Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Câu 1. Cấu trúc của Trái Đất từ ngoài vào trong là

A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.

B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.

C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.

D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.

Câu 2. Cấu trúc của Trái Đất từ trong ra ngoài là

A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.

B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.

C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.

D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.

 

doc 5 trang quyettran 13/07/2022 7300
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Chủ đề: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Câu 1. Cấu trúc của Trái Đất từ ngoài vào trong là
A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.
B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.
C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.
D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.
Câu 2. Cấu trúc của Trái Đất từ trong ra ngoài là
A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.
B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.
C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.
D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá, thứ tự từ ngoài vào trong là
A. badan - granít - trầm tích. 	C. granít - trầm tích - badan.
B. trầm tích - badan - granít.	D. trầm tích - granít - badan.
Câu 4. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá, thứ tự từ trong ra ngoài là
A. badan - granít - trầm tích. 	C. granít - trầm tích - badan.
B. trầm tích - badan - granít.	D. trầm tích - granít - badan.
Câu 5. Bộ phận vỏ đại dương của Trái Đất hầu như không có tầng đá
A. granít.	B. trầm tích.	C. badan.	D. granít và badan.
Câu 6. Vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng
A. đá badan.	C. đá trầm tích.
B. đá granit.	D. đá badan và granit.
Câu 7. Lớp vỏ Trái Đất có độ dày dao động
A. 5- 70 km.	 C. 5- 700 km.
B. 15- 70 km.	D. 15- 700 km.
Câu 8. Nhân Trái Đất có độ dày khoảng 
A. 2470 km.	B. 2900 km.	C. 3470 km.	D. 4100 km.
Câu 9. Giới hạn của Mati dưới từ
A. 15- 700 km. 	C. 100- 2900 km.
B. 70- 700 km.	D. 700- 2900 km.
Câu 10. Giới hạn của Mati trên từ
A. 15- 700 km. 	C. 700- 2900 km.
B. 70- 700 km.	D. 2900- 5100 km.
Câu 11. Giới hạn của Nhân ngoài từ
A. 500- 700 km.	C. 2900- 5100 km.
B. 700- 2900 km.	D. 5100- 6370 km.
Câu 12. Giới hạn của Nhân trong từ
A. 500- 700 km. 	C. 5000- 6300 km.
B. 2900- 5100 km.	D. 5100- 6370 km.
Câu 13. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất có độ dày lớn nhất đến khoảng
A. 5 km.	B. 15 km.	C. 50 km.	D. 70 km.
Câu 14. Bộ phận vỏ đại dương của Trái Đất có độ dày lớn nhất đến khoảng
A. 5 km.	B. 15 km.	C. 50 km.	D. 70 km.
Câu 15. Thạch quyển bao gồm
A. vỏ lục địa và đại dương.	C. vỏ Trái Đất và tầng Manti dưới.
B. vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.	D. vỏ lục địa và phần trên của lớp Manti.
Câu 16. Thạch quyển có độ sâu đến khoảng
A. 5 km.	B. 50 km.	C. 70 km.	D. 100 km.
Câu 1: Trong cấu trúc của Trái Đất, có độ dày lớn nhất là
 A. lớp vỏ Trái Đất. 	B. thạch quyển.
 C. lớp Manti.	D. nhân Trái Đất.
Câu 17: Lớp Manti trên có đặc điểm nào sau đây?
 A. Ở trạng thái lỏng.	B. Dày khoảng 3470 km.
 C. Ở trạng thái quánh dẻo.	D. Vật chất chủ yếu là niken, sắt.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng về lớp Manti trên?
A. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. 	C. Ở trạng thái quánh dẻo.
B. Rất đậm đặc.	D. Ở trạng thái rắn.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của Thạch quyển?
A. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất. 	C. Là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
B. Có độ sâu đến khoảng 100 km.	D. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
Câu 20. Nội dung nào sau đây đúng với đặc điểm của Thạch quyển?
A. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất. 	C. Là lớp vỏ cứng dưới vỏ Trái Đất.
B. Có độ sâu đến khoảng 100 km.	D. Có độ dày dao động từ 5- 70 km.
Câu 21. Nhân Trái Đất được gọi là nhân Nife vì thành phần vật chất chủ yếu là
A. niken, nhôm.	B. niken, sắt.	C. đồng, sắt.	D. đồng, nhôm.
Câu 22. Từ vỏ Trái Đất đến độ sâu 2900km là
A. lớp Manti. 	C. thạch quyển.
B. tầng Manti trên.	D. nhân Trái Đất.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với lớp Manti?
 A. Vật chất ở trạng thái lỏng. 	C. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất.
 B. Chiếm 80% thể tích của Trái Đất.	D. Có giới hạn từ vỏ Trái Đất cho đến độ sâu 2900 km.
Câu 24: Đặc điểm không đúng đối với lớp vỏ Trái Đất là
 A. trên cùng thường là tầng đá trầm tích.	C. các tầng đá được cấu tạo liên tục khắp bề mặt Trái Đất.
 B. được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.	D. là lớp vỏ cứng, mỏng.
Câu 25. Thạch quyển gồm mấy mảng kiến tạo lớn?
A. 3	B. 5	C. 7	D. 10
Câu 26. Lãnh thổ Việt Nam thuộc mảng kiến tạo
A. Âu- Á. 	C. châu Á.
B. Thái Bình Dương.	D. Á- Thái Bình Dương.
Câu 27: Quốc gia nào ở châu Á có lãnh thổ nằm trên một mảng kiến tạo riêng biệt?
 A. Inđônêxia.	B. Philippin.
 C. Nhật Bản.	D. Ấn Độ.
Câu 28. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau là
A. mảng Âu- Á và mảng Thái Bình Dương.	C. mảng Thái Bình Dương và mảng Nazca.
B. mảng Âu- Á và mảng Bắc Mĩ.	D. mảng Phi và mảng Nam Mĩ.
Câu 29. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau là
A. mảng Âu- Á và mảng Thái Bình Dương. 	C. mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin.
B. mảng Âu- Á và mảng Bắc Mĩ.	D. mảng Phi và mảng Nam Mĩ.
Câu 30. Chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là
A. thạch quyển.	C. lớp Manti.
B. nhân Trái Đất.	D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 31. Chủ yếu chứa những kim loại nặng là thành phần vật chất của 
A. thạch quyển. 	C. bao Manti.
B. nhân Nife.	D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 32. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?
A. Là lớp vỏ mỏng, cứng. 	C. bao Manti.
B. Mọi nơi vỏ đại dương đều có tầng granit.	D. Có độ dày dao động từ 5- 70km.
Câu 33. Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở thuyết trôi lục địa của nhà khoa học
A. A-vê-ghê-nê (Đức). 	C. La-plat (Pháp).
B. Căng (Đức).	D. Ốt-tôximít (Nga).
Câu 34. Để biết được cấu trúc của lớp vỏ Trái Đất người ta chủ yếu dựa vào
A. việc khoan sâu xuống lòng đất.	C. phương pháp địa chấn.
B. nguồn gốc hình thành Trái Đất.	D. nghiên cứu hẻm vực sâu ở đáy đại dương.
Câu 35. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của nhân ngoài?
A. Vật chất ở trạng thái rắn.	C. Nhiệt độ cao khoảng 50000C.
B. Có áp suất nhỏ hơn nhân trong.	D. Có giới hạn từ 2900- 5100km.
Câu 36. Đặc điểm của mảng kiến tạo là
A. nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo. 	C. đứng yên, không dịch chuyển.
B. nằm trên tầng Manti dưới.	D. chỉ gồm các bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 37. Xếp theo thứ tự giảm dần về độ dày của các lớp Trái Đất:
A. Vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất. 	C. Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
B. Manti, vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất.	D. Nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất.
Câu 38. Xếp theo thứ tự tăng dần về độ dày của các lớp Trái Đất:
A. Vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất. 	C. Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
B. Manti, vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất.	D. Nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất.
Câu 39. Vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí
A. trung tâm mảng kiến tạo.	C. hẻm vực sâu đáy đại dương.
B. trung tâm các lục địa.	D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Câu 40: Nhận định nào sau đây không đúng về mảng kiến tạo?
 A. Gồm bộ phận lục địa và bộ phận lớn của đáy đại dương.
 B. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo.
 C. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà luôn dịch chuyển.
 D. Vùng trung tâm của một mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_10_bai_7_cau_truc_cua_trai_dat_thach_quye.doc