩn bên ngoài lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc”
( Trích Ngữ văn 9/ tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
? Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai? Được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật?
Nhân vật Phương Định
Hoàn cảnh: Sau 1 lần đi phá bom. Nho bị thương
Nét đẹp: Tình cảm đồng đội gắn bó sâu nặng- sự quan tâm	
9
Câu hỏi phân loại câu theo cấu tạo hoặc theo mục đích nói
VD1. “Tôi thích nhiều bài. Những bài hát hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca- chiu- sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”.
Xét về cấu tạo, câu Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...” thuộc kiểu câu nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó.
- Câu Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...” là câu rút gọn.
- Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn và tránh lặp từ xuất hiện ở câu trước.
VD2. “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
? Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu nào? Việc sử dụng kiểu câu đó có tác dụng gì? 
HS nêu được :
- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đã cho thuộc kiểu câu rút gọn.
- Tác dụng: 
+ Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn và tránh lặp từ
 xuất hiện ở câu trước.
+ Tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trườn
VD3.Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu “Rét, bác ạ” thuộc loại câu gì? Vì sao anh thanh niên lại sử dụng loại câu ấy? (0,5đ)
- Câu đặc biệt 
- Tác dụng: + góp phần làm nổi bật cái giá lạnh của thời tiết
 + điều kiện làm việc khó khăn, khắc nghiệt...
VD4: Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
Xét theo mục đích nói, câu văn: “Nhanh lên một tí!” thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng nhiều câu văn ngắn trong đoạn trích trên có tác dụng như thế nào?
HS nêu đúng: 
- Xét theo mục đích nói, câu văn đó là câu cầu khiến.
- Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nhiều câu văn ngắn: 
+ Gợi tả sự căng thẳng, nguy hiểm của công việc phá bom nơi chiến trường. 
+ Gợi tả tâm trạng của Phương Định: lo lắng và như đang tự thúc giục mình có hành động khẩn trương hơn khi phá bom.
10. Câu hỏi lựa chọn 
 Có ý kiến cho rằng: Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách nhân vật. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Đồng ý với ý kiến. Vì:
+ Trước khi nhận ông Sáu là ba: Thu ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Tuy nhiên, hành động này lại thể hiện tình yêu cha thắm thiết: Thu chỉ dành tình cảm khi biết đó là người ba đích thực của nó. 
+ Sau khi nhận ông Sáu là ba: Thu cất tiếng gọi ba, bé ôm, hôn, siết chặt lấy ba, không muốn ba đi. Tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
2. Phần thơ 
STT
Dạng câu hỏi
Cách trả lời
1
Cho biết HCST và ý nghĩa của HCST với việc thể hiện chủ đề bài thơ?
- Nêu đủ hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm sáng tác
+ Hoàn cảnh đất nước (Chiến tranh hay sau khi giành độc lập, gắn với sựu kiện nào..?)
+ Hoàn cảnh tác giả
- Ý nghĩa của HCST với việc thể hiện chủ đề bài thơ: Bám vào hoàn cảnh của tác giả và chủ đề VB để lý giải 
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Tháng 11/1980
+ Đất nước, đang xây dựng cuộc sống mới với rất nhiều khó khăn, thử thách
+ Sáng tác không lâu trước khi tác giả qua đời
- HCST có ý nghĩa trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm:
+ Dù nhà thơ đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả không hề có chút suy nghĩ về bản thân, ngược lại ông luôn lạc quan yêu đời, khát khao được dâng hiến trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc.
+ HCST đó nói lên khát vọng được cống hiến cho đất nước dù ở bất cứ gia đoạn nào của cuộc đời.
+ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác đó thì tác phẩm càng trở nên ý nghĩa và khát vọng càng trở nên tươi đẹp.
2. 
- Mạch cảm xúc của bài thơ?
- Khổ thơ, đoạn thơ nằm ở phần nào trong mạch cảm xúc
- Mở đầu bài thơ là .......tiếp đên là ........... khép lại bài thơ là..
- Mạch cảm xúc của bài thơ theo trình tự thời gian từ ... đến...
- Khổ thơ đã cho nằm ở phần ... 
 trước phần... 
 và sau phần...
3
Nhan đề bài thơ 
- Nhan đề có gì đặc biệt về cấu tạo (dài, đảo ngữ, cụm danh từ..) và dụng ý của tác giả là gì 
- Ý nghĩa tả thực và ý nghĩa ẩn dụ , triết lí...
- Làm rõ cho chủ đề VB
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Ánh trăng”
- Là 1 nhan đề đa nghĩa
- là vẻ đẹp vĩnh hằng của vầng trăng thiên nhiên gắn với tuổi ấu thơ của tác giả
- Là biểu tượng cho ánh sáng của quá khứ nghĩa tình đẹp đẽ 
có khả năng thức tỉnh và cảm hóa con người để từ đó gợi nhắc người đọc suy ngẫm về thái độ sống đối với quá khứ gian lao nghĩa tình
4
 Chép thơ 
- Đọc kĩ yêu cầu chép khổ thơ nào 
- Chép đúng thể thơ, căn giữa tờ giấy thi 
- Chú ý các dấu câu đặc biệt
- Chú ý hình thức trong bài Ánh trăng 
- Chú ý dấu chấm kết thúc khổ thơ cuối 
- Chú thích tác giả - tác phẩm 
5.
Xác định biện pháp nghệ thuật, BPTT và nêu tác dụng ?
* Các bước làm dạng bài về biện pháp tu từ:
1. Gì: Gọi tên BPNT
2. Nhờ (NT): Câu văn/thơ: sinh động, gợi hình, gợi cảm,
3. Giúp (ND): Người đọc (cảm nhận được gì -> nội dung của câu thơ/ văn)
4. Thái: - Thái độ, tình cảm, cảm xúc( ca ngợi, tự hào, biết ơn, xúc động, yêu thương..)
 - Tài năng của tác giả: sự liên tưởng độc đáo, cảm nhận tinh tế, bút pháp khoa trương
 VD. Ở khổ thơ thứ ba tác giả viết:
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Em hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ trên. 
GY: HS chỉ ra được:
- Hỉnh ảnh so sánh: Bụi phun tóc trắng như người già
HS phân tích được tác dụng của biện pháp so sánh:
- Giúp người đọc hình dung rõ hơn những vất vả gian khổ của người lính khi lái những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn
- Thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến trường của tác giả
VD2. Phát hiện và nêu tác dụng của các BPTT có trong đoạn:
“Cân nặng của con không định nghĩa con là ai.
Cỡ quần áo không định nghĩa con là ai.
Điểm tốt nghiệp không định nghĩa con là ai.
Mức lương không định nghĩa con là ai.
Không một con số nào có thể định nghĩa con là ai.”
GY: 
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ và liệt kê
- Tác dụng: 
+ Tạo nhịp điệu hài hòa, tăng thêm sức thuyết phục trong lời nói của người cha
+ Nhấn mạnh và khẳng định giá trị lời khuyên răn của người cha dành cho con: Dù trong bất kì hoàn cảnh, lĩnh vực nào, mọi con số nhất thời không thể đánh giá được giá trị, vị trí của con người đó trong xã hội.
Vd 3. Chỉ ra cách sắp xếp trật tự từ trong hai câu thơ “Mọc giữa dòng sông xanh /Một bông hoa tím biếc”. Nêu tác dụng của trật tự từ đó. Hãy ghi lại câu thơ trong một bài thơ khác thuộc tố chương trình Ngữ văn 9 sử dụng cách sắp xếp trật tự từ này và nêu rõ tên tác giả.
HS nêu được: 
- Trật tự từ: đảo thành phần vị ngữ lên trước thành phần chủ ngữ (đảo ngữ)
 - Tác dụng:
 + Gợi ấn tượng về sự xuất hiện bất ngờ của bông hoa tím - diễn tả sức sống mãnh liệt của mùa xuân. 
+ Thể hiện thái độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả. 
+ Tạo nên cách mở đầu ấn tượng, sinh động, hấp dẫn cho ( bỏ ) bài thơ, 
 - Chép đúng câu thơ ở một bài thơ khác có sử dụng đảo ngữ, nêu rõ tên tác giả. Gợi ý: 
+ “Ung dung buồng lái ta ngồi” (Phạm Tiến Duật)
 + “Thình lình đèn điện tắt” (Nguyễn Duy)
VD4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: 
 “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
 Sống trong thung không chế thung nghèo đói”
 Dựa vào hai câu thơ đó, hãy cho biết “người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao? Ân ý của cha qua lời thơ là gì? 
* BPTT: 
- Ẩn dụ (“đá gập ghềnh, thung nghèo đói” -> cuộc sống vất vả, đói nghèo)
- Điệp ngữ (“không chê” -> nhấn mạnh tình cảm gắn bó, không quay lưng với quê hương nghèo khó) 
* Người đồng mình sống trên đá, trong thung nơi núi rừng (người dân miền núi) và cuộc sống hiện tại còn nhiều đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. 
* Ẩn ý: cha dặn dò con biết quý trọng những gì mình đang có, biết gắn bó và yêu thương quê hương còn nhiều khó khăn, đói nghèo.
6
sử dụng từ ngữ đặc biệt  và nêu tác dụng ?
- VD: chông chênh, chùng chình, mặc kệ...
- Xác định từ loại hoặc loại từ ( nếu đề yêu cầu):
 + Từ loại: DT, ĐT, TT, ST
 + Loại từ: Từ ghép, từ láy 
- Tác dụng: 
+ Giải thích nghĩa của từ 
+ Bám vào nội dung câu thơ, chủ đề VB để nêu tác dụng 
VD1. Giải thích nghĩa của từ “chông chênh” và cho biết em đã giải 
thích bằng cách nào? Tác giả sử dụng từ đó có ý nghĩa gì?
- Giải nghĩa: “chông chênh”: không vững chãi, không ổn định vì không có chỗ dựa chắc chắn.
- Giải thích bằng cách: dùng khái niệm mà từ biểu thị
VD2. Có người nói thông qua cái “giật mình”của tác giả chúng ta hiểu được một thông điệp. Vậy em hiểu cái “giật mình” và “bức thông điệp” của nhà thơ là gì ? ( 1,25đ)
GY:
- Giật mình: được dùng với nghĩa ẩn dụ: 
 + là sự thức tỉnh của lương tâmkhi chợt nhận ra lối sống vô tâm vô tình, bạc bẽo của mình
+ Thể hiện những suy nghĩ trăn trở rất đáng trân trọng của nhà thơ khi tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn
- Thông điệp: Hãy sống ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn ( không được lãng quên quá khứ gian lao nghĩa tình)
VD3. Xét về cấu tạo, từ “rưng rưng” trong khổ thơ thứ 5 bài
 “Ánh trăng” thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ đó.
- Xét cấu tạo, từ “rưng rưng” thuộc từ láy.
-Tác dụng: diễn tả nỗi xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi đối diện với trăng, với quá khứ thủy chung, tình nghĩa
VD4. Giải nghĩa từ “rưng rưng”. Qua việc sử dụng từ “rưng rưng”, em cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả khi gặp lại vầng trăng? Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng, cảm xúc đó?
- Giải nghĩa từ “rưng rưng”: được hiểu là sắp khóc, nước mắt như chực trào ra, cảm xúc dâng trào đến nghẹn lời.
- Cảm xúc của tác giả khi gặp vầng trăngvà giải thích.
+ con người  xúc động mãnh liệt, trào dâng khi nhận ra sự vô tình, bạc bẽo của mình.
+  đồng thời là niềm xúc động khi nhìn thấy vầng trăng vẫn tròn đầy, vẹn nguyên, không thay đổi theo năm tháng, vẫn luôn chung thủy, luôn dõi theo, luôn đồng hành cùng con người.
+ con người còn xúc động vì khi gặp lại trăng, hàng loạt những kỉ niệm thời quá khứ ùa về, đó là kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, tươi
 mát khi sống ở làng quê, đó còn là kỉ niệm của những năm tháng gian lao vất vả thời chiến tranh
VD5. Xác định từ loại của từ “ sương muối” và cho biết nghĩa của
 từ đó.
Gợi ý 
- Danh từ
 - Sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa phủ trên mặt đất và cây cỏ, trông như muối.
=>thiên nhiên khắc nghiệt, khó khăn của người lính 
VD6. Chỉ ra một từ tượng thanh và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh đó trong hai câu thơ sau:
“Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
Gợi ý 
- Từ tương thanh: ha ha
- Tác dụng: 
+ gợi tả tiếng cười to, sảng khoái, thoải mái, vui vẻ của những người lính
+ Thể hiện tinh thần lạc quan, trẻ trung, thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, bản lĩnh của người lính TS
VD7. Từ “dềnh dàng” xét về cấu tạo thuộc loại từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ đó trong dòng thơ "Sông được lúc dềnh dàng”?
Gợi ý 
- Từ dềnh dàng: thuộc loại từ láy
 - Hiệu quả:
+ Gợi tả dòng sông khi sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như mùa hè mưa lũ mà chậm chạp, thong thả trôi.
+ Gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghĩ trầm tư về những trải nghiệm đã qua.
-> Gợi tả vẻ đẹp của cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.
7
- Có thể thay thế từ A cho từ B ( từ tác giả dùng) được không? Vì sao?
- Tại sao đầu văn bản tác giả xưng “tôi”, đến cuối tác gải lại xưng là “ta” 
( nếu thay từ tôi cho từ ta thì có ảnh hưởng gì đến nội dung, ý nghĩa không?
Không thể thay thế từ A cho từ B được vì :
+ từ A có nghĩa là 
+ từ B có nghĩa là 
=> dùng từ B thể hiện được chủ đề...
( khi lí gải cần bám vào nghĩa của từ; nội dung ý nghĩa câu thơ; hoàn cảnh tâm trạng nhân vật ...)
Không nên trả lời gộp: Không thể thay thế từ A cho từ B được vì
từ B thể hiện...
VD1: Cho 2 câu thơ: 
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
Có thể thay thế từ “tỏa” cho từ “phả” trong câu thơ được không?
Vì sao?
VD2. Có bạn cho rằng có thể thay thế từ “ đôi” ở câu thơ thứ ba bằng từ “ hai” mà không ảnh hưởng gì tới ý thơ. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao?
- HS nêu được không thể thay từ “ đôi” bằng từ “ hai”.
- Vì:
+ từ “ hai” chỉ hai cá thể tách rời.
+ từ “ đôi” chỉ cặp cá thể không thể tách rời.
->Thể hiện tình đồng chí gắn bó khăng khít.
VD3. Trong bài “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt có viết:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
? Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 
Trong khổ thơ em chép từ “trăm” được lặp lại nhiều lần còn ở khổ đầu cũng như trong bài, tác giả chỉ dùng từ “một” (một bếp lửa, một ngọn lửa,). Theo em, có thể đổi chỗ các từ đó cho nhau được không? Cách dùng các từ “trăm”, “một” của tác giả trong bài có ý nghĩa như thế nào? 
Gợi ý 
- Không thể đổi chỗ các từ đó cho nhau.
- Ý nghĩa của cách dùng từ:
+ một: số ít, chỉ bếp lửa, ngọn lửa cụ thể 
+ trăm: số nhiều, mang ý nghĩa khái quát
=> Từ một bếp lửa, một ngọn lửa cụ thể của bà; nhờ bà chăm sóc, dạy dỗ nay cháu có khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả; cháu có tương lai tươi sáng, rạng ngời. 
VD4. Trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ , từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao?
Không thể thay từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” vì: 
Tuy cả hai từ đều là từ tượn

File đính kèm:

  • docxki_nang_lam_de_doc_hieu_ngu_van_9.docx