Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 6 - Năm học 2021-2022

Yêu cầu cần đạt:

1. Về kiến thức

 Hệ thống hóa và khắc sâu các kiến thức đã học trong chương 3 và chương 4:

- Cấu tạo của trái đất. Vỏ trái đất

- Khí hậu và biến đổi khí hậu.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong giờ học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, bảng nhóm

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh, video về các dạng địa hình và khoáng sản trên Trái đất.

- Bản đồ tự nhiên Thế giới, bản đồ KS Việt Nam.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.

 

docx 15 trang quyettran 24180
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 6 - Năm học 2021-2022

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 6 - Năm học 2021-2022
Tuần 13 – Tiết 22
 Ngày soạn: 04 /11 /2021
 Ngày dạy: 8 - 15/ 11 / 2021
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức 
 Hệ thống hóa và khắc sâu các kiến thức đã học trong chương 3 và chương 4:
- Cấu tạo của trái đất. Vỏ trái đất 
- Khí hậu và biến đổi khí hậu.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong giờ học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, bảng nhóm
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, video về các dạng địa hình và khoáng sản trên Trái đất.
- Bản đồ tự nhiên Thế giới, bản đồ KS Việt Nam.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a. Mục tiêu: 
- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Quan sát hình ảnh sau, kể tên các nội dung mà em đã được tìm hiểu
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
- HS: Trình bày kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đưa ra nhận xét, Hướng dẫn vào bài Ôn tập 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Học sinh làm các bài tập để củng cố kiến thức chương 3
a. Mục tiêu: HS hoàn thành nội dung các bảng nhằm ôn lại kiến thức
b. Nội dung: Tìm hiểu về Hệ thống kiến thức bằng hệ thống bảng
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau
Nhóm 1,2: 
Câu 1. Vẽ sơ đồ thể hiện nội dung đã học ở chương 3.
HS tự chọn loại sơ đồ phù hợp với các yêu cầu: tiêu để chương, nội dung chương, sắp
xếp thứ tự và nội dung của từng vấn để (từng bài) theo một logic kiến thức của bản đổ về
địa lí... Căn cứ vào những đặc điểm trên để tổng kết dưới dạng sơ đồ phù hợp nội dung
kiến thức của chương.
Nhóm 3,4: HS hoàn thành sơ đồ hóa kiến thức về tác động của nội lực và ngoại lực
Nhóm 5,6: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên? Kể tên 1 số bình nguyên và cao nguyên tiêu biểu ở nước ta và trên thế giới?
Nhóm 7,8: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa núi và đồi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
2. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên
a. Giống nhau: Đều là những khu vực có diện tích rộng lớn, bề mặt tương đối bằng phằng hoặc hơi gợn sóng
b. Khác nhau:	
Khác nhau
Bình nguyên( đồng bằng)
Cao nguyên
Độ cao
- Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m
- Không có sườn như cao nguyên
- Độ cao tuyệt đối thường trên 500m
- Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
3. Sự giống và khác nhau giữa núi và đồi:
a. Giống nhau:
- Núi và đồi đều là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất
- Núi và đồi đều có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn và chân 
b. Khác nhau:
Núi
Đồi
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có đỉnh nhọn sườn dốc
- Độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m
- Đồi là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất, có đỉnh tròn, sườn thoải
- Độ cao tương đối của đồi không quá 200m
Hoạt động 2.2: HS làm các bài tập chương 3,4
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức chương 3,4
b. Nội dung: bài tập chương 3,4
c. Sản phẩm: các bài tập của HS
d. Cách thực hiện. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành các câu hỏi sau.
-Nêu nguyên nhân hình thành núi lửa.
- Nêu cấu tạo của núi lửa.
- Núi lửa gây ra những hậu quả gì? Tại sao ở vùng gần núi lửa hoạt động rất nguy hiểm nhưng dân cư lại tập trung đông đúc?Liên hệ với Việt Nam?
- Để ứng phó với hoạt động núi lửa chúng ta cần làm gì?Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- Động đất là gì? Nêu nguyên nhân.
- Nêu hậu quả do động đất gây ra.
- Nêu một số dấu hiệu trước khi xảy ra động đất.
- Dựa vào mục em có biết, và hình ảnh sau, em hãy cho biết:
- Đơn vị để đo cường độ của động đất?
- Việt Nam có xảy ra động đất hay không?
- Nêu các biện pháp phòng tránh khi có động đất xảy ra.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung ôn tập.
Câu 1: Vật chất nóng chảy trong lớp man ti được gọi là:
A. Mác ma 	B. Dung nham 	C. Ba dan 	D. Núi lửa
Câu 2: Lãnh thổ Việt Nam nằm trong địa mảng nào dưới đây:
A. Mảng Ấn Độ - Ỗtraylia	B. Mảng Thái Bình Dương	
C. Mảng Âu Á	D. Mảng Phi
Câu 3: Trong các mảng sau , mảng nào xô vào nhau:
A. Âu-Á với Phi	B. Phi với Nam Mỹ, C. Âu-Á với Bắc Mỹ, D. Phi với Nam Cực
Câu 4: : Trong các mảng sau , mảng nào tách xa nhau:
A. Âu-Á với Phi	B. Phi với Nam Mỹ, 	
C. Bắc Mỹ với Thái Bình Dương	D. Âu-Á với Thái Bình Dương
Câu 5: Núi lửa và động đất là hệ quả của:
A. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời	B. Lực Cô - ri - Ô - lít
C. Sự di chuyển của các địa mảng	D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục
Câu 6:Khi núi lửa có dấu hiệu phun tròa, người dân sống gần khu vực cần:
A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc	B. Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực
C. Chuẩn bị các dụng cụ để dập lửa	D. Đóng cửa ở trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài
Câu 7:Đất đỏ ba dan màu mỡ được hình thành do quá trình phong hóa các sản phâtm phun trào của núi lửa thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ( cà phê, cao su...) tập trung ở khu vực nào ở nước ta?
A. Miền núi Tây Bắc	B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng sông Hồng	D. Tây Nguyên
Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây không phải là một trong những nguyên nhân sinh ra động đất?
A. Sự va chậm của các núi băng trôi trên đại dương	B. Sự hoạt động của núi lửa
C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất	D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo
Câu 9. Nội sinh là quá trình diễn ra ở :
Trong bầu khí quyển B. Trong lòng đất 
Trên bề mặt Trái Đất D. Trong vũ trụ. 
Câu 10. Đường đồng mức là đường
A. nối liền các điểm có độ caobằng nhau trên lược đồ địa hình.
B. nối liền các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.
C. nối các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.
D. tròn nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.
Câu 11. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình: 
A.	Càng dốc C. Càng cao
B.	Độ đốc càng nhỏ D. Càng thấp
Câu 12. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng giấy dựa vào
A. các đường đồng mức và thang màu sắc. B. đường đồng mức.
C. thang màu sắc. D. đường đồng mức và kí hiệu.
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
4. Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ: Nội dung ôn tập trong chương 4
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo, trao đổi:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá, nhận định:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
- Ôn tập kỹ các nội dung kiến thức từ bài 1 đến bài 16 chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
Tuần 14 – Tiết 23
Ngày soạn: 02 /11 /2021
Ngày dạy: 8 - 15/ 11 / 2021
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết ( 90 PHÚT)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh từ bài 1 đến bài 8 môn Lịch Sử và bài 1-16 môn Địa lí
- HS tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS.
2. Những định hướng phát triển năng lực cho HS.
-Tổng hợp kiến thức, phát triển, vận dụng kiến thức trong quá trình làm bài
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực : tích cưc, chủ động, tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
II. Hình thức kiểm tra
 - Trắc nghiệm,tự luận và thực hành tính toán.
III. Phương tiện và phương pháp:
 1/ Phương tiện: - GV: in đề cho Hs, là biểu điểm chi tiết.
 - HS : Chuẩn bị giấy; thước kẻ, com-pa....
 2/ Phương pháp: - làm bài tập trung tại lớp.
IV.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới 
a. Ma trận đề
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022
PHÂN MÔN ĐỊA LÝ 50% - PHÂN MÔN LỊCH SỬ 50%
( Thời gian làm bài 90 phút)
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số câu hỏi
Thời gian (ph)
Số CH
Tg (ph)
Số CH
Tg (ph)
Số CH
T g (ph)
Số CH
Tg
(ph)
TN
TL
1
A. TRÁI ĐẤT-HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
( 1 điểm)
A1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1TN
2
1
2
0.25
A2. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
A3. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
1TN
2
1
2
0.25
2
B. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
B1. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
1TN
2
1
2
0.25
B2. Quá
trình nội
sinh và
quá trình
ngoại sinh.
Hiện
tượng tạo
núi
1TN
2
1 TL
10
1
1/2
12
1,75
B3. Núi lửa và động đất
1 TL*
B4. Các dạng địa hình chính trên trái đất. Khoáng sản
1TN
2
1/2
TL
1 /2
TL*
14
1
1/2
16
1.75
C. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
C1. Lớp vỏ khí của trái đất. Khí áp và gió
1TN
1/2
TL
1 /2
TL*
2
7
1 /2
TL*
1
1/2
9
0.75
Tổng
6.5
16
1
10
0.5
14
6.5
1.5
45 Phút
5 Điểm
Tỉ lệ %
20
15
15
20
30
Tỉ lệ chung
35
15
50
b) Bản đặc tả
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6 
PHÂN MÔN ĐỊA LÝ
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
2
A. TRÁI ĐẤT-HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
( 1 đ)
A1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
*Nhận biết: 
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
* Thông hiểu
- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.
1TN
A2. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả 
* Nhận biết:
- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
* Thông hiểu:
- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất (giờ địa phương/ giờ khu vực), sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.
* Vận dụng:
- So sánh được giờ của hai địa điểm trên trái đất
- Tính giờ của các khu vực dực vào khu vực giờ gốc
A3. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
* Nhận biết:
- Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hướng, thời gian,...
Thông hiểu:
- Mô tả được hiện tượng mùa: mùa ở các vùng vĩ độ và các bán cầu.
- Trình bày được hiện tượng ngày đêm đài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
1TN
3
B. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
 (2đ)
B1. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
* Nhận biết:
- Biết trái đất được cấu tạo bởi 3 lớp
* Thông hiểu
- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp.
- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. 
* Vận dụng cao: 
-Vẽ được mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên các lớp
1TN
B2. Quá
trình nội
sinh và
quá trình
ngoại sinh.
Hiện
tượng tạo
núi
* Thông hiểu
- Phân biệt được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.
- Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
Vận dụng thấp: 
- Phân loại được các hiện tượng do nội lực hay ngoại lực tác động
1TN
1 TL
B3. Núi lửa và động đất
-Trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất và nêu được nguyên nhân hiện tượng này.
1 TL*
B4. Các dạng địa hình chính trên trái đất. Khoáng sản
Nhận biết: 
- Nhận biết được các dang địa hình đựa vào đặc điểm hình thái.
- Kể tên được một số loại khoáng sản.
Thông hiểu
 - Hiểu và trình bày đặc điểm các dạng địa hình trên bề mặt trái đất
- Hiểu ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
Vận dụng
- So sánh được sự khác nhau của các dạng địa hình
- Kể tên 1 số ngọn núi, cao nguyên, đồng bằng ở Việt Nam
- Đưa ra một số giải pháp bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.
Vận dụng cao:
Đánh giá tiềm năng kinh tế vùng núi ở nước ta
1TN
1/2
TL
1 /2
TL*
C. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
C1. Lớp vỏ khí của trái đất. Khí áp và gió
*Nhận biết:
- Biết được thành phần của lớp vỏ khí và tỉ trọng của các thành phần đó.
+ Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.
*Thông hiểu:
+ Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic trong khí quyển.
+ Trình bày được đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
+ Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
* Vận dụng:
- Đưa ra một số biện pháp bảo vệ bầu khí quyển và lớp ô-dôn.
1TN
1/2
TL
1 /2
TL*
1 /2
TL*
Tổng
6 TN
1/2 TL
1
1/2
1
Tỉ lệ %
20
15
15
Tỉ lệ chung
35
15
c) Đề kiểm tra 
Trường THCS Vũ Tiến
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 6
PHẦN ĐỊA LÝ ( 50%)
(Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề)
Mã đề: 01
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm)
Câu 1:Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mặt trời là:
A. 24 giờ          	B. 365 ngày            	C. 365 ngày 6 giờ     	 D.  366 ngày
Câu 2. Trong hệ mặt trời, theo thứ tự xa dần mặt trời, trái đất ở vị trí thứ :
A. 3 	B. 2 	C. 4 	D. 5
Câu 3: Từ trong ra ngoài, Trái Đất lần lượt có các lớp:
A.Vỏ trái đất, nhân, lớp man ti 	B. Vỏ, lớp man ti, nhân
C. Nhân, lớp man ti,vỏ trái đất 	D. Lớp man ti, vỏ, nhân
Câu 4: Địa hình trên bề mặt Trái Đất là kết quả tác động của:
Động đất, núi lửa B. Ngoại lực	C.Xâm thực, bào mòn D. Nội lực và ngoại lực
Câu 5: Trong thành phần của không khí, tỉ lệ của khí ô – xi là:
	A. 78%.	B. 1%.	C. 21%.	D. 87%.
Câu 6: Các khoảng sản: than đá, dầu mỏ, khí đốt thuộc loại khoáng sản:
A. Phi kim loại B. Năng lượng(nhiên liệu) C. Kim loại	 D. nội sinh
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,5 điểm)
Câu 1: ( 1,5 điểm): Thế nào là quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh?
Câu 3:( 2 điểm)
Nêu các thành phần chính của không khí gần bề mặt đất.
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa núi và đồi.
Mã đề: 02
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Từ trong ra ngoài, Trái Đất lần lượt có các lớp:
A.Vỏ trái đất, nhân, lớp man ti 	B. Vỏ, lớp man ti, nhân
C. Lớp man ti, vỏ, nhân 	D. Nhân, lớp man ti,vỏ trái đất 
Câu 2: Địa hình trên bề mặt Trái Đất là kết quả tác động của:
Động đất, núi lửa B. Ngoại lực	C. Nội lực và ngoại lực	D.Xâm thực, bào mòn 
Câu 3:Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mặt trời là:
A. 24 giờ 	B. 365 ngày 	C. 365 ngày 6 giờ 	 D. 366 ngày
Câu 4. Trong hệ mặt trời, theo thứ tự xa dần mặt trời, trái đất ở vị trí thứ :
A. 3 	B. 2 	C. 4 	D. 5
Câu 5: Các khoảng sản: than đá, dầu mỏ, khí đốt thuộc loại khoáng sản:
A. Phi kim loại B. Năng lượng(nhiên liệu) C. Kim loại	 D. nội sinh
Câu 6: Trong thành phần của không khí, tỉ lệ của khí ô – xi là:
	A. 78%.	B. 1%.	C. 87%.	D. 21%.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,5 điểm)
Câu 1: ( 1,5 điểm): Trình bày hiện tượng động đất ( Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả)
Câu 3:( 2 điểm)
Kể tên các tầng khí quyển
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cao nguyên và bình nguyên.
Hướng dẫn chấm và đáp án
Mã đề: 01
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
D
D
C
B
PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra ở trong lòng trái đất, làm cho địa hình bề mặt trái đất gồ ghề, lồi lõm
- Quá trình ngoại sinh là quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái đất, làm cho đị hình bề mặt trái đất san bằng hạ thấp hơn
1.5
Câu 2
Các thành phần chính của không khí sát mặt đất:
Khí Ni tơ ( 78%)
Khí Ô xi ( 21%)
Hơi nước và các khí khác ( 1%)
0.5
* Giống nhau
- Núi và đồi đều là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất
- Núi và đồi đều có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn và chân 
* Khác nhau: 
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có đỉnh nhọn sườn dốc, Độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m
- Đồi là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất, có đỉnh tròn, sườn thoải. Độ cao tương đối của đồi không quá 200m
1.5
Hướng dẫn chấm và đáp án
Mã đề: 02
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
C
A
B
D
PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Khái niệm: Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
- Hậu quả
+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
+ Có thể gây nên lở đất, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
1.5
Câu 2
Khí quyển gồm các tầng
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Các tầng cao của khí quyển
0.5
* Giống nhau
a. Giống nhau: Đều là những khu vực có diện tích rộng lớn, bề mặt tương đối bằng phằng hoặc hơi gợn sóng
* Khác nhau: 
- Đồng bằng: Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. Không có sườn như cao nguyên 
- Cao nguyên: Độ cao tuyệt đối thường trên 500m. Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
1.5

File đính kèm:

  • docxon_tap_va_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_dia_li_6_nam_hoc_2021_2.docx