Ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)
III.Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Nội dung 1: kiến thức phần đọc hiểu văn bản
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập và khắc sâu kiến thức đã học.
b.Nội dung: Hs chia sẻ nội dung liên quan
c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d.Tổ chức thực hiện:
-Gv chiếu 1 số hình ảnh, câu tục ngữ liên quan đến các văn bản đã học và yêu cầu hs cho biết đó là những văn bản nào.
1. Tham thì thâm.
2. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)
ÔN TẬP GIỮA KÌ II A.MỤC TIÊU: a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - NL hệ thống hóa kiến thức đã học - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. - Rèn luyện năng lực sáng tạo khi làm bài 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị: Ti vi, bảng phụ, phiếu ht 2.Học liệu: SGK, tài liệu liên quan III.Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Nội dung 1: kiến thức phần đọc hiểu văn bản a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập và khắc sâu kiến thức đã học. b.Nội dung: Hs chia sẻ nội dung liên quan c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs d.Tổ chức thực hiện: -Gv chiếu 1 số hình ảnh, câu tục ngữ liên quan đến các văn bản đã học và yêu cầu hs cho biết đó là những văn bản nào. 1. Tham thì thâm. 2. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. .................... - hs trả lời - Gv dẫn vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- LUYỆN TẬP Nội dung 1: Kiến thức phần đọc hiểu văn bản a.Mục tiêu: Hs hệ thống kiến thức phần văn bản đã học b.Nội dung: Hs nắm chắc kiến thưc, trả lời câu hỏi c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ -Hệ thống nội dung các văn bản đã học theo mẫu: STT Tên văn bản Thể loại PTBĐ Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật Bước 2: HS thảo luận nhóm Bước 3: Hs trình bày, bổ sung Bước 4: Gv nhận xét, chốt kiến thức STT Tên văn bản Thể loại PTBĐ chính Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật 1 Thánh Gióng Truyện truyền thuyết Tự sự Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự giác tự cường của dân tộc ta. Truyện xây đựng nhiều chi tiết có yếu tố hoang đường, kì ảo. 2 Sơn Tinh, Thủy Tinh Truyện truyền thuyết Tự sự Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước. Đồng thời thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ Truyện xây đựng nhiều chi tiết có yếu tố hoang đường, kì ảo. 3 Thạch Sanh Truyện cổ tích Tự sự Truyện kể về người dũng sĩ Thạch Sanh diệt chằn tinh, đại bàng cứu công chúa. Đồng thời thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện. Truyện xây đựng nhiều chi tiết có yếu tố hoang đường, kì ảo. 4 Cây khế Truyện cổ tích Tự sự Tự sự Truyện kể về người anh tham lam độc ác đã phải trả giả và người em chăm chỉ, hiền lành, lương thiện đã được đền đáp. Qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công bằng trong xã hội là cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện xây đựng nhiều chi tiết có yếu tố hoang đường, kì ảo. Nội dung 2: Thực hành Tiếng Việt a.Mục tiêu: Hs hệ thống kiến thức phần Tiếng Việt b.Nội dung: Hs nắm chắc kiến thức, trả lời câu hỏi c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs d.Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Củng cố lí thuyết Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ Nhắc lại các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học ở đầu học kì 2 Bước 2: HS thảo luận nhóm Bước 3: Hs trình bày, bổ sung Dự kiến sản phẩm: Từ, cụm từ, Nghĩa của từ Các biện pháp tu từ Dấu câu: Dấu chấm phẩy Bước 4: Gv nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 2: Luyện tập Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ Đọc và trả lời câu hỏi: Khi miêu tả màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết: “Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm bé xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.” Dựa vào đoạn văn trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Giải thích nghĩa của từ “đọng” trong câu văn: “Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.” b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã sử dụng trong câu văn thứ nhất. Bước 2: HS thảo luận nhóm Bước 3: Hs trình bày, bổ sung Bước 4: Gv nhận xét, chốt kiến thức a- Giải thích nghĩa của từ “đọng”: Chỉ sự kết tinh, lưu lại những nỗi vất vả khó nhọc, kết tinh những gì tinh túy nhất của sức sống mà thiên nhiên ban tặng. b- So sánh Nội dung 3: kiến thức phần Viết a.Mục tiêu: Hs hệ thống kiến thức phần viết b.Nội dung: Hs nắm chắc kiến thức, trả lời câu hỏi c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs d.Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Nhắc lại phần lí thuyết viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ ? Nêu yêu cầu đối với bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Bước 2: HS suy nghĩ Bước 3: Hs trình bày, bổ sung Bước 4: Gv nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 2: thực hành viết Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích nhất. Bước 2: HS Viết bài Bước 3: Hs trình bày, bổ sung Bước 4: Gv nhận xét, chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa kì II
File đính kèm:
- on_tap_giua_ki_ii_mon_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc.docx