Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất Lớp 6 theo CTGDPT 2018

Kết nối tri thức với cuộc sống

- Nội dung kiến thức được thể hiện qua kênh chữ ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, kết hợp hài hòa, thống nhất với kênh hình minh họa chuẩn xác kỹ thuật, giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dung động tác và thực hiện nhiệm vụ học tập theo mạch nội dung của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

- Mỗi chủ đề đều có các động tác bổ trợ rất cần thiết cho học sinh làm quen với bóng và bước vào học kỹ thuật mới dễ hơn.

- Chủ đề Bài thể dục liên hoàn 30 nhịp có sự kế thừa, sự liên kết bài tốt và thể hiện rõ mức độ yêu cầu cao hơn ở cuối bài.

- Phần thể thao tự chọn có 3 chủ đề (Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá) đều là những môn thể thao học sinh rất yêu thích.

 

doc 3 trang phuongnguyen 25220
Bạn đang xem tài liệu "Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất Lớp 6 theo CTGDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất Lớp 6 theo CTGDPT 2018

Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất Lớp 6 theo CTGDPT 2018
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 THEO CTGDPT 2018
MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
( DÙNG ĐỂ THAM KHẢO )
STT
Tên bộ sách
Ưu điểm nổi bật
 Nội dung chưa phù hợp
1
Kết nối tri thức với cuộc sống
- Nội dung kiến thức được thể hiện qua kênh chữ ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, kết hợp hài hòa, thống nhất với kênh hình minh họa chuẩn xác kỹ thuật, giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dung động tác và thực hiện nhiệm vụ học tập theo mạch nội dung của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
- Mỗi chủ đề đều có các động tác bổ trợ rất cần thiết cho học sinh làm quen với bóng và bước vào học kỹ thuật mới dễ hơn.
- Chủ đề Bài thể dục liên hoàn 30 nhịp có sự kế thừa, sự liên kết bài tốt và thể hiện rõ mức độ yêu cầu cao hơn ở cuối bài.
- Phần thể thao tự chọn có 3 chủ đề (Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá) đều là những môn thể thao học sinh rất yêu thích.
- Màu sắc trang trí, một số hình ảnh sử dụng tông màu nhạt làm cho hình ảnh chưa nổi bật, bắt mắt.
	VD: Chủ đề Cầu lông trong hình ảnh minh họa thì áo người tập sử dụng màu trắng cùng với màu giấy nên không nổi bật hình ảnh.
- Các chủ đề chưa có nội dung giới thiệu chung về kỹ thuật.
	VD: Chủ đề Ném bóng chưa nêu được kỹ thuật ném bóng có 4 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn chạy đà, giai đoạn ra sức cuối cùng và giai đoạn giữ thăng bằng.	
2
Cánh diều
- Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. 
- Mỗi chủ đề đều nội dung giới thiệu tổng quát về kỹ thuật có mấy giai đoạn.
- Phần vận dụng: Có sử dụng một số hình ảnh minh họa sinh động, gần gũi với thực tiễn cuộc sống.
- Chủ đề chạy cự li ngắn: Bài 1, trình tự sắp xếp nội dung học các động tác bổ trợ sau nội dung học kỹ thuật chạy giữu quãng là chưa phù hợp.
- Chủ đề ném bóng và chủ đề Chạy cự li trung bình: Không có nội dung học các động tác bổ trợ trước khi bước vào học kỹ thuật để học sinh luyện tập, làm quen với bóng và chủ động tiếp thu kỹ thuật mới là chưa phù hợp.
- Chủ đề Bài tập thể dục: Trong bài thể dục liên hoàn 32 nhịp, có 8 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện và sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài.
3
Chân trời sáng tạo
- Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Kênh chữ với kênh hình có chỗ chưa phù hợp, chưa thống nhất.
	VD: Trang 32, hình 4, Bước thứ ba: Kênh hình chưa thể hiện đầy đủ kỹ thuật, chưa phù hợp với kênh chữ. Trang 50, hình 3, nhịp 19: Kênh chữ chưa rõ ràng (đầu thăng, hơi cúi.), chưa phù hợp với kênh hình.
- Chủ đề Chạy cự li trung bình: Nội dung khởi động chuyên môn không có chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau mà sử dụng động tác đá lăng trước, bước ngang, bước chéo là chưa phù hợp với chủ đề.
- Chủ đề Bài tập thể dục: Bài thể dục liên hoàn 20 nhịp là hơi ngắn so với 10% thời lượng của môn học, trong bài có 3 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài; các động tác còn đơn giản, chưa thể hiện được mức độ tăng dần yêu cầu cao hơn ở cuối bài.
- Một số trò chơi chưa phù hợp với điều kiện thời gian trong tiết học.
VD: Trò chơi “Chạy con thoi 4 x 10 mét” (trang 20): Giáo viên bấm giờ đồng hồ đối với từng học sinh thực hiện thì sẽ không đảm bảo thời gian trong tiết học.

File đính kèm:

  • docnhan_xet_danh_gia_sach_giao_khoa_mon_giao_duc_the_chat_lop_6.doc