Phiếu học tập Ngữ văn 9 - Học kì 1 - Phần văn văn bản nhật dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với

văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những

con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi,

châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ

tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị

lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc

như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến

một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi

cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực Nhưng điều kì lạ là tất cả

những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở

Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất

phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.

(“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và

văn hóa Việt Nam” - 1990).

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

2. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn?

 

doc 10 trang phuongnguyen 32080
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Ngữ văn 9 - Học kì 1 - Phần văn văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập Ngữ văn 9 - Học kì 1 - Phần văn văn bản nhật dụng

Phiếu học tập Ngữ văn 9 - Học kì 1 - Phần văn văn bản nhật dụng
VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH( Lê Anh Trà)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với
văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những
con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi,
châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ
tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị
lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc
như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến
một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi
cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực Nhưng điều kì lạ là tất cả
những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở
Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất
phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.
(“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và
văn hóa Việt Nam” - 1990).
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn?
3. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì: Trên những con tàu vượt
trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu
Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại
quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga Và người đã làm nhiều nghề”.
4. Cụm từ “Có thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào
lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ
tịch Hồ Chí Minh”
5. Tìm hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ đó?
6. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì?
7. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các
nước của Bác?
Gợi ý:
1, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
2, Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn 
- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người; tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
- Phép nối: Có thể nói; Và; Nhưng
- Phép lặp: Người; Chủ tịch Hồ Chí Minh
3, Đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê 
4, Cụm từ “Có thể nói” là thành phần: biệt lập tình thái 
5. Hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn là: “ Việt Nam”, “ Phương Đông” nhằm nhấn mạnh tính chất dân tộc và truyền thống trong phong cách Hồ Chí Minh.
6, Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là:
“Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông,
nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại” 
7, Học tập được cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác 
- Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên
thâm
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
“ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam cà muối, cháo hoa.”
1. Đoạn văn nói về đức tính nào của Bác? Đức tính đó được biểu hiện qua những phương diện nào?
2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?
3. Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
4. Suy nghĩ về lối sống giản dị của mỗi con người bằng một đoạn văn 13-15 câu.
Gợi ý:
1. Đoạn văn nói về đức tính giản dụ của Bác Hồ. Biểu hiện:
- Chỗ ở: “ căn nhà sàn bằng gỗ”, “ chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khác”, “ vừa là nơi làm việc, vừa là chỗ ngủ; “ đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ”.
- Trang phục: Bộ bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Người ăn uống rất đạm bạc và dân dã, toàn những món ăn dân tộc không chút cầu kì: “ cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.
2. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn đã cho là thao tác chứng minh. Tác giả dã liệt kê hàng loạt dẫn chứng về nơi ở, trang phục, việc ăn uống để người đọc thấy rõ sự giản dị của Bác trong mọi mặt ciuar đời sống.
3. 
- Phép so sánh: “ Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, môt con người siêu phàm nào đó trong cổ tích” nhằm bộc lọ sự ngạc nhiên, thán phục của tác giả trước lối sống giản dị của Bác.
- Liệt kê: “ bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sô”, “ cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa” làm nổi bật sự giản dị của Bác về trang phục và ăn uống.
-> Qua các biện pháp tu từ đó, tác giả đã thể hiện một cách kín đáo sự kính mến, tôn trọng đối với Bác.
4.
 - Yêu cầu hình thức: đoạn văn 13-15 câu
- Yêu cầu nội dung: lối sống giản dị của mỗi con người
+ Mở đoạn(1 câu)
+ Thân đoạn:
. Giải thích: Giản dị là sự đơn giản, tự nhiên, phong cách sống không cầu kì, xa hoa. -> Khẳng định lối sống gỉan dị là lối sống tích cực nó sẽ phục vụ con người ta trên mọi mặt(khoảng 2-3 câu)
. Biểu hiện trong cách ứng xử, trang phục, sinh hoạt hằng ngày ntn?( khoảng 2 câu) 
. Giá trị của lối sống giản dị: làm cho bản thân trở nên thân thiện hơn, làm cho mọi người sống gần gũi, thân thiết hơn, không câu nệ không xa hoa(2 câu)
Dẫn chứng: trong thực tế Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm họ ở ẩn để giữ cho mình sống, tâm hồn trong sạch lánh xa sự đời nhưng tình cảm của họ vẫn hứớng đến nhân dân, đất nước. Bác Hồ của chúng ta có lối sống giản dị để di dưỡng tâm hồn, giúp cho tâm hồn mình thanh thản, vui vẻ, trong sạch, trong sáng hơn.(3 câu)
. Bàn luận mơ rộng( lật ngược vấn đề): ta không nên nhầm lẫn sự giản dị với sự xuề xòa với sự đơn giản quá mức mà thiếu sự tôn trọng người đối diện. Vd như ăn mặc một cách xuề xòa như đi xin việc hoặc đi đến trường học, hay đến công sở làm việc. Đó có phải là giản dị không? Mà đó là sự xuề xòa không tôn trọng người đối diện. Chúng ta đừng nhầm lẫn điều này mà sống buông thả bản thân.(3-4)
. Bài học hành động: về bản thân, nhận thức như thế nào về lối sống, hành động ntn để phát huy lối sống giản dị đat một cách cao nhất. câu(2 câu)
- Kết đoạn(1 câu)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
 ( SGKNgữ văn 9, tập một)
1. “Di dưỡng tinh thần” được dùng ở đoạn văn trên có nghĩa là gì?
2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giữa họ có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêu tác dụng của việc so sánh?
3. Tìm những từ hán việt trong đoạn văn, qua đó ta thấy thái độ của tác giả đối với Bác ra sao? Hãy giải thích ít nhất 3 từ em vừa tìm.
4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.
Gợi ý:
1. “Di dưỡng tinh thần” : bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khỏe.
2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
- Điểm giống nhau: Họ đều có lối sống thanh cao, giản dị để “ di dưỡng tâm hồn”. Lối sóng ấy cũng là một quan niệm thamrar mĩ về cuộc sống.
- Tác dụng của việc so sánh: một lần nữa tôn vinh sự cao đẹp trong lối sống giản dị của Bác Hồ; bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với Bác như với các bậc hiền triết xưa.
3. Những từ ngữ Hán Việt: “truân chuyên”,”uyên thâm”,”siêu phàm”,”tiết chế”,”hiền triết”,”thú quê thuần đức”,”danh nho”,”di dưỡng tinh thần”,
-> Thái độ của tác giả đối với Bác: yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ.
- Tiết chế: hạn chế, giữ không cho vượt quá mức.
- Hiền triết: người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.
- Thuần đức: đạo đức hoàn toàn trong sáng.
4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.
 * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần được quan tâm.
* Thân đoạn: 
- Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng nhất, bản chất nhất của văn hóa dân tộc; được hình thành, tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Nó được thể hiện qua cách sống, lói sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động nói năng, ăn mặc, ứng xử,..của con người. Ví dụ : Người Việt Nam có tính giản dị, cần cù, chăm chỉ, tinh thần đoàn kết, nhân ái, lòng yêu nước sâu sắc
- Bàn luận:
+ Vì sao thế hệ tre có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập?
. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hộiSự giao thoa về văn hóa đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân ta nhưng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề, nhất là sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc.
. Họ là chủ nhân của đất nước, là cầu nối của văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại
+ Thế hệ trẻ cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập?
. Chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài để “hòa nhập chứ không hòa tan”
. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá những nét đẹp truyền thống của dân tộc để chúng không bị mai một
. Thực hiện và lan tỏa nếp sống lành mạnh; lên án, đấu tranh loại bỏ lối sống lệch lạc, chỉ biết hưởng lạc, quay lưng với lịch sử, văn hóa truyên thống của dân tộc.
- Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những người trẻ không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Giữu gìn bản sắc văn hóa dâ tộc phải đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Bài học, liên hệ bản thân.
+ Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc rong thời kì hội nhập.
+ Liên hệ bản thân.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề
.
VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH( MÁC- KÉT)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Chúng ta đang ở đâu?....đối với vận mệnh thế giới”
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
2. “ Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là gì?
3. Chỉ rõ cách lập luận của tác giả trong đoạn trích “ Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là..mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”
4. Phân tích giá trị của phép tu từ so sánh trong đoạn văn?
Gợi ý:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là nghị luận.
2. “ Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
3. Cách lập luận của tác giả trong đoạn trích “ Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là..mọi dấu vết của sự sống trên trái đất” là giải thích.
4. Phép tu từ so sánh trong đoạn văn: “ Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet”. Hình ảnh so sánh là một điển tích trong thần thoại Hy Lạp: Đa-mô-clet treo thanh gươm ngay phía trên đầu bằng sợi lông đuôi ngựa. Qua đó, tác giả muốn nói: chiến tranh hạt nhân có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người và toàn bộ sự sống trên trái đất. Cái chết khủng khiếp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Niềm an ủi duy nhấttrở lại điểm xuất phát của nó”
1. Để chỉ ra sự tốn kém của việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Cho ví dụ cụ thể?
2. Tìm hai phép so sánh trong đoạn trích “ Năm 1981.vượt đại châu”? Nêu tác dụng?
3. Chỉ ra tha thành phần biệt lập trong câu “ Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thần thánh đã bỏ quên ở ngoài vũ trụ.”
4. Cuối cùng tác giả đã đưa ra kết luận gì về việc chạy đua vũ trang? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Gợi ý:
1. Để chỉ ra sự tốn kém của việc đầu tư cho vũ khí hạt nhân, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận soa sánh là chủ yếu.
Ví dụ: Số tiền dự kiến để cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới là khoảng 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền đó cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
2. Hai phép so sánh trong đoạn trích “ Năm 1981vượt đại châu” và tác dụng:
- Chương trình cứu trợ cho 500 trẻ em nghèo khổ nhất thế gới của UNICEF được ví như “ một giấc mơ không thể thực hiện được” cho thấy tính chất bất khả thi của chương trình vì sự tốn kém của nó.
- Chi phí cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới ‘ chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu”. Tác dụng: cho thấy sự tốn kém và phi lí của cuộc chạy đua vũ trang- chi phí để hủy diệt sự sống lại lớn chi phí để duy trì và cải thiện cuộc sống.
3. Thành phần biệt lập trong câu “ Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thần thánh đã bỏ quên ở ngoài vũ trụ.” Là thành phần tình thái ( có lẽ)
4. Cuối cùng tác giả đã đưa ra kết luận : Việc chạy đua vũ trang “ không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.”
- Em đồng ý với ý kiến của tác giả vì chạy đua vũ trang có thể dẫn tới sự hủy diệt toàn bộ trái đất, cả con người và các sinh vật khác, đưa mọi thứ trở về điểm xuất phát hàng triệu năm về trước. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chúng ta đến đây để .xóa bỏ khỏi vũ trụ này.”
1. “Việc đó” được nhắc đến trong đoạn trích là việc gì?
2. Chỉ ra phép điệp trong đoạn văn cuối cùng và nêu tác dụng của nó?
3. Chỉ rõ các phép liên kết hình thức có trong đoạn trích?
4. Nhà văn đã bộc lộ tình cảm, thái độ gì? Chép lại câu văn thể hiện rõ nhất điều đó?
5. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân?
Gợi ý
1. “Việc đó” được nhắc đến trong đoạn trích là việc chạy đua vũ trang 
2. 
- Phép điệp: “ để cho nhân loại tương lai biết/ hiểu” nhằm nhấn mạnh vào mục đích của bản tham luận và mong mỏi tha thiết của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
3. Các phép liên kết hình thức có trong đoạn trích:
- Phép nối:
+ “ nhưng” ( nói câu 1 với câu 2 của đoạn 1)
+ ‘ để cho” ( nối câu 1 với câu 2, 3 của đoạn 2)
- Phép lặp:
+ “ chúng ta” ( câu 1,2 của đoạn 1; câu 3 của đoạn 2)
+ “để cho nhân loại tương lai..” ( câu 2,3 của đoạn 2)
- Phép thế: “ thảm họa hạt nhân” ở câu 1 đoạn 2 thế cho “ tai họa” ở câu 2 đoạn 1.
4. Nhà văn đã bộc lộ tình cảm, thái độ mạnh mẽ dứt khoát và mong muốn tha thiết qua câu văn: “ Tôi khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân.”
5. Viết đoạn văn:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân đoạn: 
- Giải thích: Chiến tranh hạt nhân ( hay chiến tranh nguyên tử) là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân- loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt được sử dụng.
- Bàn luận:
+ Tác hại của chiến tranh hạt nhân :
. Cuộc chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân gây ra tốn kém khủng khiếpcho các nước( Lấy dẫn chứng từ văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
. Chiến tranh hạt nhân có sức mạnh hủy diệt kinh hoàng, xóa sổ mọi sự sống trên trái đất.( Ví dụ: Trong thế chiến thứ hai, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của toàn thế giới.)
. Việc chạy đua về vũ khí hạt nhân đã gây cho toàn nhân loại nỗi bất an lớn. Nó đi ngược với mong muốn của toàn nhân loại là được sống trong hòa bình, hạnh phúc.
+ Đánh giá: Chiến tranh hạt nhân thực sự là mối đe dọa nguy hiểm với sự sống của toàn nhân loại.
- Mở rộng vấn đề
+ Phê phán những kẻ chạy đua vũ trang.
+ Không chỉ chiến tranh hạt nhân mà mọi cuộc chiến tranh đều cần được ngăn chặn và loại bỏ.
- Bài học
+ Nhân dân toàn thế giới cần liên hiệp lại trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân.
+ Mọi phát minh khoa học đều phải hướng tới mục đích tốt đẹp cho cộng đồng và nhân loại, không được dùng vào những mục đích phi nhân đạo.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_ngu_van_9_hoc_ki_1_phan_van_van_ban_nhat_dung.doc