Một số đề văn nghị luận xã hội Lớp 9

Em nhận thức như thế nào về đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chi Minh.

Đạo đức Hồ Chí Minh là những nét đẹp về đạo đức cách mạng và đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam.

Giới thiệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

Đạo đức Hồ Chí Minh là những nét đẹp về đạo đức cách mạng và đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam.

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là ý tưởng cách mạng, sự hi sinh cá nhân vì sự nghiệp cách mạng, ý chí chiến đấu với kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để đi đến đích cuối cùng.

Về đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam bao gồm: nhân ái, bao dung, giản dị, tiết kiệm.(Được biểu hiện qua những việc làm cụ thể, câu chuyện cảm động mà đông đảo mọi người đã biết).

Phân tích, đánh giá:

Cội nguồn của những nét đẹp đó là truyền thống gia đình, quê hương cộng với sự thông minh, tài năng, lí tưởng sống và trên hết là tình yêu đất nước, lòng vêu thương con người tha thiết.

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh tiêu biểu, sáng ngời, mọi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới phải khâm phục.

Đạo đức trong lối sống làm cho mọi người thấy kính yêu và gần gũi Bác.

Định hướng hành động:

Đây là một phong trào tốt, hữu ích, mọi người cần phải hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả bằng những việc làm cụ thể.

Cần làm tốt hơn nữa công tác vận động tuyên truyền, giáo dục để phong trào thực sự phát huy được tác dụng của nó.

 

docx 7 trang phuongnguyen 02/08/2022 7603
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề văn nghị luận xã hội Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề văn nghị luận xã hội Lớp 9

Một số đề văn nghị luận xã hội Lớp 9
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Em nhận thức như thế nào về đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chi Minh. 
Đạo đức Hồ Chí Minh là những nét đẹp về đạo đức cách mạng và đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam.
Giới thiệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Đạo đức Hồ Chí Minh là những nét đẹp về đạo đức cách mạng và đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam.
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là ý tưởng cách mạng, sự hi sinh cá nhân vì sự nghiệp cách mạng, ý chí chiến đấu với kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để đi đến đích cuối cùng.
Về đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam bao gồm: nhân ái, bao dung, giản dị, tiết kiệm...(Được biểu hiện qua những việc làm cụ thể, câu chuyện cảm động mà đông đảo mọi người đã biết).
Phân tích, đánh giá:
Cội nguồn của những nét đẹp đó là truyền thống gia đình, quê hương cộng với sự thông minh, tài năng, lí tưởng sống và trên hết là tình yêu đất nước, lòng vêu thương con người tha thiết.
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh tiêu biểu, sáng ngời, mọi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới phải khâm phục.
Đạo đức trong lối sống làm cho mọi người thấy kính yêu và gần gũi Bác.
Định hướng hành động:
Đây là một phong trào tốt, hữu ích, mọi người cần phải hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả bằng những việc làm cụ thể.
Cần làm tốt hơn nữa công tác vận động tuyên truyền, giáo dục để phong trào thực sự phát huy được tác dụng của nó.
Viết một bài văn chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp.
 Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.
Gian lận trong học tập hiện nay.
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dần đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luỏn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh... mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,... khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít dỏi với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiên thức, điều đó thiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trớ thanh sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”.... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,... rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xoá bó “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn
Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng cần nói nhiều, anh chỉ buông một câu: Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu. Câu chuyện trên gợi cho anh,chị những suy nghĩ gì?
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện
Câu chuyện nói về một người lính bị khuyết tật. Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng thật đầy ý nghĩa:
Công việc chu yểu của người lính là chiến đấu - một công việc đòi hỏi cao về mặt tinh thần và thể chất. Với thân thể không lành lặn, anh thanh niên đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu. Hành động này của anh làm cho ta vô cùng khâm phục.
Tìm hiểu kĩ hơn ta thấy: khó khăn lớn nhất đối với người tàn tật là phải đối mặt với mặc cảm tự ti. Họ thường cảm thấy mình không bằng người khác, thua kém bạn bè do đó dãn đến mất tự tin. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và thành quả lao động của họ.
Để thành công trong cuộc sống, đòi hỏi người tàn tật phải vượt qua mặc cảm tự ti. Đây là một điều thực sự khó khăn -> Câu trả lời của anh lính cho thấy một điều: Anh đã vượt qua chính mình — đã chiến thắng được bản thân; hoàn toàn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của mình.
Nêu suy nghĩ và bài học
Câu chuyện cho ta bài học hữu ích trong cuộc sông. Tật nguyền không phải là rào cản quan trọng của sự thành công. Một khi vượt qua mặc cảm. có thái độ sống tích cực, người khuyết tật có thể đạt được thành công như bất kì người bình thường nào khác. Không nên mặc cảm tự ti.
Khỉ đánh giá một con người, không chỉ căn cứ vào sức mạnh thể chất mà quan trọng hơn đó còn là tài năng,ý chí, phẩm chất...
Giải thích câu nói của Lênin: Học, học nữa, học mãi.
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Bác Hồ từng viết: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay khóng, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu . Em hiểu lời nói đó như thế nào?
Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang - địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập. tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phái có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai. Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.
Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đâ trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ. không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao đế tiếp thu khoa học và nhữmg bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm hàng chục, hàng vài chục năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của lãnh tụ, của đất nước.
Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thông nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm cuối của thế kỉ này và những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.
 Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vé vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ có còn những lí tưởng sống cao đẹp? Em hãy viết đoạn văn bày tỏ ý kiến của bản thân
  Có một vấn đề đặt ra trong thời đại ngày nay với sự bùng nổ của thông tin, với những bước tiến thần kì của khoa học kỹ thuật, với sự phát triển chóng vánh của nền kinh tế thị trường; những người trẻ trong xã hội ta còn có mơ ước, có còn lý tường sống cao đẹp, có còn lý tưởng cách mạng không? Trả lời cho câu hỏi này có hai thái cực. Thứ nhất, có dư luận cho rằng lớp trẻ ngày nay trỏ nên thực dụng hơn, họ chạy theo những giá trị vật chất, họ chuộng lối sống tiêu thụ, buông thả hơn. Điều này có những cái lý nhất định của nó. Một khi những hệ chuẩn giá trị biến đổi, một khi người trẻ có nhiều khả năng lựa chọn, họ dễ thay đổi hơn. Thực tế đã chứng minh điều đó. ờ trường hợp này, rõ ràng tìm một lý tưởng tốt đã là vô vọng, không thể tìm đây lý tưởng cách mạng. Thứ hai, một luồng dư luận khác cho rằng, đó chỉ là một bộ phận không là tất cả. Điều này cũng được thực tế chứng minh. Rõ ràng, vẫn còn những người trẻ khoác trên mình chiếc áo tình nguyện để phục vụ cho vùng sâu, vùng xa. vẫn còn những người trẻ với trí tuệ và ước mơ bỏng cháy cùa mình nâng tầm đất nước chúng ta lên ngang hàng với bạn bè năm châu được biểu hiện cụ thể qua những kỳ thi Ô- lim - pích quốc tế, hoặc kỳ thi Rô-bô-con vừa qua. Vẫn còn những nhà kinh tế trẻ tuổi không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn làm giàu cho xã hội... Đó không là lý tường ư? Tôi nghĩ lý tưởng vẫn còn tồn tại, vẫn gắn với những người trẻ.
Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ thích sống sành điệu. Em hiểu thế nào là sành điệu? Sành điệu có phải là hư hỏng? Hãy viết bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân
Sành điệu là từ ngữ dùng để chỉ những người rất sành sỏi, biết thưởng thức, đánh giá về một số phương diện của đời sống. Vậy là, bản thân những người được coi là sành điệu rất đáng hoan nghênh; một người được gọi là ”sành điệu” nghĩa là họ đã được khẳng định khiếu thẩm mĩ, khả năng thưởng thức những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
      Thật vậy, người sành điệu biết lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cùa cuộc sống để thưởng thức. Đó là cách nấu một món ăn ngon. Đó là cách dùng một món ăn cho đúng kiểu. Đó là cách mặc những bộ trang phục đẹp. Đó là cách trang trí, làm đẹp cho nơi ở, nơi làm việc,... Nhưng thật điều đáng tiếc cho những người sành điệu bởi đôi khi họ bị đánh đồng với những kẻ lố lăng nhưng khoác trên mình cái mác “sành điệu”.
      Đó là những người hiểu nhầm ý nghĩa củạ hai từ này. Họ cho rằng sành điệu phải là sự ăn chơi phung phí, dùng những thứ đắt nhất, lạ nhất, mới nhất, nổi trội nhất. Điều đó tất yếu dẫn đến một lớp người luôn luôn đua đòi, chạy theo sự xa hoa trong đời sống. Cách nghĩ ấy thể hiện sự tiêu cực, hạn chế trong tầm nhìn và vốn sống.
       Vậy là, sành điệu đâu phải là hư hỏng. Chỉ có những người hiểu sai, nghĩ sai về ý nghĩa của từ này nên có những hành động, việc làm tiêu cực và tự mình bước đến con đường tha hoá, hư hỏng mà thôi.
Việc ăn mặc có nói lên tính cách con người? Em hãy viết bài văn ngắn nói lên quan điểm của mình
Ăn mặc là cách nói về việc mặc nói chung của mỗi người. Nói đến ăn mặc là nói đến trang phục, trang sức với những kiểu dáng, màu sắc, chất liệu riêng.
      Cần khẳng định rằng, mỗi màu sắc, kiểu dáng, chất liệu của trang phục, đồ trang sức lại có ý nghĩa riêng của nó. Chẳng hạn màu đỏ thể hiện sư năng động, màu trắng thể hiện sự trong trẻo, vô tư,... Những trang phục bó sát người thể hiện sự năng động. Những loại vải lanh, lụa... biểu hiện sư duyên dáng, tha thướt,... Không chỉ vậy, cách phối hợp các loại trang phục, trang sức cũng có ý nghĩa riêng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, cách ăn mặc cũng là một yếu tố quan trọng nói lên cá tính của mỗi người.
      Tuy nhiên, với những bạn có điều kiện vật chất ổn định, được ăn mặc theo sở thích của mình thì cá tính thể hiện qua trang phục được biểu hiện rất rõ ràng. Song, lại có những bạn khiêm nhường, ít thể hiện cá tính qua cách ăn mặc. Hoặc có bạn hạn chế về điều kiện vật chất thì trang phục lại không phải là yếu tố quan trọng để nói lên cá tính của người bạn đó.
      Trong cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo điều kiện riêng của mỗi người mà chúng ta có cách ăn mặc hợp lí. Tuy nhiên, ăn mặc giản dị, sống chân thành là những điều xã hội luôn hướng con người vươn đến.
Trong chương trình Giáo dục và Đào tạo lớp 9 Trung học cơ sở, các em đang theo học một số nghề phổ thông. Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn trẻ ai cũng mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, trước hết là để kiếm sống, rồi để thể hiện năng lực, khẳng định vị trí của bản thân. Song, có rất nhiều người vẫn đang băn khoăn lo nghĩ không biết nên chọn nghề như thế nào. Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân, chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề bản thân thiết tha yêu thích?
        Vấn đề này thật khó khăn đối với thế hệ chúng ta bởi tuổi trẻ còn thiếu kinh nghiệm, bồng bột, nông nổi dễ đưa ra những quyết định thiếu chín chắn, làm phí đi nhiều thời gian, sức lực. Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với đời sống mỗi cá nhân, chỉ cần chọn sai nghề ta sẽ phải trả giá.
       Vậy phải lựa chọn nghề nghiệp như thế nào?
       Thực ra, chỉ cần làm một vài phép suy luận nhỏ ta sẽ có một câu trả lời. Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc đó. Tức là phải có hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo về công việc bạn lựa chọn. Có như vậy bạn mới làm việc có sản phẩm (vật chất hay phi vật chất). Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Bạn khó có thể nay làm nghề này mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hoá đang được chú trọng thì việc ổn định việc làm đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao động càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm, bạn sẽ bắt đầu lại những kiến thức mới, kĩ năng kĩ xảo mới, những quan hệ mới,... Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực của bạn. Chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, bạn cũng sẽ không có nhiều thời gian để lao động, hoặc lao động không có hiệu quả. Bên cạnh đó, tình cảm nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Nó trở thành động lực để bạn say mê với việc làm của mình.
       Như vậy, nếu chọn nghề dựa vào tiêu chí nghề nghiệp đang được ưa chuộng trong đời sống thì ta tưởng tượng xem? Ta biết rằng xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mỗi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ,... làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này quá mạo hiểm! Bạn có chắc rằng mình sẵn sằng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 nảm, 10 năm,... hay thậm chí là 5 năm, 4 năm,... không? Đó là chưa kể đến việc liệu bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc đó? Bạn có thực sự say mẽ với lựa chọn của mình? Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về tiền bạc đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới. Mong bạn nhớ rằng: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh!
      Còn nếu bạn nhất quyết theo đuổi nghề mà mình thiết tha yêu thích thì phải tính đến năng lực của bản thân mình. Tình cảm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu song năng lực lại là yếu tố cần cho mọi công việc. Bạn yêu thích thơ văn, bạn mong muốn trở thành nhà văn nhưng những gì bạn viết ra người đọc không thể hiểu nổi một phần; hay nó nhạt nhẽo vô vị người ta đọc rồi quên ngay sau đó. Khi ấy, bạn bị lạc lõng, bất lực bên bờ cát dài của con chữ. Bạn bế tắc hoàn toàn. Lựa chọn con đường này, bạn sa vào tình cảnh “lực bất tòng tâm” đau khổ vô cùng. Chẳng những đời sống kinh tế bị khốn cùng, mà tâm hồn bạn cũng bị chất vấn day dứt không yên. Lúc đó, tình yêu nghề nghiệp trở thành gánh nặng ghìm bước chân bạn trên đường đời.
      Chốt lại mọi con đường, hướng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế, hợp lí và khả thi hơn cả.
       Có năng lực, điều đó hứa hẹn thành công trong công việc của bạn. Cũng có nghĩa nó mở ra khả năng đạt mức cao trong đời sống vật chất. Hội tụ lại mọi điều, bạn được xã hội tôn vinh và trở thành người thành đạt. Một chút nhạy bén với thị trường, một chút khả năng tính toán, ngoại giao, quan hệ,... bấy nhiêu điều đủ tạo nên năng lực một nhà kinh doanh có tài. Năng động, sắc sảo, tinh tế, thẳng thắn cộng với khả năng “viết lách” và vốn sống phong phú - đó là những gì cần có ở một nhà báo tài ba,... Nhắc đến nghề nghiệp là nhắc đến công việc; nhắc đến công việc là nhắc đến khả năng làm việc. Vậy là gì nếu không phải là yếu tố năng lực khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai?
Cũng có thể nghề nghiệp bạn có khả năng không “thịnh hành" lắm trong xã hội. Giới sinh viên từng “lưu truyền” một câu (không biết nên gọi là câu gì!): nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm, Như vậy không có nghĩa xã hội không cần đến nghề của bạn cũng như cuộc sống không thể thiếu những người thầy. Quan trọng là bạn biết nỗ lực giành lấy những thành công trong lĩnh vực của mình. Xã hội có thể “bỏ qua” nhưng là bỏ qua những kẻ bất tài, kém chí. Thực tế, mỗi ngành nghề đóng một vai trò khác nhau trong đời sống, thiếu đi một trong số đó xã hội sẽ khủng hoảng rối loạn. Vậy bạn cần khẳng định mình là ai trong giới của mình.
      Tình cảm là thứ không thể gò ép, bắt buộc. Song cũng cần nhìn nhận rằng bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Bất cứ nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công 

File đính kèm:

  • docxmot_so_de_van_nghi_luan_xa_hoi_lop_9.docx