Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Câu 1. Qui luật địa đới là

A. sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

B. sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ

C. sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ

D. sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình

Câu 2. Nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới là

A. do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất và địa hình.

B. do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.

C. sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.

D. sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm không khí theo độ cao

Câu 3. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến qui luật địa đới trên Trái Đất là

A. sự thay đổi mùa trong năm

B. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm

C. sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ

D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ

Câu 4. Biểu hiện không đúng của quy luật địa đới là

A. trênTrái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt.

B. trên Trái Đất có 6 đai khí áp và 7 đới gió.

C. trên Trái đất ở mỗi bán cầu đều có 7 đới khí hậu.

D. trên Trái Đất có 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm thực vật.

Câu 5. Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất phụ thuộc vào

A. bức xạ mặt trời, dạng hình cầu của Trái Đất.

B. bức xạ mặt trời, tính chất bề mặt đệm.

C. dạng hình cầu của Trái Đất, độ cao địa hình.

D. dạng hình cầu của Trái Đất, tính chất bề mặt đệm.

 

doc 5 trang quyettran 13/07/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Họ và tên: Dương Thị Huệ
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt – Thị xã Ayun Pa
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10
Bài 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
Câu 1. Qui luật địa đới là
A. sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ 
B. sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ 
C. sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ 
D. sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
Câu 2. Nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới là
A. do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất và địa hình.
B. do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
C. sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
D. sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm không khí theo độ cao
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến qui luật địa đới trên Trái Đất là
A. sự thay đổi mùa trong năm 
B. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm 
C. sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ 
D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ 
Câu 4. Biểu hiện không đúng của quy luật địa đới là
A. trênTrái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt.
B. trên Trái Đất có 6 đai khí áp và 7 đới gió.
C. trên Trái đất ở mỗi bán cầu đều có 7 đới khí hậu.
D. trên Trái Đất có 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm thực vật.
Câu 5. Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất phụ thuộc vào 
A. bức xạ mặt trời, dạng hình cầu của Trái Đất. 
B. bức xạ mặt trời, tính chất bề mặt đệm.
C. dạng hình cầu của Trái Đất, độ cao địa hình.
D. dạng hình cầu của Trái Đất, tính chất bề mặt đệm.
Câu 6. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ từ xích đạo đến cực là quy luật
A. thống nhất và hoàn chỉnh. B. địa đới. C. địa ô. D. đai cao. 
Câu 7. Trên Trái Đất, ở mỗi bán cầu đều có mấy đới khí hậu ?
A. 4. B. 6. C. 7. D. 10.
Câu 8. Việt Nam nằm trong đới khí hậu
A. cận nhiệt. B. nhiệt đới. C. ôn đới. D. xích đạo.
Câu 9. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu
A. cận nhiệt lục địa. B. cận nhiệt gió mùa. 
C. nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới lục địa.
Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới ?
A. Gió Đông cực. B. Gió mùa. C. Gió Mậu dịch. D. Gió Tây ôn đới.
Câu 11. Số lượng các đai khí áp trên Trái Đất là
A. 4 đai áp cao, 3 đai áp thấp. B. 6 đai áp cao, 7 đai áp thấp.
C. 10 đai áp cao, 10 đai áp thấp. D. 4 đai áp cao, 6 đai áp thấp.
Câu 12. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần và cảnh quan địa lí theo
A. độ cao. B. vĩ độ. C. kinh độ. D. địa hình.
Câu 13. Tác nhân quan trọng nhất phá vỡ tính địa đới là
A. các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
B. sự phân bố không đều giữa lục địa và đại dương.
C. sự hoạt động của các dòng biển.
D. nguồn năng lượng bên trong của trái đất.
Câu 14. Càng xa bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ
A. càng tăng lên. B. càng yếu dần.
C. không thay đổi. D. càng giảm nhanh.
Câu 15. Càng gần bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ
A. càng tăng lên. B. càng yếu dần.
C. không thay đổi. D. tùy theo vùng.
Câu 16. Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo
A. kinh độ. B. vĩ độ. C. độ cao. D. địa hình.
Câu 17. Điểm giống nhau giữa sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo độ cao và theo vĩ độ ở
A. biểu hiện. B. nguyên nhân. C. tác động. D. điều kiện hình thành.
Câu 18. Các quy luật địa đới và phi địa đới thường tác động
A. riêng lẻ và đối lập nhau. B. đồng thời và tương hỗ nhau.
C. đồng thời và đối lập nhau. D. xen kẽ nhau và tương hỗ nhau.
Câu 19. Sự hình thành các đới khí hậu là sự phối hợp của
A. lục địa, đại dương, bức xạ mặt trời. 
B. địa hình, bức xạ mặt trời, bề mặt đệm.
C. nội lực, ngoại lực, tính chất bề mặt đệm. 
D. bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, mặt đệm.
Câu 20. Dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời tạo nên quy luật
A. địa ô. B. đai cao. C. địa đới. D. thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 21. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do
A. nguồn bức xạ mặt trời. B. nguồn năng lượng bên trong trái đất.
C. sự phân bố lục địa và đại dương. D. dạng hình cầu của trái đất.
Câu 22. Quy luật đai cao là
A. sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
B. sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
C. sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo vĩ độ.
D. sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo thời gian.
Câu 23. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. sự phân bố các vành đai đất và khí hậu theo vĩ độ.
B. sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
C. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
D. sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.
Câu 24. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là
A. sự phân bố các vành đai đất và khí hậu theo vĩ độ.
B. sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
C. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
D. sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.
Câu 25. Biểu hiện nào sau đây là của quy luật địa đới?
A. Sự phân bố các vành đai đất theo độ cao.
B. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
C. Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
D. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.
Câu 26. Biểu hiện nào sau đây là của quy luật phi địa đới?
A. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
B. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất theo vĩ độ.
C. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
D. Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
Câu 27. Biểu hiện nào sau đây không phải là của quy luật phi địa đới?
A. Sự phân bố các vành đai đất theo độ cao.
B. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
C. Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
D. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Câu 28. Sự phân bố đất liền, biển, đại dương và ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến tạo nên quy luật
A. địa ô. B. đai cao. C. địa đới. D. thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 29. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất làm bề mặt Trái Đất phân chia thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao tạo nên quy luật
A. thống nhất và hoàn chỉnh. B. địa đới. C. phi địa đới. D. địa ô.
Câu 30. Quy luật địa ô và đai cao là biểu hiện của quy luật
A. thống nhất và hoàn chỉnh. B. địa đới. C. phi địa đới. D. nhịp điệu.
Câu 31. Sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi là nguyên nhân tạo nên quy luật
A. địa ô. B. đai cao. C. địa đới. D. phi địa đới.
Câu 32. TrênTrái Đất từ cực Bắc đến cực Nam có bao nhiêu vòng đai nhiệt?
A. 4. B. 6. C. 7. D. 10.	
Câu 33. Kiểu thảm thực vật chính của Việt Nam là
A. rừng cận nhiệt ẩm. B. rừng nhiệt đới, xích đạo.
C. rừng lá cứng cận nhiệt. D. rừng lá rộng ôn đới.
Câu 34. Nhóm đất chính của Việt Nam là
A. đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng. B. đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
C. đất đỏ, nâu đỏ xa van. D. đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
Câu 35. Ở lục địa Bắc Mĩ theo vĩ tuyến 40oB từ đông sang tây có các kiểu thảm thực vật
A. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
B. rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim.
C. rừng thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
D. cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng thảo nguyên; rừng lá kim; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Câu 36. Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực có nhiệt độ quanh năm 
A. dưới 0oC B. trên 0oC. C. từ 10oC – 20oC. D. từ 20oC – 30oC.
Câu 37. Gió Mậu dịch thể hiện tính địa đới thông qua 
A. thổi quanh năm từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.
B. thổi quanh năm từ áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo.
C. thổi quanh năm theo mùa ở vùng nội chí tuyến.
D. thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
Câu 38. Trong 7 vòng đai nhiệt từ cực Bắc đến cực Nam, số vòng đai ôn hòa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 39. Trong 7 vòng đai nhiệt từ cực Bắc đến cực Nam, số vòng đai nóng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 40. Quy luật địa đới không biểu hiện qua yếu tố 
A. khí hậu, thủy văn. B. đất đai, sinh vật.
C. thảm thực vật. D. độ cao địa hình.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_10_bai_21_quy_luat_dia_doi_va_quy_luat_ph.doc