Ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022

 Đề 4

Phần 1. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi câu này :

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt , tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ , có óc mà không biết nghĩ , sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy .

 Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

 Tôi đem xác Dế Choắt chôn vào một bụi cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 1: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu thể loại của tác phẩm đó?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau đây:

 

docx 20 trang phuongnguyen 22/07/2022 5220
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022
 ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ I NĂM 2021-2022
ĐỂ 1
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“..Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
 (Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. ( 0,5 đ)  Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại nào?
Câu 2. ( 0,5 đ)  Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao em biết ?
Câu 3. ( 1,5 đ)  Tìm một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Tác dụng của phép tu từ so sánh?
Câu 4. ( 1,5 đ) Cho biết nội dung của đoạn trích trên? Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?
PHẦN II: VIẾT (6 điểm).
Câu 5. ( 1,0 đ) Từ nội dung của phần đọc hiểu, em viết đoạn văn ( Khoảng 5-7 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về tính cách của Dế Mèn?
Câu 6. ( 5,0 đ)  Kể lại một trải nghiệm của bản thân em
 ĐỀ 2 
Phần 1. Đọc hiểu
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng” (Ngữ văn 6 - Tập 1, NXB Giáo dục VN năm 2021) 
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn văn trên? Xác định ngôi kể của văn bản? 
Câu 3. Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Chỉ ra 1 từ láy và 1 từ ghép có trong đoạn văn trên? 
Câu 4. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Phần 2. VIẾT
 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
 ĐỀ 3
Phần 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“ Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.”
 “ Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”.
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào?
Câu 2: Hai đoạn văn trên có cùng sử dụng một phương thức biểu đạt không ? Đó là phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Hai nhân vật được đề cập trong hai đoạn văn là những ai?
Câu 4: Cả hai nhân vật cùng được chọn tả các chi tiết thân hình, cánh, càng, râu....nhưng mỗi nhân vật lại gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về sức vóc và tính nết. Theo em, ấn tượng ấy là gì ? Nhờ đâu nhà văn có thể gợi cho ta ấn tượng đó về nhân vật.
Câu 5: Tìm và viết lại các câu văn có sử dụng phép so sánh trong hai đoạn văn trên.
Câu 6: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ và vị ngữ được cấu tạo như thế nào? Những cái vuốt ở chân, ở khoeo / cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Phần 2. VIẾT 
1. Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật được đề cập trong đoạn văn thứ nhất của phần 
2. Kể lại một việc tốt mà em đã làm
 Đề 4
Phần 1. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi câu này :
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt , tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ , có óc mà không biết nghĩ , sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy .
 Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
 Tôi đem xác Dế Choắt chôn vào một bụi cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. 
Câu 1: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu thể loại của tác phẩm đó?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 
Câu 3. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau đây:
“Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.
Cho biết câu văn trên có phải câu trần thuật đơn không? Vì sao?
Câu 4: Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn được nói tới trong đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của mình về cách cư xử với những người xung quanh? 
Phần 2. Làm văn. Kể lại một lần sinh nhật đáng nhớ nhất của em
 ĐỀ 5
Phần 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” (Ngữ văn 6- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? 
Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? 
Câu 4: Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng.
Câu 5: Đoạn văn đề cập tới vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn, có ý kiến cho rằng: “Dế Mèn có vẻ đẹp của một thanh niên cường tráng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, hãy chứng minh. 
ĐỀ 6
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “...Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.
 (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt có trong đoạn văn trên?
Câu 2: Tìm trong đoạn văn 5 danh từ, 5 động từ để khắc họa nhân vật?
Câu 3: Chỉ ra ngôi kể và tác dụng của được sử dụng ở đoạn văn ? 
Câu 4: Tự tin là cần thiết, nhưng tự cao tự đại sẽ gây hại. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
ĐỀ 7
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
 Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
 Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.
 (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? 
Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?
Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?
Câu 4.Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình? 
ĐỂ 8
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 
	“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
 ( Ngữ văn 6- Tập 1)
	Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
	Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
	Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sán?
	Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
	Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
	Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
	PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người bạn mà em nhớ mãi.
ĐỂ 9
	PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
 Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
 Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
 Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
 Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
 “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
 Thế là họ mỉm cười bay đi .
 (Trích Mây và sóng, Ta- go)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?
Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Câu 3: Trước lời rủ rê của mây, em bé đã từ đưa ra lí do từ chối là gì? Em hiểu gì về lời từ chối ấy? 
Câu 4: Giả sử em bị bạn bè rủ đi chơi một trò chơi game, mà mẹ em không muốn cho em đi. Em sẽ làm gì để vượt qua cám dỗ ấy? 
	PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
 Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỂ 10
I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
 Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
 Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.” Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
 (Ngữ văn 6- tập 1)
Câu 1 (1,5 đ	iểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên?
Câu 3 (1,0 đ	iểm): Qua đoạn trích, nhà văn dành cho cô bé trong truyện những tình cảm gì? 
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 đ	iểm): Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về cái chết của cô bé bán diêm.
Câu 2 (5,0 đ	iểm): Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,...) 
ĐỂ 11
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”.
 ( Ngữ văn 6, Tập 1)
Câu 1. ( 0,5 đ)  Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2. ( 0,5 đ)  Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao em biết ?
Câu 3. ( 1,5 đ)  Tìm 1 cặp câu có nghệ thuật đối lập? Tác dụng?
Câu 4. ( 1,5 đ)  Nêu nội dung đoạn trích trên? Nếu trong lớp em có bạn gặp phải hoàn cảnh như em bé, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?
 PHẦN II: VIẾT (6 điểm).
Câu 5. ( 1,0 đ)  Từ nội dung của phần đọc hiểu, em viết đoạn văn ( Khoảng 5-7 dòng ) nêu cảm nhận của em về em bé.
Câu 6. ( 5,0 đ) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả mà em đã học.
ĐỀ 12
Phần đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
 Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
 Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.” Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. ( Ngữ văn 6 – Tập một, NXB GD )
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc vãn bản nào? Của tác giả nào? 
Câu 2. Qua đoạn trích, nhà vãn dành cho em bé trong truyện những tình cảm gì? 
Câu 3. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải tại sao, mỗi người cần sống có tình yêu thương.
 Đề 13
Phần I. Đọc hiểu văn bản: Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi
 Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Chương
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương
 Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 1. Bài ca dao được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài ca dao
Câu 3. Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao trên.
ĐỀ 14
Phần I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
 “ Mặt trời nhú lên dần dần..... trường thọ của biển đông.”
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu, nêu cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo được miêu tả trong văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân)
 Gợi ý.
Câu 1. P.thức miêu tả
Câu 2. Nội dung: Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô kì vĩ, lộng lẫy, tráng lệ
Câu 3. Các bf tu từ đc sử dụng: so sánh, ẩn dụ 
 Tròn trĩnh, phúc hậu như.... đầy đặn; Y như một mâm lễ....biển đông
 Td: - Cảnh biển sau trận bão đẹp trong sáng tinh khôi (như tấm kính lau hết mây hết bụi)
- Cảnh mặt trời mọc vừa chính xác vừa độc đáo: H/a so sánh gợi đc hình dáng, màu sắc, vừa thể hiện kích thước rộng lớn, dáng vẻ đường bệ, đầy đặn của mặt trời với vẻ đẹp tươi sáng trên nền cảnh không gian bao la của bầu trời và mặt biển. => T/g vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi
 Một b.tranh t/n đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động
Câu 4. Đoạn văn
- MĐ: giới thiệu t/g; tp: Cảm nhận chung: cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 (Đoạn trích trên đc trích từ vb Cô Tô của t/g N.Tuân rất thành công trong việc miêu tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ. dạt dào sức sống)
TĐ: - cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô đc đặt trong 1 thời gian sau trận bão) mở ra một không gian rộng lớn bao la và trong trẻo, tinh khôi “Sau trận bão....hết bụi”
 + Màu sắc tươi sáng, rực rỡ: màu ngọc trai của chân trời, màu hửng hồng của nước biển, màu đỏ của mặt trời.
 + H/a mặt trời hiện lên s.động, có hồn qua các bf so sánh, nhân hóa: tròn trĩnh phúc hậu như....; Y như mâm lễ phẩm..
 - Với tài q.sát, liên tưởng nhạy cảm, tinh tế và tài năng sử dụng ngon ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả... N.Tuân đã tạo ra 1 loạt h/a so sánh, hoán dụ, n.hóa...táo bạo, độc đáo, bất ngờ, làm hiện ra trước mắt người đọc từng nét biến động, với màu sắc trong trẻo, rực rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
+ Qua đó ta thấy t/y t/n, sự gắn bó, trân trọng của N.Tuân dành cho con người trên đảo Co tô.
KĐ: K/định lại nghệ thuật và nội dung đ.trích ( Tóm lại với việc sử dụng n/t so sánh đặc sắc, đ.thơ đã cho ta thấy đc một b.tranh t/n đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động.)
 Đề 15
Đoạn văn: (6,0 điểm) Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:
	" Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông." (Nguyễn Tuân, Cô Tô) 
Câu 1 Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên
Câu 2. Từ nội dung của đoạn trích trên, nêu hiểu biết của em về vấn đề biển đảo quê hương? Nhiệm vụ của mỗi học sinh trong giai đoạn hiện nay về vấn đề biển đảo?	
 HƯỚNG DẪN 
Câu 1 Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:. Học sinh cảm nhận được: Đoạn văn là bức tranh sinh động về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ, dạt dào sức sống.
 - Cảnh mặt trời mọc trên đảo CT được đặt trong một t/ gian (sau trận bão) mở ra một k0 gian rộng lớn bao la và trong trẻo " Sau trận bão... hết mây, hết bụi."
- Với tài năng quan sát, liên tưởng nhạy cảm, tinh tế và tài năng sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả... , Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt hình ảnh so sánh, hoán dụ, nhân hoá... táo bạo, độc đáo, bất ngờ...làm hiện ra trước mắt người đọc từng nét biến động, biến thái với màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
Tóm lại: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên đẹp của một tâm hồn yêu mến cái đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. 
Câu 2: 
a. Vấn đề biển đảo quê hương hiện nay
- Biển của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do con người vứt rác bừa bãi, do một số nhà máy thải ra biển những chất gây ô nhiễm môi trường.
- Con người khai thác, đanh bắt thủy hải sản trái phép; dùng mìn đánh bắt cá... Vấn đề thời sự nóng bỏng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang bị Trung Quốc xâm chiếm...
b. Nhiệm vụ của mỗi học sinh trong giai đoạn hiện nay về vấn đề biển đảo
- Yêu quý biển đảo quê hương, trách nhiệm của HS là học tập tốt để góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà mai sau...
- Lên án những hành động làm ô nhiễm môi trường biển: đánh bắt cá trái phép, vứt rác thải bừa bãi...
- Lên án những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của đất nước 
 ĐỀ 16
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông”.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại văn bản?
Câu 2: Đoạn văn thể hiện nội dung gì? 
Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 4: Xác định thành phần chính của câu: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng
 Câu 5 : Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh Mặt trời mọc ở đảo Cô Tô
GỢI Ý
Câu 1: - Thể loại: Kí
Câu 2: Đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
Câu 3: Hình ảnh so sánh: Mặt trời nhú lên dẩn dẩn, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. 
 -> Đó là một cái nhìn mới mẻ vể mặt trời. Mặt trời lên và trên cái nền trong trẻo, tinh khôi của bầu trời, qua màn hơi nước biển mờ ảo buổi sáng thì mặt trời quả đúng như lòng đỏ một quả trứng. 
 Tác dụng: + gợi tả vẻ đẹp của mặt trời lúc mới mọc ở biển. 
 + gợi cảm giác nó dịu dàng, hiền hoà, phúc hậu và ta thấy óc quan sát, nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của tác giả.
Câu 4: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ (CN) //đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng (VN)
Câu 5: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô đẹp đến kì lạ. Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao trùm cả mặt biển . Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cáichân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng, trông hệt một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho tất cả những người dân chài lưới nơi đây. Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển, vài cánh nhạn chao liệng. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. 
 ĐỀ 17:
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
	“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi” (Ngữ văn 6- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn 
Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy. 
Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên. 
“ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”
 Câu 5: Em hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản em vừa tìm được trong phần I. Đọc – hiểu
GỢI Ý
Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4/1976 nhân chuyến Nhà văn đi thực tế ra thăm đảo Cô Tô
Câu 3: Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
 Tác dụng: Những quan sát, miêu tả của tác giả đến với người đọc một cách chân thực hơn, phù hợp với đặc trưng thể loại kí
Câu 4: - Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà...., và cát lại vàng giòn hơn nữa”
=> Cảnh vật Cô Tô sau trận bão hiện lên thật trong trẻo, sáng sủa, tinh khôi, như được hồi sinh sau trận bão
Câu 5: *Mở đoạn: Bài kí mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc
*Thân đoạn: Nội dung - Bài văn đã m. tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của TQ-quần đảo Cô Tô
 Nghệ thuật -Nhà văn sử dụng kết hợp các PTBĐ: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm
 -Đồng thời, ông dùng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện và sự miêu tả chính xác
 -Bài kí có nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa mới mẻ và độc đáo
*Kết đoạn: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản đã làm cho em thêm yêu mến mảnh đất Cô Tô cũng như tự hào về sự trù phú của đất nước
 ĐỀ 18
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.”	( Ngữ văn 6 – tập 1)
Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Câu 2 : Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Câu 3 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 4 : Xác định thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên? 
Câu 5 : Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy ? 
Câu 7: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích trên?
GỢI Ý: 
3. Miêu tả
5. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô
6. Nghệ thuật so sánh. 
. Tác dụng : Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của bức tranh thiên nhiên mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
7* Yêu cầu kĩ năng:
- Có thể trình bày thành đoạn văn ngắn hoặc gạch đầu dòng các ý ; 
- Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ viết câu, chính tả.
* Kiến thức: Từ nội dung đoạn trích H có thể nêu cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau:
-Đoạn văn đã phác họa vẻ đẹp của cảnh mặt trời mọc trên biển thật đẹp, rực rỡ, tráng lệ, nên thơ...
- Tài năng quan sát và miêu tả tinh tế cùng tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Ý thức giữ gìn môi trường biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương...
 - ...
ĐỀ 19
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
 Cho nên mẹ sinh ra
 Để bế bồng chăm sóc
 Mẹ mang về tiếng hát
 Từ cái bống cái bang
 Từ cái hoa rất thơm
 Từ cánh cò rất trắng
 Từ vị gừng rất đắng
 Từ vết lấm chưa khô
 Từ đầu nguồn cơn mưa
 Từ bãi sông cát vắng...
 (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
Câu 4: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này sẽ thay thế cho lời ru của mẹ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Gợi ý làm bài 
Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh hiện ra: cái bống cái bang, cái hoa, vị gừng, cơn mưa, bãi sông, vết lấm.
Câu 3: 
Điệp ngữ trong đoạn thơ là các từ ngữ như: “rất”, “Từ cái...”, “Từ...”được lặp đi lặp lại 
Tác dụng:
+ nhấn mạnh vẻ đẹp của những hình ảnh trong lời ru của mẹ.
+ Ca ngợi ý nghĩa của lời ru: Lời ru kết thành những giá trị cao quý nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc; thắm đượm trong lời ru của mẹ là tình cảm thiết tha, là trí tuệ, tâm hồn người Việt. Vì vậy nó trở thành nguồn dinh dưỡng quý giá nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
+ Khẳng dịnh tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. 
+ Làm cho câu thơ hấp dẫn, giọng thơ tha thiết.
Câu 4: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này có thể thay thế cho lời ru của mẹ.
HS bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm trên
 Nếu đồng ý. HS phải lí giải được:
+ Tầm quan trọng của công nghệ thay thế con người, phục vụ cuộc sống. Việc ru con cũng vậy.
+ Nhiều ngươi mẹ phải đi làm việc khi con còn bé, nên không thể trực tiếp ru con...
Nếu không đồng ý. HS phải lí giải được”
+ Không có một thiết bị nào có thể thay thế được lời ru của mẹ vì mẹ ru con là truyền cho con hơi ấm, tình thương, ước mơ, khát vọng của mẹ cho con.
+ Lời ru trở thành dòng sữa tinh thần để con khôn lớn, lời ru bồi đắp tâm hồn con.
+ Lời ru kết gắn tình mẹ con, giúp con cảm nhận được sự chở che, yêu thương của mẹ.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 20 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
 Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
 Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
 Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
 Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
 “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
 Thế là họ mỉm cười bay đi .
 (Trích Mây và sóng, Ta- go)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?
Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Câu 3: Trước lời rủ rê của mây, em bé đã từ đưa ra lí do từ chối là gì? Em hiểu gì về lời từ chối ấy? 
Câu 4: Giả sử em bị bạn bè rủ đi chơi một trò chơi game, mà mẹ em không muốn cho em đi. Em sẽ làm gì để vượt qua cám dỗ ấy? 
 Gợi ý làm bài
 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm.
Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng:
Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật: 
 + Đánh dấu lời trực tiếp của mây:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
 Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
 + Đánh dấu lời trực tiếp của em bé : “ Mẹ mình 

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022.docx