Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

4. Mô tả bản chất của sáng kiến

4.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí coi môn Lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn - Sử đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.

Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.

 

docx 24 trang phuongnguyen 29/07/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Cơ sở
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Đồng Hỷ 
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
Trường 
Email: Số điện thoại: 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến được áp dụng ở lĩnh vực bộ môn Lịch sử 
+ Sáng kiến đưa ra những biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trung học cơ sở.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí coi môn Lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn - Sử đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
Đầu năm học 2017 – 2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 303 học sinh các lớp 6,7,8,9 Trường như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em:
STT
Phương án
Đúng
Sai
1
Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng
2
Môn Lịch sử rất khô khan và quá dài
3
Học Lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử loài người và lịch sử dân tộc
4
Học Lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi, không cần phải tìm tòi thêm
Kết qủa thu được như sau:
Câu 1: 163 học sinh chọn đúng, 140 học sinh chọn sai
Câu 2: 158 học sinh chọn đúng, 145 học sinh chọn sai
Câu 3: 150 học sinh chọn đúng, 153 học sinh chọn sai
Câu 4: 202 học sinh chọn đúng, 101 học sinh chọn sai 
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn khô khan, dài dòng và chỉ cần học thuộc lòng những gì mà thầy cô cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn Lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Từ những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy lịch sử bằng cách “sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” để các em hứng thú và dễ ghi nhớ hơn, từ đó các em không lãng quên lịch sử.
	4.2. Các giải pháp
Trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân”, còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học bổ trợ cho sử học, ngược lại sử học bổ trợ cho văn học. Do đó, nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử thì hiệu quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên.
Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở có vai trò to lớn:
Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú của học sinh.
Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở tuỳ vào nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; tiểu thuyết lịch sử; hồi kí cách mạng... Mỗi loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, do đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị lịch sử.
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Yêu cầu đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường, giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng ngữ liệu văn học, giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Nói tóm lại, việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy, thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường trung học cơ sở.
Để sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, có thể tiến hành theo những giải pháp sau:
4.2.1. Giải Pháp thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Ở Bài 14 (Lịch sử 9): Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. (Mục II: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục).
Khi giảng về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh để minh họa cho sự kiện đang học, qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh: 
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta, chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”
 (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Giáo viên giảng, học sinh cảm thụ: Đây là dẫn chứng, chứng tỏ chính sách cai trị thâm độc và dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc Pháp. 
Hay ở Bài 16 (Lịch sử 9): Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. Khi giảng đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê-nin (7/1920) và người đã tìm thấy con đường cứu nước, giáo viên minh họa bằng đoạn thơ trong bài “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên:
“Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” 
 (Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)
Giáo viên bình nhanh đoạn thơ trên để khắc sâu sự kiện quan trọng này: Khổ thơ trên biểu đạt rõ nét tâm trạng của Người khi gặp được con đường lý tưởng cách mạng mà bấy lâu Bác tìm kiếm, Người vô cùng hạnh phúc bởi con đường đấu tranh cách mạng chân chính đó là con đường duy nhất để đưa dân tộc Việt Nam đi qua đêm trường nô lệ, đến tương lai tươi sáng. Đó là con đường do đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức, cường quyền, đem lại ruộng cày cho dân nghèo, đem lại tự do, độc lập cho dân tộc.
Ở Bài 19 (Lịch sử 9). Mục II: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” để nói về khí thế cách mạng hừng hực tại nhiều huyện ở Hà Tĩnh:
“... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi...” 
(Bài ca cách mạng)
Giáo viên giảng cho học sinh thấy được vai trò quần chúng trong việc làm nên lịch sử, củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân tộc.
Ở Bài 23 (Lịch sử 9): Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố). Trong mục này, sau khi trình bầy về sự kiện Đại hội Quốc dân được tiến hành tại Tân Trào ngày 16/8, tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa và thông qua mười chính sách của Việt Minh, giáo viên trích đoạn:
“...Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền. 
Nào là những kẻ chức viên, 
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng. 
Binh lính giữ nước có công, 
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu. 
Thanh niên có trường học nhiều, 
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho. 
Đàn bà cũng được tự do, 
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền. 
Người tàn tật, kẻ lão niên, 
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho”.
(Hồ Chí Minh, Mười chính sách của Việt Minh)
Bản diễn ca này giúp cho học sinh dễ nhớ các chính sách của Mặt trận Việt Minh.
Hay ở Mục III: Giành chính quyền trong cả nước. Sự kiện Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Giáo viên dẫn bài “Sáng mồng hai tháng chín” của Tố Hữu:
“Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!”
(Tố Hữu, Sáng mồng hai tháng chín)
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành cho Hồ Chủ tịch; khắc họa hình tượng Bác Hồ vĩ đại, làm cho các em nhớ mãi không quên ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ở Bài 26 (Lịch sử 9): Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953). (Mục I: Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950). Khi giảng về những chuẩn bị của ta cho chiến dịch, giáo viên dẫn cho học sinh bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ...”
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
Ảnh Bác tại chiến khu Việt Bắc (Nguồn Internet)
Qua bài thơ này giáo viên bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu, kính trọng Bác, các em hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ của Người trong công cuộc dẫn dắt dân tộc ta chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng, từ đó thôi thúc các em ra sức học tập và rèn luyện nên người...
Bài 29 (Lịch sử 9). Phần IV - Mục 2: Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng) Giáo viên dẫn đoạn thơ trong bài “Việt Nam máu và hoa” của Tố Hữu:
“Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”
 (Tố Hữu, Việt Nam máu và hoa)
Mỹ thực hiện chiến dịch Sấm rền phá hoại miền Bắc (Nguồn Internet)
Giáo viên giảng học sinh cảm thụ: Với dã tâm “đưa nước ta trở về thời kì đồ đá” và buộc chúng ta kí kết Hiệp định Pa-ri với những điều khoản có lợi cho chúng, đế quốc Mỹ đã huy động 50% sức mạnh không quân của mình, đặc biệt là lực lượng hùng mạnh B52 đánh phá miền Bắc nước ta. Chỉ trong mười hai ngày đêm: từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972, chúng trút xuống miền Bắc nước ta 36.000 tấn bom các loại hòng hủy diệt cơ quan đầu não của ta và làm giảm sức mạnh chi viện của hậu phương miền Bắc, khiến cho Hà Nội và các tỉnh phía bắc trở nên hoang tàn, chết chóc và tang thương. Nhưng chúng đã lầm, chúng làm sao thắng nổi ý chí và sức mạnh của cả một dân tộc yêu nước. Bằng lòng căm thù, ý chí quyết tâm sắt đá, sự dũng cảm, mưu trí và tinh thần bất khuất, ta đã làm thất bại hoàn toàn chiến dịch của chúng, buộc chúng phải kí kết Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
4.2.2. Giải Pháp thứ hai: Dùng một đoạn trích (văn hoặc thơ) để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Trong Bài 15 (Lịch sử 6: Nước Âu Lạc ). (Mục 4: Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng) khi tìm hiểu về thành Cổ Loa giáo viên dẫn hai câu ca dao:
“ Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương”
(Thành Cổ Loa, Sách giáo khoa Lịch sử 6)
Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Em hãy cho biết thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu? Tại sao lại gọi là Loa thành?
Dựa vào câu ca dao và sách giáo khoa học sinh sẽ trả lời được là thành Cổ Loa được xây dựng tại huyện Đông Anh Hà Nội ngày nay. Nó có các vòng thành xoắn chôn ốc nên được gọi là Loa thành.
Ở Bài 17 (Lịch sử 6): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (Mục 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ) khi tìm hiểu về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa, giáo viên trích lời tuyên thề của Hai Bà Trưng, sau này được viết thành bốn câu thơ:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Nguồn Internet)
Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Dựa vào bốn câu thơ trên, em hãy cho biết vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Học sinh dựa vào bài thơ có thể dễ dàng chỉ ra nguyên nhân khiến Hai Bà Trưng khởi nghĩa: Là rửa thù nhà, khôi phục nền độc lập dân tộc nối tiếp sự nghiệp anh hùng tổ tiên, trả thù cho chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị giết hại.
 Ở Bài 23 (Lịch sử 7): Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX (Mục 2: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan). Khi tìm hiểu về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, giáo viên dẫn dắt, đưa ra ngữ liệu văn học và phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Nói về tội ác của bọn đô hộ nhà Đường, ở Nghệ An vẫn còn truyền lại một bài hát chầu văn:
“Nhớ khi nội thuộc triều Đường
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon...”
Gánh vải cống nạp (Nguồn VTV)
Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Em hãy cho biết vì sao Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa chống nhà Đường? Em có suy nghĩ gì về các chính sách cai trị của nhà Đường đối với nhân dân ta?
Dựa vào bài hát trên, giáo viên gợi mở thêm để học sinh trả lời: Nguyên nhân Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa là do chính sách cai trị hà khắc, bóc lột nhân dân ta một cách cùng kiệt. Dưới chế độ cai trị của nhà Đường, nhân dân ta vô cùng cực khổ (phải chịu hàng trăm thứ thuế vô lí, bắt dân ta cống nạp các sản vật như ngà voi, sừng tê, quả vải..., bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục Hán...). Có thể thấy chính sách cai trị của nhà Đường đối với nhân dân ta là vô cùng thâm độc. 
Ở Bài 14 (Lịch sử 7): Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (Mục 3: Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285). Để nói về chiến thắng của ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285, giáo viên dẫn bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải (Phò giá về kinh bản dịch thơ của Trần Trọng Kim).
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.
(Trần Quang Khải, Tụng giá hoàn kinh sư. Dịch thơ Trần Trọng Kim) 
Trận Chương Dương (Nguồn Internet)
Trận Hàm Tử (Nguồn Internet)
Bằng kiến thức văn học và lịch sử, giáo viên bình để học sinh suy ngẫm và cảm thụ, khắc sâu sự kiện lịch sử: Bài thơ chắc nịch với thể thơ năm chữ. Những động từ mạnh được sử dụng như “cướp”, “bắt”, để diễn tả khí thế quân ta trong hai trận Chương Dương và Hàm Tử. Vị ngữ "đoạt sáo" (cướp giáo) và "cầm Hồ" (bắt giặc Mông Cổ) được đặt ở đầu câu, thể hiện hai thế đánh, hai cú đánh liên tiếp giáng xuống đầu giặc với sức mạnh "Sát Thát" của tướng sĩ thời Trần. Chương Dương độ và Hàm Tử quan, hai địa danh, hai chiến công đã được ghi vào sử sách, thơ ca dân tộc và trở nên trường tồn, chói lọi
Hay ở Bài 16 (Lịch sử 7): Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Mục 1: Tình hình kinh tế). Khi tìm hiểu về tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XIV, giáo viên dẫn đoạn thơ của Nguyễn Phi khanh đỗ Thái học sinh thời Trần, đã mô tả tình cảnh dân chúng bấy giờ như sau:
“Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu
...Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt dân đen cạn nửa rồi...”
Nhân dân phiêu dạt khắp nơi cuối thời Trần (Nguồn Internet)
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Em hãy cho biết tình hình kinh tế nước ta cuối thời Trần được tái hiện như thế nào qua bốn câu thơ trên? Đời sống nhân dân ta cuối thời Trần ra sao?
Giáo viên gợi dẫn thêm để học sinh trả lời được: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ. Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt phạt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh và nhiều loại thuế khác. Đời sống ngày càng bần cùng, khốn khổ.
Hay ở Bài 19 (Lịch sử 7): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong không khí chiến thắng quân Thanh xâm lược, nghĩa quân tiến thẳng vào Thăng Long trong không khí vui mừng của nhân dân, giáo viên dẫn câu thơ của Ngô Ngọc Du:
“Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...”
Vua Quang Trung vào Thăng Long (Nguồn: Bảo tàng Quang Trung)
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Qua 2 câu thơ trên em hãy cho biết thái độ của nhân dân Đàng Ngoài khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long?
Học sinh suy nghĩ trả lời: Nhân dân ta ở Đàng Ngoài đã quá chán ghét chế độ vua Lê chúa Trịnh, họ coi Quang Trung như một anh hùng dân tộc, họ đổ ra đường hồ hởi chào đón người anh hùng vừa chiến thắng ngoại xâm, theo sau là một đội quân kỉ luật nghiêm minh “chỉnh tề tiến”.
Ở Bài 24 (Lịch sử 8): Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. Khi nói đến tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược thì chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng kéo theo khủng hoảng về kinh tế, xã hội như nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, dân phiêu tán khắp nơi. Giáo viên có thể trích một bài vè nói về tình cảnh của nhân dân ở giai đoạn này:
“Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng xóa ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày”
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Qua bài vè, em có nhận xét gì về xã hội nước ta giữa thế kỉ XIX?
Học sinh dựa vào bài vè và sách giáo khoa có thể trả lời được tình trạng nước ta là quan lại tham ô đục khoét. Hào cường, địa chủ hung tàn bạo ngược, ngang nhiên chiếm đoạt ruộng đất. Nạn dịch xảy ra khắp nơi, khởi nghĩa nổi nên từ Nam chí Bắc. Nguy cơ mất nước cho giặc Tây ngày càng lớn. Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Đến Mục 2: Chiến sự ở Gia Định 1959. Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại sự kiện bi thảm này qua bài thơ “Chạy Tây”. Giáo viên dẫn bài thơ và bình cho học sinh cảm nhận tình cảnh nước ta lúc bấy giờ:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
(Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963)
Giáo viên giảng để khắc sâu sự kiện: Tả chạy giặc, một cuộc chạy vội vã, đột ngột không hề được chuẩn bị. Một cảnh tượng bối rối, hốt hoảng, lộn xộn của lũ trẻ và bầy chim là sự mất mát, thiệt hại của cả một vùng quê rộng lớn. Cuối bài không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt mà còn là lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình nhà Nguyễn. Sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ, nhân dân không chỉ đánh Tây mà chống cả triều đình:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
Hay ở Bài 30 (Lịch sử 8): Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Vào đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, thực hiện phong trào cách mạng theo khuynh hướng mới mà tiêu biểu là Phan Bội Châu. Phan Bội Châu với xu hướng bạo động, thành lập Hội Duy Tân với chủ trương đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam tại nhà tù Quảng Đông (Trung Quốc). Giáo viên khắc họa hình ảnh Phan Bội Châu để làm nổi bật tinh thần yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX qua đoạn trích trong tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc: 
“Trước khi Va-ren từ Pháp sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền y hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Khi gặp cụ Phan, Va-ren ra sức dụ dỗ, thuyết phục, nhưng vẫn không mua chuộc được Phan Bội Châu, cụ Phan thì tỏ thái độ im lặng, dửng dưng, anh lính dõng thì quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép của cụ Phan nhếch lên một chút, nhân chứng thứ hai lại quả quyết cụ Phan đã nhổ vào mặt Va-ren”. 
Giáo viên kết luận: Có thể nói, tinh thần yêu nước chống Pháp của Phan Bội Châu đã đại diện cho các sĩ phu yêu nước khác đầu thế kỉ XX, đó là tình yêu nước sắt đá không thể lay chuyển trước mọi hoàn cảnh, cám dỗ...
Hay ở Bài 27 (Lịch sử 9): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc. (Mục III: Hiệp định Giơnevơ năm 1954). Để nói về tình trạng đất nước ta bị chia cắt làm hai miền sau Hiệp định do âm mưu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giáo viên dẫn đoạn thơ trong bài “Nước non ngàn dặm” của Tố Hữu để nhấn mạnh âm mưu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giúp học sinh kết nối kiến thức với bài sau:
“Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cách chia mười mấy năm trường
Khi mô mới nối được đường vô ra”
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)
Giáo viên giảng: Sau hiệp định Giơnevơ, quân dân miền Nam tập kết ra Bắc, ra đi và hẹn sau ngày tổng tuyển cử năm 1956 sẽ sum họp một nhà. Nhưng, Mỹ - Diệm đã phá hoại hiệp định, chúng cự tuyệt tổng tuyển cử, hô hào “lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”, công khai gây nên một cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng tàn khốc trong Lịch sử Việt Nam. Song, với ý chí quật cường bất khuất, được kết tinh của sức mạnh truyền thống “dời non lấp biển” của hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, sức mạnh đó lại được phát huy lên đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ đại nghĩa của Đảng, Nhân dân Việt Nam quyết đứng lên đánh đổ ngoại xâm, thống nhất giang sơn. Trong chiến tranh máu lửa, tàn khốc, Lịch sử đã ghi nhận biết bao tình nghĩa thiêng liêng của đồng bào hai miền vì mục tiêu độc lập tự do.
Ở Bài 28 (Lịch sử 9): Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965). Khi giảng về chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” và đạo luật 10/59 của Mỹ - Diệm, giáo viên dẫn khổ thơ trong bài “Lá thư Bến Tre” của Tố Hữu và đặt câu hỏi để khắc sâu tội ác của Mỹ - Ngụy:
“Có những ông già chúng khảo tra
Chẳng khai nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra”
(Tố Hữu, Lá thư Bến Tre)
Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh thể hiện cảm nhận: Qua khổ thơ, em có cảm nhận gì về tội ác của Mỹ Ngụy ở miền Nam?
Giáo viên gợi dẫn để học sinh thể hiện cảm nhận: Với Luật 10/59, chế độ Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tiến hành càn quét khắp miền Nam, giết hại hàng loạt những người kháng chiến của Việt Minh. Hàng chục vạn người dân thường cũng bị bắt giữ vì tình nghi có liên quan tới Việt Minh, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây ra sự căm phẫn cho rất nhiều người dân ta ở miền Nam. 
4.2.3. Giải Pháp thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử).
Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Qua các hoạt động ngoại khoá, tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều hứng thú tham gia, không khí của buổi sinh hoạt trở nên sinh động. Qua đó góp phần rèn luyện cho học sinh phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo của các em khi làm việc. Đây là cơ sở để sau này học sinh có phương pháp hoạt động thực tế năng động trong cuộc sống.
Chương trình bộ môn Lịch sử có nhiều địa danh rất gần gũi với học sinh Thái Nguyên nói chung và học sinh Trường trung học cơ sở Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ nói riêng như Đền Đuổm, rừng Khuôn Mánh, Di tích khảo cổ Thần Sa,... Nhưng đặc biệt hơn cả đó là Khu di tích ATK Định Hóa. Với chương trình Lịch sử 9, khi dạy đến giai đoạn lịch sử 1945 - 1954 giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập tại ATK Định Hóa.
Dưới đây là một số ảnh của thầy GROUP GIÁO VIÊN 4.0 – giáo viên dạy bộ môn Lịch sử và học sinh khối 9 năm học 2018 – 2019 trong lần đi tham quan học tập tại ATK Định Hóa:
(Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa)
(Thầy và học sinh khối 9 trường THCS Hợp Tiến tham quan ATK)
Trước khi dẫn học sinh vào thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên dẫn đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu để làm rõ công lao của Bác Hồ cũng như vị thế của Việt Bắc nói chung, ATK Định Hóa nói riêng trong thời kì chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám và sau này là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào”.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Giáo viên giảng thêm: Tại ATK Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đặt đại bản doanh để lãnh đạo cuộc kháng chiến; nhiều cơ quan Trung ương, bộ, ngành đã được khai sinh và đặt trụ sở làm việc; nhiều quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh dân tộc đã ra đời tại đây. Sự hình thành ATK Trung ương trên địa bàn huyện Định Hóa là bước chuẩn bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho những chiến thắng của cả dân tộc ta.
Tóm lại, tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng một trong những giải pháp trên sao cho phù hợp.
Trên đây là một số dẫn chứng trong việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, nội dung văn học gắn liền với sự kiện lịch sử, văn học phản ánh lịch sử dân tộc, nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức văn học thì sẽ làm cho bộ môn đỡ khô khan, đỡ nhàm chán hơn cho các em, gây cho học sinh sự thích thú tìm tòi, khai thác kiến thức lịch sử và hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc.
Phụ lục các ngữ liệu văn học được sử dụng để minh họa
Lớp
Bài học lịch sử
Ngữ liệu văn học
6
Bài 15: Nước Âu Lạc (Mục 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng) 
Ca dao
Bài 17: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Mục 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ).
Ca dao
Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX (Mục 2: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan). 
Bài hát chầu văn
7
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (Mục 3. Phần II: Cuộc kháng chiến lần hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285).
Phò giá về kinh_Trần Quang Khải
Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Mục 1: Tình hình kinh tế).
Thơ của Nguyễn Phi Khanh
Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Thơ của Ngô Ngọc Du
8
Bài 24: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.
Bài vè
Bài 24: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. (Mục 2: Chiến sự ở Gia Định 1959).
Chạy Tây_Nguyễn Đình Chiểu
Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu_Nguyễn Ái Quốc
9
Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. (Mục II: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục).
Tuyên ngôn độc lập_Nguyễn Ái Quốc
Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925.
Người đi tìm hình của nước_Chế Lan Viên
Bài 19: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. 
Bài ca cách mạng
Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. (Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố).
Mười chính sách của Việt Minh_Hồ Chí Minh
Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Mục III: Giành chính quyền trong cả nước.
Sáng mồng hai tháng chín_Tố Hữu
Tham quan học tập
Việt Bắc_Tố Hữu
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
+ Có thể áp dụng cho môn Lịch sử trong chương trình THCS.
	+ Sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường.
	+ Sự giúp đỡ và sự cộng tác nhiệt tình của các giáo viên dạy các bộ môn khác.
	+ Có cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như máy chiếu, sách vở tham khảo, nhà trường và phụ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ngu_lieu_van_hoc_trong_day_hoc.docx