Kế hoạch dạy học môn Địa lí 10 - Chủ đề: Đất

– Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoá và đất.

– Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế ở địa phương.

– Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất trên thế giới.

NĂNG LỰC CHUNG

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

 

docx 11 trang quyettran 12/07/2022 8920
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Địa lí 10 - Chủ đề: Đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Địa lí 10 - Chủ đề: Đất

Kế hoạch dạy học môn Địa lí 10 - Chủ đề: Đất
Chủ đề: ĐẤT - SINH QUYỂN
Bài học: ĐẤT
(Thời lượng: 1 tiết)
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phẩm chất, năng lực
Yêu cầu cần đạt
STT của YCCĐ
NĂNG LỰC ĐỊA LÍ
Nhận thức khoa học Địa lí
(Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian)
Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoá và đất.
Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế ở địa phương.
Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất trên thế giới.
1
2
3
NĂNG LỰC CHUNG
Tự lực tự chủ và tự học
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.
Giao tiếp và hợp tác
- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
Trung thực
Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Các hình SGK
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, phiếu học tập
- Xem trước nội dung bài học.
- Dụng cụ học tập (bảng nhóm, bút viết)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
( thời gian)
Mục tiêu
(số thứ tự YCCĐ)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
1. Hoạt động khởi động (thời gian 5 phút)
1
Trò chơi dẫn dắt vào bài mới liên quan
Giao tiếp, hợp tác 
Đánh giá qua câu trả lời của HS
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: 
1
Các em hãy quan sát các vật thể, hãy phân biệt được đất và các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật.
DH trực quan.
Kĩ thuật động não
Đánh giá qua phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG 2: 
2
Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế ở địa phương
-Tự học, tự nghiên cứu
- Hoạt động nhóm/lớp
- Kỹ thuật: mảnh ghép + phòng tranh.
Đánh giá qua phiếu học tập.
3. Hoạt động Luyện tập (thời gian 5 phút)
1
- Phát triển năng lực sáng tạo
- Hoạt động cá nhân
- Phương pháp thực hành
Đánh giá từng sản phẩm theo tiêu chí mức độ khác nhau.
4. Hoạt động Vận dụng, (thời gian 5 phút)
1
- Luyện tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Hoạt động cá nhân
- Phương pháp thực hành
Đánh giá kết quả theo mức độ đạt được (cho điểm)
5. Tìm tòi – mở rộng (thời gian 5 phút)
1,2
Ứng dụng trong đời sống - xã hội
Sưu tầm tài liệu
Đánh giá sản phẩm tự làm của HS
B/ . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (KHỞI ĐỘNG): (2 phút)
Mục tiêu
- Giúp học sinh phỏng đoán được nguyên nhân vì sao tạo thành đất. Đặt ra câu hỏi đất hình thành sẽ có những nhân tố nào tác động.
Thời gian: 2p
Cách thức tiến hành:
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: (1 phút)
GV: Kể chuyện: “Câu chuyện của 1 cậu bé và cục đá”
HS: Các em quan sát lắng nghe và cùng đặt câu hỏi cho bản thân.
- Bước 2. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học (30s)
“ Đất là vật thể tự nhiên rất quen thuộc với con người. Nhưng chúng là gì? Chúng khác với các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật như thế nào? Và trong quá trình hình thành đã có những nhân tố nào tác động? Đó là nội dung cần làm sáng tỏ trong bài học hôm nay”
HS: Các em quan sát lắng nghe, ghi tiêu đề.
- Bước 3. (30s) Giới thiệu nội dung trọng tâm
GV: Giới thiệu nội dung gồm 2 phần:
Phần 1: Khái quát về thổ nhưỡng.
Phần 2: Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
Và bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ hình thành và rèn luyện nên những kĩ năng cần thiết cho việc học và ứng dụng trong cuộc sống chúng ta.
 HS: Các em quan sát lắng nghe.
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 35 phút)
Mục tiêu
- Giúp học sinh:
 + Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất
 + Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của từng nhân tố trong sự hình thành đất.
Thời gian: 35p
Cách thức tiến hành:
Phần I. Khái quát (4 phút)
Giao nhiệm vụ: Các em hãy quan sát các vật thể bên dưới, hãy phân biệt được đất và các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật. (30s)
- Bước 1. GV: Gọi một số HS phân biệt đá và đất (1 phút)
HS: Dự trù phương án học sinh trả lời:
- học sinh A: dựa vào màu sắc để phân biệt
- học sinh B: dựa vào độ cứng để phân biệt
- Bước 2. GV: Tiến hành thí nghiệm về vị trí của lớp đất trên bề mặt lục địa. (30s)
HS: Quan sát và đưa ra nhận xét.
Dự trù phương án học sinh trả lời:
- học sinh A: Vị trí nằm trên bề mặt lục địa.
- Bước 3. GV: Cho học sinh tìm ra được khái niệm thổ nhưỡng, GV chốt ý chính xác: (1 phút)
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa
HS: Quan sát, phát biểu và ghi bài.
- Bước 4. (1 phút)
GV: Cho học sinh tìm ra đặc trưng của đất thông qua các hình ảnh.
HS: Tìm ra đặc trưng của đất là độ phì.
Phần II. Các nhân tố hình thành đất. (31 phút )
Bước 1: 
GV đã giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà: (1 phút)
- Nội dung theo nhóm
- Các sản phẩm tái chế để làm thực hành thí nghiệm.
- Tạo ra sản phẩm theo nhóm cần có sự sáng tạo
- GV giới thiệu bảng đánh giá theo nhóm của giáo viên đã chuẩn bị sẵn
HS: Quan sát lắng nghe và chuẩn bị tiến hành báo cáo.
Bước 2: Cho học sinh tiến hành theo nhóm (3 nhóm), GV chốt ý và đánh giá theo nhóm (30 phút)
Nhóm 1: (7 phút 30s)
- Học sinh tiến hành thực hành thí nghiệm (2 phút)
- Học sinh tiến hành thuyết trình sản phẩm (2 phút )
- Các nhóm khác quan sát và đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình. (2 phút)
- Phản biện các câu hỏi do nhóm khác hỏi.(2 phút)
- GV chốt ý: (2 phút)
Các yếu tố: Đá mẹ, khí hậu
Đá mẹ
+ Cung cấp vật chất vô cơ cho đất
+ Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới
+ Ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất
Khí hậu (nhiệt và ẩm):
+ Làm đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa hình thành đất
+ Ảnh hưởng tới sự hòa tan rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất
+ Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất
gián tiếp sự hình thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật
GV đánh giá nhóm theo bảng: (30s) 
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM
ĐIỂM TỐI ĐA
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
Đối với nhóm thuyết trình
NỘI DUNG
- Đầy đủ
- Đúng nội dung
50đ
HÌNH THỨC
- Sáng tạo
THUYẾT TRÌNH
- Rõ ràng, dễ hiểu
- Thu hút người nghe
- Đúng thời gian
PHẢN BIỆN
- Trả lời được các câu hỏi do nhóm khác hỏi
Đối với nhóm khác
- Quan sát, lắng nghe 
- Phát biểu xây dựng bài cho nhóm thuyết trình
10đ
Đặt câu hỏi cho nhóm khác
Mỗi nhóm chỉ hỏi nhóm đang trình bày tối đa 2 câu
5đ/1 câu
Xung phong phát biểu
2đ/lượt
CỦNG CỐ
20đ
TỔNG ĐIỂM
Nhóm 2: (7 phút 30s)
- Học sinh tiến hành trưng bày và thuyết trình sản phẩm (4 phút)
- Các nhóm khác quan sát và đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình. (2 phút)
- Phản biện các câu hỏi do nhóm khác hỏi. (2 phút)
- GV chốt ý: (2 phút)
Nhân tố sinh vật: 
Vi sinh vật:
+ Phân hủy xác sinh vật
+ Tổng hợp thành mùn
Thực vật:
+ Phá hủy đá
+ Cung cấp chất hữu cơ
Động vật: Biến đổi tính chất đất
Nhân tố địa hình:
Bằng phẳng:
+ Giàu chất dinh dưỡng
+ Bồi tụ => Tầng đất dày
Dốc:
+ Đất dễ bị xói mòn
+ Tầng đất mỏng
GV đánh giá nhóm theo bảng: (30s) (theo bảng phía trên)
Nhóm 3: (7 phút 30s)
- Học sinh tiến hành thuyết trình sản phẩm (4 phút)
- Các nhóm khác quan sát và đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình. (2 phút)
- Phản biện các câu hỏi do nhóm khác hỏi. (2 phút)
- GV chốt ý: (2 phút)
Tác động tích cực của con người tới môi trường đất:
+ Sử dụng cây trồng phù hợp với tính chất của đất
+ Xây dựng các công trình thủy lợi
+ Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
 Tác động tiêu cực của con người tới môi trường đất
+ Bón phân không đầy đủ, sử dụng các chất hóa học
+ Gây ô nhiễm, thoái hóa đất
+ Chặt phá rừng
GV đánh giá nhóm theo bảng: (30s) (theo bảng phía trên)
Bước 4: Tổng kết hoạt động thảo luận 3 nhóm (1 phút)
GV: Tổng kết cho 3 nhóm về nội dung, hình thức, trình bày, phản biện đối với nhóm thuyết trình và quan sát, lắng nghe, xây dựng bài cho nhóm khác.
HS: Quan sát, lắng nghe
C. Hoạt động luyện tập (7 phút)
-Mục tiêu: Xác định xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sau thêm nội dung bài học.
- Thời gian: 2p
Cách thức tiến hành:
Giáo viên cho học sinh củng cố bằng hình thức trắc nghiệm như sau:
Trò chơi: RUNG CHUÔNG VÀNG
Câu 1: Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi:
Độ ẩm
Độ phì
Độ cao
Câu 2: Hãy cho biết ở Tây Nguyên có đá gốc là đá badan thì sẽ được hình thành loại đất nào?
A. Đất đá vôi.
B. Đất phù sa.
C. Đất bazan 
Câu 3: Tác động nào sau đây không phải là tác động tích cực của con người đến sự hình thành đất?
A. Thau chua, rửa mặn.
B. Đốt rừng làm rẫy.
C. Bón phân, cải tạo đất.
Câu 5: Enter the missing word in the following sentence
“AN INCH OF  IS EQUIVALENT TO AN OUNCE OF ”
A. Land - silver
B. Rock - yellow
C. Land - gold
HĐ 4. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG. (2 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức, tìm tòi sáng tạo
Thời gian: 2p
Cách thức tiến hành:
GV hướng dẫn học cách học cụ thể gồm:
- Lập bảng
- Sơ đồ tư duy
- Thực hành thí nghiệm
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca...
Chuẩn bị 1 câu SLOGAN cho nhóm.
HĐ 5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học
Thời gian: 1p
Cách thức tiến hành:
HS vẽ sơ đồ tư duy bài học hôm nay
Mỗi học sinh hãy tự vẽ 1 sơ đồ tư duy cho riêng mình với nội dung bài học ngày hôm nay. Sau đó giáo viên sẽ lựa chọn một số sơ đồ điển hình để nhận xét, đánh giá:
- Học sinh vẽ đầy đủ nội dung
- Học sinh vẽ hơi xấu nhưng đầy đủ nội dung
- Học sinh vẽ rất đẹp và sáng tạo. Để biểu dương làm gương cho học sinh khác.
VI. DỰ KIẾN CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH TRONG MỖI NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
TH 1: Giáo viên đưa ra một câu hỏi và gọi một học sinh trả lời nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. GV gọi bạn bất kì một bạn đứng dậy trả lời câu hỏi. Em HS này đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im.
Hướng giải quyết:
Cần nhắc lại câu hỏi cho học sinh và động viên em trả lời câu hỏi đó. Nếu học sinh vẫn không trả lời thì gọi một em khác khá hơn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu, khích lệ em nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại được thì cho em ngồi xuống. Sau giờ học, cần tìm ra nguyên nhân vì sao em ấy lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp đỡ. Cần chỉ ra rõ cho em rằng nếu em không trả lời và nếu tiếp tục tình trạng này thì kết quả của em sẽ như thế nào?. Để em có thể nhận ra và sửa chữa.
TH 2: Đối với các nhóm hoạt động báo cáo thời gian quá dài.
Hướng giải quyết:
- Nhắc nhở các em chú ý về vấn đề thời gian.
- Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.
TH 3: Trong khi nhóm các thuyết trình, có một số học sinh ở nhóm khác không chú ý.
Hướng giải quyết: Cần nhắc nhở ngay để nhóm thuyết trình, ghi nhận để đánh giá nhóm.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_dia_li_10_chu_de_dat.docx