Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Câu 1. Chiếm vị trí hàng đầu trong chăn nuôi là chăn nuôi

A. trâu. B. bò. C. lợn. D. gia cầm.

Câu 2. Đâu không phải là vai trò của chăn nuôi trâu?

A. Lấy thịt. B. Lấy sức kéo. C. Lấy sữa. D. Lấy lông.

Câu 3. Chăn nuôi cừu chủ yếu để lấy

A. da. B. lông. C. phân bón. D. sữa.

Câu 4. Đặc điểm quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi là

A. cơ sở thức ăn. B. thành tựu khoa học kỹ thuật.

C. hệ thống chuồng trại. D. nhu cầu thị trường.

Câu 5. Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính gặp khó khăn lớn nhất thường là

A. tình trạng thiếu lương thực. B. thiếu các đồng cỏ tự nhiên.

C. thiếu vốn đầu tư. D. thiếu giống tốt, trình độ kỹ thuật.

Câu 6. Quốc gia nào có đàn bò đông thứ hai thế giới nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao?

A Hoa Kỳ. B. Ấn Độ. C. Nga. D. Ôxtrâylia.

Câu 7. Loại gia súc nào được nuôi nhiều ở miền nhiệt đới nóng ẩm?

A. Bò. B. Lợn. C. Trâu. D. Dê.

 

doc 4 trang quyettran 13/07/2022 10020
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi
BÀI 29. ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI
Câu 1. Chiếm vị trí hàng đầu trong chăn nuôi là chăn nuôi
A. trâu.	B. bò.	C. lợn.	D. gia cầm.
Câu 2. Đâu không phải là vai trò của chăn nuôi trâu?
A. Lấy thịt.	B. Lấy sức kéo.	C. Lấy sữa.	D. Lấy lông.
Câu 3. Chăn nuôi cừu chủ yếu để lấy
A. da.	B. lông.	C. phân bón.	D. sữa.
Câu 4. Đặc điểm quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi là 
A. cơ sở thức ăn. 	B. thành tựu khoa học kỹ thuật.
C. hệ thống chuồng trại. 	D. nhu cầu thị trường.
Câu 5. Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính gặp khó khăn lớn nhất thường là
A. tình trạng thiếu lương thực. 	B. thiếu các đồng cỏ tự nhiên. 
C. thiếu vốn đầu tư. 	D. thiếu giống tốt, trình độ kỹ thuật. 
Câu 6. Quốc gia nào có đàn bò đông thứ hai thế giới nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao?
A Hoa Kỳ. 	B. Ấn Độ. 	C. Nga. 	D. Ôxtrâylia. 
Câu 7. Loại gia súc nào được nuôi nhiều ở miền nhiệt đới nóng ẩm?
A. Bò.	B. Lợn.	C. Trâu. 	D. Dê.
Câu 8. Loại gia súc nhỏ được nuôi nhiều ở vùng trồng cây lương thực là
A. bò. 	B. dê. 	C. lợn. 	D. cừu. 
Câu 9. Ở các nước đang phát triển, chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ vì
A. Cơ sở thức ăn không ổn định. 	B. Cơ sở vật chất còn lạc hậu. 
C. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế. 	D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển. 
Câu 10. Trâu được nuôi nhiều ở 
A. các đồng cỏ tươi tốt. 	B. các đồng cỏ ở vùng nhiệt đới ẩm. 
C. trên thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt. 	D. trong vùng đồi núi ở miền nhiệt đới. 
Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là
A. tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.	B. cơ cấu ngành chăn nuôi. 
C. phương pháp chăn nuôi.	D. điều kiện chăn nuôi. 
Câu 12. Điểm khác nhau cơ bản trong cách nuôi bò thịt và nuôi bò sữa là
A. bò sữa được chăm sóc kỹ hơn bò thịt. 
B. bò thịt chăn thả trên đồng cỏ, bò sữa tập trung trong các chuồng trại. 
C. bò thịt chăn nuôi theo biện pháp cổ truyền, bò sữa sử dụng phương pháp hiện đại. 
D. thức ăn chủ yếu cho bò thịt là thực vật tự nhiên, còn thức ăn cho bò sữa là sản phẩm chế biến. 
Câu 13. Hai quốc gia sản xuất nhiều thịt và sữa nhất thế giới năm 2005 là:
A. Ấn Độ, Bra xin. 	B. Hoa Kỳ, Braxin. 
C. các nước EU, Liên Bang Nga.	D. Hoa Kỳ, Ấn Độ. 
Câu 14. Quốc gia có đàn lợn đông nhất thế giới hiện nay là
A. các nước EU. 	B. Trung Quốc. 	C. Hoa Kỳ. 	D. Tây Á. 
Câu 15. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia? 
A. Cơ sở về nguồn thức ăn. 	B. Tập quán chăn nuôi. 
C. Nguồn giống 	D. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 
Câu 16. Ở đồng bằng sông Hồng của nước ta, vật nuôi chủ yếu là lợn và gia cầm vì 
A. đây là vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. 	B. nhiều các đồng cỏ tự nhiên. 
C. đất hẹp, người đông. 	D. nhiều thức ăn công nghiệp.
Câu 17. Loại gia súc nhỏ, được nuôi nhiều ở vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng hiệu quả kinh tế cao là 
A. bò.	B. dê. 	C. lạc đà. 	D. cừu.
Câu 18. "Con bò sữa của người nghèo" dùng để chỉ 
A. cừu. 	B. lợn. 	C. dê. 	D. ngựa. 
Câu 19. Chủ yếu cung cấp thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày là ngành chăn nuôi
A. gia súc nhỏ.	B. gia cầm.	C. gia súc lớn.	D. thủy cầm.
Câu 20. Vai trò đặc trưng của ngành thủy sản khác với các ngành chăn nuôi khác là
A. cung cấp chất đạm có dinh dưỡng cao.	
B. cung cấp các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe.
C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
D. cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị.
Câu 21. Chiếm tới 4/5 lượng thủy sản trên thế giới là thủy sản khai thác từ
A. biển, đại dương.	B. đầm phá.	C. sông suối.	D. ao hồ.
Câu 22. Vai trò của ngành chăn nuôi không phải là nguyên liệu cho ngành công nghiệp 
A. sản xuất hàng tiêu dùng.	B. chế biến lương thực. 
C. dược phẩm.	D. chế biến thực phẩm.
Câu 23. Hiện nay, ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển đang có xu hướng tiến dần sang hình thức
A. chăn thả.	B. nửa chuồng trại.	
C. chuồng trại.	D. chăn nuôi công nghiệp.
Câu 24. Ngành chăn nuôi thời gian qua được phát triển mạnh chủ yếu do
A. cơ sở thức ăn đã được đảm bảo. 	B. thành tự của khoa học kỹ thuật.
C. đồng cỏ tự nhiên được cải tạo tốt.	D. thức ăn công nghiệp ngày càng nhiều.
Câu 25. Trong các nước sau nước nào nuôi cừu nhiều nhất?
A. Hoa Kỳ.	B. Liên Bang Nga.	C. Các nước EU.	D. Ôx-trây-li-a.
Câu 26. Năm 2009, đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở nước nào sau đây?
A. Hoa Kỳ.	B. Ấn Độ.	C. Trung Quốc.	D. Mê hi cô.
Câu 27. Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi có vai trò gì đối với ngành trồng trọt?
A. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.	 B. Nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
C. Cung cấp sức kéo, phân bón.	 D. Tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
Câu 28. Nhân tố nào sau đây không phải là cơ sở thức ăn của ngành chăn nuôi?
A. Đồng cỏ tự nhiên.	B. Thức ăn công nghiệp.
C. Sản phẩm phụ của ngành trồng trọt.	D. Công nghiệp chế biến.
Câu 29. Đâu không phải là sản phẩm từ ngành chăn nuôi gia súc?
A. Thịt, trứng.	B. Thịt, da.	C. Sữa, lông.	D. Lông, da.
Câu 30. Thường được nuôi theo hình thức chăn thả ở các vùng khô hạn, hoang mạc, nửa hoang mạc là
A. bò.	B. dê. 	C. lạc đà. 	D. cừu.
Câu 31. Loại gia súc nhỏ, sử dụng thức ăn chủ yếu là tinh bột là
A. cừu. 	B. lợn. 	C. dê. 	D. ngựa. 
Câu 32. Cho bảng số liệu
Đàn bò và đàn lợn trên thế giới, thời kì 1980 – 2009 (triệu con)
Năm 
1980
1996
2002
2009
Bò 
1218
1320
1360
1165
Lợn
778,8
923
939
888
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện đàn lợn và đàn bò trên thế giới trong thời kì trên là
A. biểu đồ đường.	 B. biểu đồ cột đơn.	 C. biểu đồ cột ghép.	 D. biểu đồ tròn.
Câu 33. Cho bảng số liệu
Đàn bò và đàn lợn trên thế giới, thời kì 1980 – 2009 (triệu con)
Năm 
1980
1996
2002
2009
Bò 
1218
1320
1360
1165
Lợn
778,8
923
939
888
Nhận xét nào sau đây chưa chính xác với bảng số liệu trên?
A. Số lượng bò và lợn tăng đều từ năm 1980 – 2002.
B. Số lượng bò có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2002 – 2009.
C. Số lượng lợn tăng không liên tục từ năm 1980 – 2009.
D. Số lượng bò và lợn tăng không đều từ năm 1980 – 2009.
Câu 34. Nguyên nhân nào không làm cho ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?
A. Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. 
C. Gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản đang cạn dần. 
D. Giúp tận dụng diện tích mặt nước, giải quyết việc làm. 
Câu 35. Cho biểu đồ
Nhận xét nào sau đây chưa chính xác với biểu đồ trên?
A. Số lượng bò và lợn tăng đều từ năm 1980 – 2002.
B. Số lượng bò có xu hướng tăng từ năm 1980 – 2002.
C. Số lượng lợn tăng không liên tục từ năm 1980 – 2002.
D. Số lượng bò luôn nhiều hơn lợn ở tất cả các năm.
Câu 36. Vùng trung du và miền núi Việt Nam, ngành chăn nuôi phát triển mạnh là
A. chăn nuôi lợn.	B. chăn nuôi trâu, bò.
C. chăn nuôi gia cầm.	D. nuôi trồng thủy sản.
Câu 37. Hình thức chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam phổ biến là
A. chăn thả 	 B. nửa chuồng trại	 C. chuồng trại	 D. chăn nuôi công nghiệp
Câu 38. Ở Việt Nam hiện nay, chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
A. các cao nguyên vùng Tây Bắc. B. khu vực Tây Nguyên.
C. ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. D. các tỉnh Bắc Trung Bộ. 
Câu 39. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn thịt của nước ta là
A. thịt trâu. B. thịt bò. C. thịt lợn. D. thịt gia cầm.
Câu 40. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng nào của nước ta? 
A. Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.	
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.	
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_10_bai_29_dia_li_nganh_chan_nuoi.doc