SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT

Luật Giáo dục năm 2019, chương II, điều 30.3 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”.

 Địa lí là một bộ môn khoa học cả tự nhiên và xã hội nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông cung cấp cho người học tri thức khoa học địa lí, kỹ năng phổ thông cơ bản, hiện đại, gắn liền với đời sống của con người. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy, phát triển kỹ năng và hình thành thế giới quan khoa học. Để đạt được mục tiêu đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí không những giáo viên phải nắm kiến thức chuyên môn tốt mà cần phải biết vận dụng các phương pháp, các kỹ thuật dạy học phù hợp để phát huy tốt nhất năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh thì mới đạt hiệu quả dạy và học cao nhất.

 Trong quá trình giảng dạy môn Địa lý THPT, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lý tôi đã mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có kỹ thuật dạy học các mảnh ghép. Khi sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép, tôi nhận thấy kỹ thuật dạy học này có rất nhiều ưu điểm. Nó phát huy tính tích cực làm việc, có trách nhiệm của học sinh trong nhóm. Đặc biệt, học sinh sẽ tích cực hơn khi được đóng vai trò là các chuyên gia của nhóm về nội dung tìm hiểu. Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép còn khắc phục được nhược điểm của cách tổ chức dạy học theo nhóm hiện nay, đó là sản phẩm học tập của nhóm chỉ tập trung vào một số thành viên tích cực trong nhóm.

 

doc 34 trang quyettran 46583
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT

SKKN Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
THPT
Trung học phổ thông
4
TB
Trung bình
MỤC LỤC
 Trang
Danh mục các chữ viết tắt1
 Đặt vấn đề..4
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm..4
2. Tính mới và tính sáng tạo của sáng kiến..5
II. Nội dung sáng kiến6
1. Thực trạng sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học Địa lý ở trường THPT6
2. Giải pháp thực hiện7
2.1. Các bước thiết kế, quy trình thực hiện hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép................7
2.1.1. Cách thức tiến hành7
2.1.2.Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép8
2.1.3. Quy trình thực hiện kỹ thuật mảnh ghép trong hoạt động trên lớp..9
2.2. Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép..9
2.3. Thiết kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Địa lý 10 ở trường THPT10
2.3.1. Khái quát chương trình Địa lý 10..10
2.3.2. Thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình Địa lý 10..11
a. Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.11
b. Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.15
c. Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.19
d. Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển.20
e. Bài 17: Thổ nghưỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.23
f. Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp26
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm29
1. Kết quả khảo sát thái độ, hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh.....................29
2. Kết quả kiểm tra kiến thức.30
IV. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến30
Tài liệu tham khảo..31
Phụ lục.32
 Tên sáng kiến: “Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT”
I. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
 Luật Giáo dục năm 2019, chương II, điều 30.3 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”.
 Địa lí là một bộ môn khoa học cả tự nhiên và xã hội nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông cung cấp cho người học tri thức khoa học địa lí, kỹ năng phổ thông cơ bản, hiện đại, gắn liền với đời sống của con người. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy, phát triển kỹ năng và hình thành thế giới quan khoa học. Để đạt được mục tiêu đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí không những giáo viên phải nắm kiến thức chuyên môn tốt mà cần phải biết vận dụng các phương pháp, các kỹ thuật dạy học phù hợp để phát huy tốt nhất năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh thì mới đạt hiệu quả dạy và học cao nhất. 
 Trong quá trình giảng dạy môn Địa lý THPT, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lý tôi đã mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có kỹ thuật dạy học các mảnh ghép. Khi sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép, tôi nhận thấy kỹ thuật dạy học này có rất nhiều ưu điểm. Nó phát huy tính tích cực làm việc, có trách nhiệm của học sinh trong nhóm. Đặc biệt, học sinh sẽ tích cực hơn khi được đóng vai trò là các chuyên gia của nhóm về nội dung tìm hiểu. Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép còn khắc phục được nhược điểm của cách tổ chức dạy học theo nhóm hiện nay, đó là sản phẩm học tập của nhóm chỉ tập trung vào một số thành viên tích cực trong nhóm. 
Kỹ thuật dạy học các mảnh ghép là kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của các nhân học sinh trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học này áp dụng rất hiệu quả với các với các nội dung, chủ đề dạy học có tính chất xây dựng, kiến tạo. Đặc biệt trong trong chương trình Địa lý 10 THPT hiện hành, bao gồm cả địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội đại cương, các đối tượng địa lý có “tính không gian”, “ tính thời gian” và có “mối quan hệ” với các sự vật hiện tượng khác nên việc sử kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép” để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra. 
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT” để làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020-2021.
Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu nhằm 2 mục đích như sau:
- Hướng dẫn cách thiết kế các hoạt động học tập bằng kỹ thuật mảnh ghép và những lưu ý khi ứng dụng kỹ thuật dạy học này trong dạy học Địa lí 10.
- Kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi trong việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Địa lí 10.
2.Tính mới và tính sáng tạo của sáng kiến
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu ở nhà trường THPT. Để đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang hiện đại, tích cực, giáo viên bắt buộc phải vận dụng các kỹ thuật dạy học mới, hiện đại trong thiết kế các hoạt động nhận thức. Phải hiểu rõ, nẵm vững bản chất của các kỹ thuật dạy học, kết hợp tốt các các kỹ thuật dạy học với nhau mới mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động giảng dạy. 
Sử dụng kỹ thuật dạy học mới không còn điều mới mẻ trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng, nhưng sáng kiến “Sử dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép trong nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường THPT” có một số điểm mới và sáng tạo như sau:
- Sáng kiến góp phần làm sáng tỏ hơn về cách thức sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nói chung và vận dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học Địa lí 10 THPT.
- Sáng kiến đưa ra các bước trong quy trình thiết kế của giáo viên và các bước thực hiện khi tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
- Sáng kiến đưa ra những ví dụ cụ thể trong việc thiết kế hoạt động dạy học ở một số phần, các bài học trong chương trình Địa lí 10.
- Kiểm chứng được tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học Địa lí 10 – THPT.
II. Nội dung sáng kiến
1. Thực trạng sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học Địa lí ở trường THPT
Sử dụng các kỹ thuật dạy học mới, tích cực là khâu quyết định tới đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học và tất cả các môn học. Thực tế không có một kỹ thuật dạy học nào là vạn năng, được sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tuỳ vào từng nội dụng bài học mà GV lựa chọn một kỹ thuật dạy học hoặc sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật dạy học để hướng học sinh tới hoạt động tích cực.
Trong nhiều kỹ thuật dạy học tích cực, kỹ thuật mảnh ghép đã được sử dụng khá nhiều trong dạy học Địa lí cũng như nhiều bộ môn khác, vì học sinh vừa được làm việc cá nhân, vừa tương tác trong hoạt động nhóm, vừa được thuyết trình báo cáo kết quả. Tuy nhiên, đối với Trường THPT Tân Yên số 2, việc sử dụng kỹ thuật dạy học này vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật dạy học các mảnh ghép vào dạy học, qua trao đổi với các đồng nghiệp ở trường, tôi nhận đa số các thầy cô đều đã biết đến kỹ thuật dạy học các mảnh ghép nhưng chỉ có một vài thầy cô đã từng sử dụng kỹ thuật dạy học này trong một số tiết học, đa số các thầy cô còn lại được biết sau khi đi dự kiểm tra chuyên đề hoặc tìm hiểu qua các phương tiện thông tin khác nên chưa triển khai trong các tiết học. Các giáo viên đã sử dụng kỹ thuật dạy học này cho biết việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học, tiến hành theo đúng các bước, kết quả thu được là giúp học sinh hoạt động chủ động hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn, giúp cho một số bạn học kém hơn cũng dần nắm được kiến thức. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất khi sử dụng kỹ thuật dạy học này đòi hỏi giáo viên phải tuân thủ theo đúng các bước tiến hành, cần phải luôn luôn theo dõi sát hoạt động của các nhóm, nếu không sẽ mất thời gian trong quá trình làm việc và chuyển đổi các nhóm. Sau khi các nhóm tổng kết vấn đề giáo viên cần phải nhấn mạnh lại vấn đề thêm lần nữa để học sinh có thể ghi nhớ, khắc sâu được kiến thức. 
Với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học các mảnh ghép với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn địa lí, tôi mạnh dạn đưa ra một số lưu ý khi sử dụng như các bước thiết kế, các bước lên lớp và những ví dụ đã được tiến hành trên lớp trong năm học 2020-2021 tại trường THPT Tân Yên số 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
 2. Giải pháp thực hiện
2.1. Các bước thiết kế, quy trình thực hiện hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép
Để vận dụng các kỹ thuật mảnh ghép và các kỹ thuật dạy học mới trong thiết kế bài giảng và thực hiện các hoạt động nhận thức của HS ở trên lớp, GV cần đầu tư về chuyên môn nghiệp vụ, gia công thiết kế, kết hợp nhuần nhuyễn các khâu lên lớp, đặc biệt nắm rõ cách thức tiến hành, quy trình thực hiện và các bước lên lớp.
2.1.1. Cách thức tiến hành
Kĩ thuật các mảnh ghép là một kỹ thuật dạy học thể hiện quan điểm, chiến lược dạy học hợp tác trong đó có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm.
Kỹ thuật mảnh ghép được chia thành hai vòng với các nhóm "chuyên gia" và nhóm "mảnh ghép" được phân chia khác nhau.
* Vòng 1: nhóm "chuyên gia"
- Lớp học được chia học sinh thành các nhóm (khoảng từ 3 đến 8 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một nội dung học tập khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Các nhóm này được gọi là nhóm “chuyên gia”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận trong thời gian nhất định, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững kiến thức và có khả năng trình bày lại được nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Khi đó mỗi HS trở thành "chuyên gia" của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
* Vòng 2: nhóm "mảnh ghép"
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi thành viên ở các nhóm “chuyên gia” khác nhau hợp lại thành một nhóm mới, được gọi là nhóm “mảnh ghép”. 
- Từng thành viên từ nhóm “chuyên gia” trong nhóm “mảnh ghép” sẽ lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” lĩnh hội được được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên gia giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể của kiến thức.
- Nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép” là khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung kiến thức đã tìm hiểu từ nhóm “chuyên gia”. Bằng cách này mỗi HS không chỉ tìm hiểu 1 phần nội dung nhỏ, mà có hoàn thiện kiến thức cho cả một phần.
 - Sau đó, GV có thể yêu cầu một nhóm lên trình bày, tổ chức chấm chéo cho các nhóm còn lại theo chuẩn của GV trên bảng. 
 2.1.2. Các bước thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép
Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
Bước 2: Xác định nội dung của nhóm "chuyên gia"
Bước 3: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm "chuyên gia".
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm "mảnh ghép".
Bước 5: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan cần thiết và các phương pháp dạy học phối hợp để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
Bước 6: Thiết kế phiếu học tập cho các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép.
2.1.3. Quy trình thực hiện kỹ thuật mảnh ghép trong hoạt động trên lớp
Sau khi hoàn tất bước thiết kế các hoạt động nhận thức, để thực hiện tốt nội dung lên lớp GV cần thực hiện các bước sau. 
Bước 1: GV chia nhóm chuyên gia.
Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên gia.
Bước 3: HS nhóm chuyên gia thảo luận.
Bước 4: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép.
Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận.
Bước 6: Nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận.
Bước 7: Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 8: GV kết luận.
2.2. Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
- Mỗi một bài học, tiết học thường gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ. Những nội dung, đơn vị kiến thức nhỏ được GV xây dựng thành các nhiệm vụ nghiên cứu cho HS. Tuy nhiên, các đơn vị kiến thức được nghiên cứu phải sự liên quan gắn kết với nhau.
- Nhiệm vụ nghiên cứu phải cụ thể, dễ hiểu và vừa sức với HS.
- Khi các nhóm "chuyên gia" làm việc, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định và mỗi HS đều có thể trình bày lại được kết quả nghiên cứu, thảo luận của nhóm.
- Thành lập nhóm mới nhóm “mảnh ghép” phải đảm bảo có đầy đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”.
- Khi các nhóm "mảnh ghép" hoạt động, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các thành viên trong nhóm nắm bắt được đầy đủ kiến thức từ nhóm “chuyên gia”. Sau đó GV giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức từ các nội dung nghiên cứu của nhóm “chuyên gia”.
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên truyền thụ kiến thức cho nhau.
- GV có thể cung cấp thêm tài liệu, nguồn thông tin, video- clip minh hoạ rõ hơn cho các nội dung nghiên cứu.
- GV khuyến khích HS tự nghiên cứu, độc lập tìm hiểu kiến thức và tự tin thuyết trình trước đám đông 
2.3. Thiết kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT
2.3.1. Khái quát chương trình Địa lí 10 
Trong chương trình Địa lí ở bậc THPT có sự phân chia kiến thức rõ ràng: Địa lí 12: Địa lí Việt Nam, tập trung nghiên cứu các vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam. 
Địa lí 11: Địa lí các quốc gia khu vực, tập trung hai vấn đề chính là Khái quát nền kinh tế xã hội thế giới và Địa lí khu vực và quốc gia. 
Địa lí 10: Địa lí đại cương, gồm 2 phần Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội, có 10 chương với 42 bài. Thời lượng số tiết tương đương với chương trình Địa lí 12 nhưng tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các vấn đề địa lí đại cương nên đa phần các bài thường dài, kiến thức khó, khô khan nên học sinh chưa thật sự hứng thú.
 Việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, cũng như kỹ thuật mảnh ghép vào chương trình Địa lí 10 sẽ giúp HS phát huy tính sáng tạo, tính hợp tác, mạnh dạn trong thuyết trình và có nhiều hứng thú, đạt kết quả cao hơn	 trong học tập.
 Trong năm học 2020-2021, tôi đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong quá trình dạy học môn Địa lý 10, được sử dụng ở một số bài với các nội dung như sau:
Chương
Tên bài
Nội dung áp dụng
III
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
1.Quá trình phong hoá
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
Bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển.
Toàn bài
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
II. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
VII
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Các đặc điểm của ngành nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố nông nghiệp
 2.3.2. Thiết kế hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình Địa lí 10
a. Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 
	Để tìm hiểu phần II.1. Quá trình phong hoá, GV có thể thiết kế các hoạt động dạy học bằng kỹ thuật mảng ghép với các bước như sau: 
- Bước 1: Chia nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ
+ GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm từ 6 – 7 học sinh), đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm. 
Nhóm 1,2: Tìm hiểu phong hóa lí học.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu phong hóa hóa học.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu phong hóa sinh học.
+ Dựa vào kênh chữ, kênh hình trong SGK, video về các quá trình phong hóa, HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút. 
Phiếu học tập nhóm 1,2
Phong hóa lí học
Khái niệm
Tác nhân 
Kết quả
Phiếu học tập nhóm 2,3
Phong hóa hóa học
Khái niệm
Tác nhân 
Kết quả
Phiếu học tập nhóm 5,6
Phong hóa sinh học
Khái niệm
Tác nhân 
Kết quả
- Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
+ Từ các nhóm chuyên gia GV yêu cầu HS cùng số thứ tự di chuyển đến nhóm mới hình thành nhóm mảnh ghép với điều kiện mỗi nhóm mảnh ghép có đẩy đủ các thành viên trong nhóm chuyên gia. 
 + Nhiệm vụ mới: So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. Thời gian: 5 - 7 phút
Phiếu học tập
Phong hóa lí học
Phong hóa hóa học
Phong hóa sinh học
Khái niệm
Tác nhân 
Kết quả
- Bước 3: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày. 
- Bước 4: Các nhóm khác bổ sung và chất vấn 
1. Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
2. Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh?
3. Hãy kể tên một vài dạng địa hình cacxtơ mà bạn biết?
- Bước 5: GV kết luận theo bảng chuẩn kiến thức. HS tự đánh giá và hoàn thiện trong vở ghi.
 Phiếu học tập nhóm 1,2
Phong hóa lí học
Khái niệm
Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
Tác nhân 
Sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng của nước, kết tinh của muối, ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy , hoạt động sản xuất của con người
Kết quả
Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn (Địa cực và hoang mạc)
Phiếu học tập nhóm 2,3
Phong hóa hóa học
Khái niệm
Là quá trình làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật
Tác nhân 
Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học
Kết quả
Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học. Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).
 Phiếu học tập nhóm 5,6
Phong hóa sinh học
Khái niệm
Là sự phá hủy đá và khoáng vật cả về kích thước và thành phần tính chất hóa học
Tác nhân 
Tác động của sinh vật: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
Kết quả
Đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học
 Phiếu học tập: So sánh 3 quá trình phong hóa
Phong hóa lí học
Phong hóa hóa học
Phong hóa sinh học
Khái niệm
Là sự phá hủy đá và khoáng vật về kích thước
Là quá trình làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật
Là sự phá hủy đá và khoáng vật cả về kích thước và thành phần tính chất hóa học
Tác nhân
Sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng của nước, kết tinh của muối, ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy , hoạt động sản xuất của con người
Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học
Tác động của sinh vật: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
Kết quả
Đá bị phá hủy về mặt cơ giới. Xảy ra mạnh ở vùng cực, hoang mạc)
Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học. Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm 
Đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học
b. Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Để tìm hiểu phần II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, GV có thể thiết kế hoạt động nhận thức của HS bằng kỹ thuật mảnh ghép với các bước như sau:
- Bước 1: Vòng chuyên gia 
GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm từ 6- 8 đến học sinh. 
Nhóm 1: Trình bày về nhân tố Khí áp
Nhóm 2: Trình bày về nhân tố Frông
Nhóm 3: Trình bày về nhân tố Gió
Nhóm 4: Trình bày về nhân tố Dòng biển
Nhóm 5: Trình bày về nhân tố Địa hình
- Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm căn cứ nội dung SGK, tài liệu đã chuẩn bị HS thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập theo mẫu khoảng 5-7 phút.
Phiếu học tập Nhóm 1
Khí áp
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Khu áp thấp
Khu áp cao
Phiếu học tập Nhóm 2
Frông
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Miền Frông
Dải hội tụ nhiệt đới
Phiếu học tập Nhóm 3
Gió 
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Vùng sâu trong lục địa
Miền gió Mậu dịch (TP)
Miền gió mùa
Miền gió Tây ôn đới
Phiếu học tập Nhóm 4
Dòng biển
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Nơi có dòng biển nóng đi qua
Nơi có dòng biển lạnh đi qua
Phiếu học tập Nhóm 5
Địa hình
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Sườn đón gió
Sườn khuất gió
- Bước 3: HS nhóm chuyên gia thảo luận, GV quan sát và hỗ trợ học sinh nếu cần thiết
- Bước 4: GV chia nhóm mảnh ghép. 
Từ các nhóm chuyên gia GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành các nhóm mảnh ghép mới bằng cách trong mỗi nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự. Sau đó các bạn có cùng số thứ tự sẽ về chung 1 nhóm mới theo mẫu sau:
- Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận(15 phút)
Các chuyên gia từ các nhóm về nhóm mới sẽ trình bày nội dung mình phụ trách, nghe nhận xét, phản biện từ chuyên gia khác, các bạn và thống nhất sản phẩm cuối cùng: Trình bày về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất dưới dạng sơ đồ tư duy
- Bước 6 - 7: GV chỉ định HS bất kì báo cáo sản phẩm các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi, GV cùng HS chuẩn kiến thức.
GV hỏi thêm: Vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc Châu Phi cùng vĩ độ với nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Phiếu học tập Nhóm 1
Khí áp
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Khu áp thấp
Lượng mưa lớn
Do hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây gặp nhiệt độ thấp -> mưa
Khu áp ao
Mưa rất ít hoặc không mưa 
Vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi -> khô
 Phiếu học tập Nhóm 2
Frông
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Miền Frông
Lượng mưa lớn
(mưa frông)
Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí -> mưa
Dải hội tụ nhiệt đới
Lượng mưa lớn
(mưa dải hội tụ)
Do hội tụ 2 khối khí ẩm xích đạo ở 2 bán cầu Bắc và Nam -> mưa
 Phiếu học tập Nhóm 3
Gió 
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Vùng sâu trong lục địa
Lượng mưa ít
Do ngưng kết hơi nước yếu từ ao hồ, sông và rừng cây. Gió từ đại dương không vào sâu được
Miền gió Mậu dịch (Tín phong)
Lượng mưa ít
Do gió có tính chất khô (từ khu vực áp cao cận chí tuyến về)
Miền gió mùa
Lượng mưa nhiều
Có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa
Miền gió Tây ôn đới
Lượng mưa nhiều
Suốt 4 mùa có độ ẩm cao
 Phiếu học tập Nhóm 4
Dòng biển
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Nơi có dòng biển nóng đi qua
Lượng mưa lớn
Do không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước đó vào lục địa -> mưa
Nơi có dòng biển lạnh đi qua
Lượng mưa ít
Do không khí trên dòng biển lạnh bị lạnh, hơi nước không bốc lên được -> không mưa
 Phiếu học tập Nhóm 5
Địa hình
Ảnh hưởng
Nguyên nhân
Sườn đón gió
Lượng mưa lớn
Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm -> mưa (tuy nhiên tới 1 độ cao nào đó độ ẩm không khí đã giảm thì không mưa nữa. Ví dụ: núi cao và đỉnh núi cao)
Sườn khuất gió
Khô ráo
Do khi không khí đi xuống, nhiệt độ không khí tăng nhanh -> khô
Bước 8: GV chốt kiến thức theo bảng nội dung
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: mưa nhiều.
- Khu áp cao: mưa ít hoặc không mưa 
2. Frông (dải hội tụ nhiệt đới): mưa nhiều.
3. Gió 
 - Gió mậu dịch: mưa ít.
 - Gió tây ôn đới: mưa nhiều( Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
 - Gió mùa: mưa nhiều 
4. Dòng biển 
Tại vùng ven biển
 - Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều 
 - Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều 
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
c. Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.
Để tìm hiểu phần II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, GV có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để thiết kế các hoạt động nhận thức của HS qua các bước sau:
- Bước 1: Chia nhóm chuyên gia
GV chia lớp thành 6 nhóm ( ít nhất 6 HS/nhóm hoặc nhiều hơn), đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm.
- Bước 2: GV chia nhiệm vụ mỗi nhóm phân tích 1 nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa, thời gian 4 phút (cá nhân ghi chú vào giấy note/giấy nháp)
1. Chế độ mưa- Lấy ví dụ mùa mưa ở Việt Nam vào tháng nào? Giải thích. 
2. Băng tuyết- Đọc thêm thông tin sông Ênixây và giải thích tại sao vùng ôn đới có lũ vào mùa xuân
3. Nước ngầm- Phân tích ý nghĩa của nước ngầm vào mùa khô ở nước ta. 
4. Địa thế- Lấy ví dụ chứng tỏ địa hình ảnh hướng rất lớn đến tốc độ dòng chảy và ảnh hưởng tới việc khai thác vào mục đích kinh tế. 
5.Thực vật – giải thích tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn
6. Hồ đầm – Tại sao lại phải xây các công trình thủy lợi? ý nghĩa của cụm từ “tưới-tiêu”
- Bước 3: Nhóm chuyên gia thảo luận, GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.
- Bước 4: Chia nhóm mảnh ghép –các học sinh cùng số về vị trí nhóm mới- giữ vai trò là chuyên gia, trình bày nội dung thảo luận của nhóm cũ trong nhóm mảnh ghép, thời gian mỗi chuyên gia là 1 phút. 
- Bước 5: GV vẽ sơ đồ tư duy cấp 1 lên bảng gồm 6 nhân tố ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy; lần lượt cho các nhóm trình bày và hoàn thiện sơ đồ tư duy. 
- Bước 6: Các nhóm bổ sung, giáo viên khen ngợi những chuyên gia làm tốt, có phê bình nhắc nhở với những học sinh chưa tích cực trong bước 1 nên khi chuyển sang vòng chuyên gia không trình bày được/ trình bày không hết ý (nếu có)
- Bước 7: GV mở rộng tại sao sông Mê Kông lại có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng?
- Bước 8: GV dẫn dắt HS trả lời, chốt kiến thức và chuyển ý.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
- Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế của sông phụ thuộc vào lượng băng tuyết tan
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm là yếu tố quan trọng điều hòa chế độ nước sông
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng.
- Thực vật: Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: điều hoà chế độ nước sông 
d. Bài 16: Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển.
Đặc điểm bài 16 gồm 3 đơn vị kiến thức sóng, thuỷ triều, dòng biển nhưng tương đồng bố cục như: khái niệm, hình thức, nguyên nhân, ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực, nên để tìm hiểu kiến thức GV sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để thiết kế hoạt động nhận thức qua hoạt động sau:
- Bước 1-2: Chia nhóm chuyên gia, giao nhiệm vụ
GV chia học sinh làm 5 nhóm có số người bằng nhau với nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu các khái niệm về sóng, thủy triều, dòng biển.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu các hình thức của sóng, thủy triều, dòng biển.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nguyên nhân tạo nên sóng, thủy triều, dòng biển.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng tích cực của sóng, thủy triều, dòng biển.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của sóng, thủy triều, dòng biển và cách khắc phục.
- Bước 3: Nhóm chuyên gia thảo luận (5-7 phút), GV quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.
- Bước 4: Chia nhóm mảnh ghép
GV đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm chuyên gia rồi chia nhóm mảnh ghép bằng cách yêu cầu các HS có cùng số thứ tự trong nhóm chuyên gia sẽ di chuyển tạo thành nhóm mới sao cho mỗi nhóm mảnh ghép mới đầy đủ các thành viên trong các nhóm chuyên gia. Các chuyên gia sẽ lần lượt trình bày các vấn đề mình thảo luận ở vòng 1, thời gian trình bày của mỗi chuyên gia là 1 phút.
- Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Các nhóm lần lượt tìm hiểu về cả 3 hình thức sóng, thủy triều, dòng biển về các nội dung: 
+ Khái niệm.
+ Hình thức.
+ Nguyên nhân.
+ Ảnh hưởng tích cực.
+ Ảnh hưởng tiêu cực => Biện pháp khắc phục
- Bước 6: Nhóm mảnh ghép thảo luận. Thời gian: 10 phút
- Bước 7: GV bốc thăm 1 HS/ 1 nhóm bất kỳ trình bày. 
- Bước 8: GV chốt kiến thức, nhận xét kết quả làm việc các thành viên, các nhóm.
I. Sóng biển :
1. Khái niệm: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
2. Nguyên nhân
 Chủ yếu là do gió. 
 3. Phân loại
- Sóng bạc đầu
- Sóng lừng
-Sóng thần
 II. Thuỷ triều 
1. Khái niệm
 Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
2. Nguyên nhân
Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt trời.
3. Đặc điểm
- Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng thì dao động thuỷ triều lớn nhất.
- Khi mặt Trăng, mặt trời, trái đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất.
* Vai trò, ý nghĩa của thủy triều
+ Tạo triều sông phức tạp (có thế gây lũ ngược từ biển đổ vào sông như miêu tả của Nguyễn Du về sông Tiền Đường).
+ Tạo vùng nước lợ.
+ Quét sạch lòng sông hay gây cát bồi phải nạo vét.
+ Gia tăng sức bão.
+ Bồi đắp phù sa 
+ Ảnh hưởng đến giao thông vận tải, quân sự (trận chiến Bạch Đằng)
III. Dòng biển
1. Khái niệm 
- Là dòng chuyển dời có hướng của các khối nước trong các biển và đại dương, thường hẹp mà dài, ít xuống sâu (trung bình chỉ khoảng 100m) giống như những dòng sông giữa đại dương mà bờ là nước biển.
- Dựa vào nhiệt độ của dòng biển so với nước biển xung quanh, người ta chia thành 2 loại dòng biển: nóng và lạnh.
2. Qui luật phân bố
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 300 -400ở bờ đông của các đại dương, chảy về phía xích đạo
=> các dòng nóng và lạnh tạo thành hệ thống hoàn lưu trên các đại dương
+ Bắc bán cầu: theo chiều kim đồng hồ.
+ Nam bán cầu: theo ngược chiều kim đồng hồ.
3. Nguyên nhân
+ Do gió: sức gió là một xung lực cơ học đẩy nước đại dương thành dòng.
+ Do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn và tỉ trọng giữa các khối nước (thường từ nơi nóng đến lạnh, mặn đến nhạt)
+ Bổ sung cho khối nước đã chuyển đi (thường là dương lưu xung lực)
4. Ý nghĩa
+ Vận chuyển vật liệu, bồi đắp đáy biển
+ Ảnh hưởng đến việc phân bố thảo mộc và động vật => tạo ngư trường.
+ Điều hòa nhiệt độ, vật chất và năng lượng trong nước biển và khí quyển.
+ Ảnh hưởng đến khí hậu ven bờ nơi chúng đi qua.
+ Giao thông vận tải
e. Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
	Để tìm hiểu phần II. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng giáo viên c

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ky_thuat_day_hoc_cac_manh_ghep_trong_nang_cao_c.doc