Tài liệu ôn tập và thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
II- SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:
ã Chính Hữu "Đồng chí"
1.Tác giả:
Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đôvà hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Chính Hữu hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
"Hiện Chính Hữu mới chỉ công bố: tập thơ Đầu súng trăng treo (1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988). Thơ Chính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng, ngôn ngữ chon lọc, cô đọng. Ông thường sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang. Chính Hữu làm thơ không nhiều nhưng vẫn có một vị trí xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, và một số bài thơ của ông thuộc số những tác phẩm tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến (Đồng chí, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Trang giấy học trò). Chính Hữu được tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 (Nguyễn Văn Long, Từ điển văn học, Sđđ).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập và thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
TÀI LIậ́U ễN TẬP VÀ THI VÀO LỚP 10 MễN NGỮ VĂN Phõ̀n thứ nhṍt PHẦN VĂN HỌC I- CÁC TÁC PHẨM TRỌNG TÂM CẦN ễN TẬP: A- Văn xuụi : 1- Phong cách Hụ̀ Chí Minh – Lờ Anh Trà 2- Đṍu tranh cho mụ̣t thờ́ giới hòa bình – G.G.Mac ket 3- Chuyợ̀n người con gái Nam Xương – Nguyờ̃n Dữ 4- Chuyợ̀n cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hụ̉ 5- Hoàng Lờ nhṍt thụ́ng chí – Ngụ Gia văn phái 5- Lặng lẽ Sa Pa – Nguyờ̃n Thành Long 6- Chiờ́c lược ngà – Nguyờ̃n Quang Sáng 7- Bàn vờ̀ đọc sách – Chu Quang Tiờ̀m 8- Tiờ́ng nói của văn nghợ̀ – Nguyờ̃n Đình Thi 9- Những ngụi sao xa xụi – Lờ Minh Khuờ 10- Cụ́ Hương – Lụ̃ Tṍn 11- Bụ́ của Xi-mụng - Mụ-pa-xăng B- Thơ : 1- Truyợ̀n Kiờ̀u – Nguyờ̃n Du Các đoạn trích: Chị em Thúy Kiờ̀u, Cảnh ngày xuõn, Kiờ̀u ở lõ̀u Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiờ̀u, Thúy Kiờ̀u báo õn báo oán. 2- Lục Võn Tiờn – Nguyờ̃n Đình Chiờ̉u Các đoạn tríc: Lục Võn Tiờn cứu Kiờ̀u Nguyợ̀t Nga, Lục Võn Tiờn gặp nạn. 3- Đụ̀ng chí – Chính Hữu 4- Bài thơ vờ̀ tiờ̉u đụ̣i xe khụng kính – Phạm Tiờ́n Duọ̃t 5- Đoàn thuyờ̀n đánh cá – Huy Cọ̃n 6- Khúc hát ru những em bé lớn trờn lưng mẹ – Nguyờ̃n Khoa Điờ̀m 7- Ánh trăng – Nguyờ̃n Duy 8- Con cò – Chờ́ Lan Viờn 9- Mùa xuõn nho nhỏ – Thanh Hải 10- Viờ́ng Lăng Bác – Viờ̃n Phương 11- Sang thu – Hữu Thỉnh 12- Nói với con – Y Phương 13- Mõy và sóng – Ta Go Ngoài ra còn mụ̣t sụ́ tác phảm kịch và văn học nước ngoài, yờu cõ̀u các thõ̀y cụ giáo hướng dõ̃n học sinh tự ụn tọ̃p. II- SƠ LƯỢC Vấ̀ Mệ̃T Sễ́ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIấU BIấ̉U: Chính Hữu "Đồng chí" 1.Tác giả: Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đôvà hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Chính Hữu hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. "Hiện Chính Hữu mới chỉ công bố: tập thơ Đầu súng trăng treo (1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988). Thơ Chính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng, ngôn ngữ chon lọc, cô đọng. Ông thường sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang. Chính Hữu làm thơ không nhiều nhưng vẫn có một vị trí xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, và một số bài thơ của ông thuộc số những tác phẩm tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến (Đồng chí, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Trang giấy học trò). Chính Hữu được tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 (Nguyễn Văn Long, Từ điển văn học, Sđđ). 2.Tác phẩm: Bài thơ Đòng chí được sáng tác đầu năm 1948, thể hiện những cảm xúc sâu xa và mạnh mẽ của nhà thơ Chính Hữu với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bài thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đời thường. Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đôi gắn bó thắm thiết của những người nông dân mặc áo lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, tình cảm đó thật cảm động đẹp đẽ. Phạm Tiến Duật "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 1. Tác giả : Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường đại học sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc khánh chiến chống đế quốc Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Các tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Nhóm lửa (thơ, 1996);... Tác giả đã được nhận: giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969 - 1970. 2. Tác phẩm : Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm thuộc chùm thơ được tăng Giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969 - 1970. trong bài thơ, tác giả đã thể hiện khá đặc sắc hình ảnh "anh bộ đội cụ Hồ" hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung và những chiếc xe không kính ngộ nghĩnh giữa tuyến đường Trường Sơn lịch sử thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. "Chỉ một tuần sau bài thơ ra đời, cả mặt trận có vô số tiểu đội xe không kính. Sau này, vào những năm cuối cuộc kháng chiến, đã có những chiến sĩ lái xe tự lái xe vỡ để mắt thường nhìn trực tiếp mặt đường chằng chịt hố bom cho rõ hơn dưới ánh sáng lù mù của chiếc đèn gần soi. Thậm chí, có người còn tháo cả cánh cửa buồng lái để tiện cho việc xử lí tình huống khi xe bị máy bay AC130 săn đuổi - loại máy bay bắn roc - ket hay đạn 27 li vào mục tiêu di động bằng thiết bị dò âm thanh mặt đất và bằng kính nhìn có tia hồng ngoại. Mạn phép nói thêm cái chất thực của bài thơ để chúng ta hiểu rằng, một bài thơ có nhiều khi vượt qua phạm trù cái đẹp văn chương thuần túy, dâng cho cuộc sống những giá trị thực tiễn lớn lao biết nhường nào. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính có cái mãnh lực thần kỳ ấy, nó vừa mang tính chiến đấu nóng bỏng, tính thời sự tức thời vừa mang tính lịch sử! Tất nhiên một bài thơ như thếphải là tiếng nói của cuộc sống thực hào hùng. Đó là tiếng nói chân thành, độc đao của người trong cuộc. Nó như một tuyên ngôn về lẽ sống của một thế hệ người Việt Nam! Giờ đây mỗi lần có dịp đọc lại hay nghe ai đó đọc lên bài thơ này, không ít người như tôi lại bồi hồi nhớ về một quãng đời chiến tranh ở đường 9 - Nam Lào, nhớ về hình ảnh anh Phạm Tiến Duật lần đầu đứng trước anh em đơn vị D61. Anh đọc cho anh em nghe bài thơ nói về họ trước giờ xuất kích. Đã hết câu cuối cùng của bài thơ mà cả đơn vị còn lặng im, rồi phút chốc cùng vùng dậy, thoáng đã nhồi sau tay lái. Một khoảng rừng già rộ lên, những cỗ xe dắt kín lá ngụy trang rùng rùng chuyển bánh đi về hướng Nam đã định" Huy Cận "Đoàn thuyền đánh cá" 1.Tác giả: Nhà thơ Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919-2005) .Huy Cận nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng(1940). Ông tham gia Cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Huy Cận được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật( năm 1996). Hơn sáu mươi năm Hoạt động văn học nói chung và làm thơ nói riêng, với gần hai mươi thi phẩm thơ đi từ nỗi buồn "từ ngàn xưa"đến niềm vui lớn hôm nay. Huy Cận luôn gắn liền với mạch đời chung của dân tộc. Thơ Huy Cận vừa bám lấy cuộc đời, vừa hướng tới những khoảng rộng xa của tạo vật và thời gian, vừa trăn trở với cái chết, vừa nâng niu sự sống trước qui luật tử sinh, vừa triết lý suy tư, vừa hồn nhiên thơ trẻ, vừa bay bổng lãng mạn, vừa hiện thực đời thường, trong cái khoảnh khắc hữu hạn của đời người vẫn muốn hóa thân vào cái vĩnh cửu, trường sinh(Trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, chiến trưỡng gần đến chiến trường xa, ngày hằng sống ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, ta về với biển, Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ). Với ý thức vận động và sự chuyển hóa giữa nhiều yếu tố trong hình tượng cái tôi trữ tình, Huy Cận đã tạo cho mình một phong cách đặc sắc, độc đáo. Huy Cận đã tỏ ra sở trường về thơ lục bát và có đóng góp đáng kể trong sự mở rộng hình thức và nâng cao trí tuệ cho thơ theo hướng suy tưởng, vươn lên những khái quát rộng xa, giàu liên tưởng trong những bài thơ mở rộngl khuôn khổ , kích thước. Các tác phẩm chính : Lửa thiêng (thơ, 1940); Vũ trụ ca (thơ, 1942); Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942); Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu, 1958); Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958); Đất nở hoa (thơ, 1960); Bài ca cuộc đời (thơ, 1963); Hai bài tay em (thơ; 1967); Phù Đổng Thiên Vương (thơ, 1968); Những năm sáu mươi (thơ, 1968); Cô gái Mèo (thơ; 1972); Thiếu niên anh hùng họp mặt (thơ, 1973); Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973);Chiến trường gần chiến trường xa(Thơ, 1973);Những người mẹ, những người vợ( thơ, 1974); Ngày hằng sốmg ngày hằng thơ(thơ,1975); Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ, 1976) ; Ngôi nhà giữa nắng(thơ, 1978); Hạt lại gieo (thơ, 1984) ; Tuyển tập( thơ, 1986);... 2 . Tác phẩm: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá thể hiện sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơicủa đoàn thuyền đánh cá. Hai khổ đầu là cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người, bốn khổ tiếp theo là hoạt động của đoàn thuyền đánh cávà khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh của ngày mới. Về hoàn cảnh sáng tác, nhà thơ Huy Cân nhớ lại: "Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tôi được viết ra trong những tháng năm đất nước bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không khí lúc này vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả tác phẩm vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến binh minh. Đoàn thuyền đánh cá lấy thời điểm xuất phát khác với lệ thường, lúc mặt trời lặn và trở về trong ánh bình minh chói lọi. Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề, tăm tối mà mang vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong quy luật vận động tự nhiên của nó. ở đây tôi đã miêu tả khung cảnh tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu trước cách mạng vũ trụ ta còn buồn thì bây giờ vui, trước là cách biệt xa cách với cuộc đời thì hôm nay lại gần gũi với con người. Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người trogn lao động với tinh thần làm chủ với niềm vui. Bài thơ cũng là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Chất hiện thực của khung cảnh lao động trên biển cả khi vùng biển đã về ta. Và chất lãng mạn thì cũng không cần phải tưởng tượng nhiều. ở giữa cảnh biẻn cao rộng đó, với gió, với trăng, rồi bình minh và nắng hồng, và đặc biệt là sức người trong lao động đều thực sự mang tính chất lãng mạn bay bổng "Thuyền ta lái gió với buồm trắng" ; "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời". Cảm hứng và hình ảnh ấy rất thích hợp với lạo động trên biển. Tôi nghĩ rằng trong khung cảnh đó cũng không thể viết khác đi. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đẹp của một ngày đẹp của một ngày mới khi đoàn thuyền đang trở về, các khong thuyền đầy ắp cá. Mở đầu bài thơ là hình ảnh "Mặt trời xuống biển" và kết thúc là hình ảnh "mặt trời đội biển" nhô lên giữa sông nước. Thiên nhiên đã vận động theo một vòng quay của mặt trời và con người đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong lao động. Không có gì vui bằng lao động có hiệu quả. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá nằm trong cảm hứng chung của thơ tôi trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôi viết bài thơ tương đối nhanh, chỉ vài một giờ của buổi chiều trên vùng biển Hạ Long. Bài thơ được viét liền mạch và ít phải sửa chữa. Tôi nghĩ đó cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên mà thực sự là cảm hứng đã được tích tụ trên một đề tài quen thuộc của tôi và được viết ra trong không khí rất vui của những năm tháng đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội" (Huy Cận, Tác phẩm văn học, NXB Văn học, Hà Nội, 2001). Bằng Việt "Bếp lửa" 1. Tác giả: Nhà thơ Bằng Việt (tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng), sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ XXvà thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. "Bằng Việt là một nhà thơ được bạn đọc biết đến từ phần thơ in chúng với Lưu Quang Vũ trong tập Hương cây - Bếp Lửa (1968). Nỗi nhớ quê hương dầu tiên thành thơ là giành cho bếp lửa : "Bếp lửa chờn vờn sướng sớm - Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" gắn với hình ảnh người bà và bên người bà là người cháu. Bài thơ nói về tình bà cháu vừa sâu sắc , vừa thâm thía trong những năm đầu đất nước đói kém, loạn lạc, cuộc đời gian khổ khó khăn. Cảm xúc tinh tế, đượm buồn của ông về những kỷ niệm về cuộc sống gia đình , về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam. Bài thơ biểu hiện một triết luận thầm kín: những gì là thân thiết nhất của mỗi tuổi thơ mỗi con người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ họ trong suốt cuôc đời.Mạch triết luận thầm kín được khởi đầu từ bếp lửa còn được tiếp nối trong nhiều bài thơ khác nhơ trở lại trái tim mình khi ông coi Thủ đô Hà Nội như một cội nguồn tình cảm, cội nguồn sức mạnh. Cùng với thư gửi người bạn xa đất nước, tình yêu và báo đông, Trở lại trái tim, nhà thơ ghi lạiđược những trạng thái phong phú của một tâm hồn thanh niên rất mực mến yêu đất nước, con người, nêu bật được một thủ đô hào hoa thanh lịch, trầm tĩnh và anh hùng. Bằng Việt còn có những bài thơ khá tài hoa diên đạt những suy tư về những danh nhân văn hóa nhân loại nhơ: Béc- tô - ven, Pau - tốp xky, pli- xet- xcai- a. Người đọc còn biết đến ông về những lo toan chu đáo, những bồi hồi thương nhớ của một người cha ở nơi xa chăm chú theo rõi từng bước đi chập chững của đứa con, trong bài thơ Về Nghệ An thăm con với lời thơ điềm đạm, kiệm lời mà có sức vang xa. Có thể nói với 20 bài thơ trong tập thơ hương cây- Bếp lửa Bằng Việt đã phác họa được một triết luận thầm kín của riêng mình. Ông là một trong số không nhiều nhà thơ trẻ được bạn đọc tin yêu ngay từ ban đầu của thơ. Thơ Bằng Việt thường nghiêng về một lời tâm sự, một sự trao đổi suy nghĩ, gây được một cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người đọc.Thơ ông thường sâu lắng trầm tư thích hợp với người đọc trong sự trầm tĩnh vắng lặng. Đó là một dấu ấn riêng của thơ Bằng Việt, còn lưu lại trong ký ức người đọc" (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam, Sđđ). Các tác phẩm chính : Hương cây - Bếp lửa (thơ, in chung, 1968); Những gương mặt những khoảng trời (thơ, 1973); Đất sau mưa (thơ, 1977); Khoảng cách giữa lời (thơ, 1983); Cát sáng (thơ, 1986); Bếp lửa - khoảng trời (thơ tuyển, 1988); Phía nửa mặt trăng chìm ( thơ, 1986); Lọ lem (dịch thơ ép - tu - sen - kô);... Tác giả đã được nhận: Giải Nhất Văn học - Nghệ thuật Hà Nội năm 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; Giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình (Liên Xô) trao tăng năm 1982. 2. Tác phẩm: - Bài thơ Bếp lửa được tác giả Băng Việt sáng tác năm 1963, khi là sinh viên đang học ở nước ngoài. - Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà vào tuổi ấu thơ được ở cùng bà. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm 1. Tác giả: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xà Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quê gốc: làng An Cựu, xã Thủy An , thành phố Huế.Lúc nhỏ đi học ở quê, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm1964, vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia quân đội , xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo ,làm thơ,... cho đến năm 1975. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư Ký Hội nhà văn Việt Nam (khóa V), Bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin. Từ năm 2001, ông là ủy viên Bộ ChínhTrị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Nguyễn Khoa Điềm trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tập thơ Đất ngoại ô và Trường ca Mặt đường khát vọng nhanh chóng khẳng định sự đóng góp và tài thơNguyễn Khoa Điềm lúc bấy giờ. có thể nói thơ Nguyễn Khoa Điềmlà thơ của một trí thức trẻ, giàu vốn sống thực tếvà vốn văn hóa,triết lý và trữ tình, suy tư và cảm xúc. Các tác phẩm chính : Cửa thép (ký, 1972); Đất ngoại ô (thơ, 1973); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986) ; Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990) ;... Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm. 2 . Tác phẩm : - Bài thơ Khuc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu Thừa Thiên . - Bài thơ đã thể hiện truyền thống yêu nước thương dân một cách đặc sắc qua hình ảnh bà mẹ cõng con lên rẫy. những lời người mẹ ru con bộc lộ sâu sắc tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc nói riêng và nhân dân ta nói chung. Nguyễn Duy "ánh trăng" 1. Tác giả: Nhà thơ Nguyễn Duy (tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ), sinh năm 1984, tại xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Tham gia cong tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng - Thanh Hóa. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ tư lệnh Thông tin, lính đường dây, tham gia chiến đấu tại các chiến trường : Khe Sanh - Đường 9 - Nam Lào. Từ năm 1967, chuyển khỏi quân đội về làm báo Văn nghệ Giải phóng. Hiện công tác tại tuàn báo Văn nghệ . Các tác phẩm chính: Cát trắng (thơ, 1973); ánh trăng (thơ, 1984); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí, 1985); Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); (thơ, 1994);... Tác giả đã được nhận: Giải Nhất thơ tuần báo Văn Nghệ (1973); Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985). "Xuất hiện vào chặng cuối của chiến trang chống Mĩ cứu nước, từ khoảng 1972 trở đi, Nguyễn Duy đã trở thành một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Cho đến nay, Nguyễn Duy vần là một trong số không nhiều nhà thơ "thời ấy" con sung sức và được bạn đọc yêu thích. Có thể thấy tài năng và con đường thơ của ông phát triển và khẳng định gắn chặt với những tháng năm đầy những biến động của lịch sử dân tộc. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, với chùm thơ đăng trên báo Văn nghệ nảm 1972, Nguyễn Duy đã chiếm được lòng mến mộ của độc giả. Nhà phê bình Hoài Thanh có công phát hiện và giới thiệu Nguyễn Duy . Ông đã khẳng định ở thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp "không gì so sánh được" , "Quen thuộc mà không nhàm chán" , "Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những cuộc đời cần cù, gian khổ" , chất thơ của Nguyễn Duy chính là "cái hiền hậu, một cái gì rất Việt Nam". Sau chiến thắng năm 1975, Nguyễn Duy vần say sưa và tiếp tục con đường thơ của mình. Tiếng thơ của ông ngày càng đậm đà, ổn định một phong cách, một giọng điệu quen thuộc mà hấp dẫn người đọc. Tập thơ nổi bật của Nguyễn Duy là tập ánh trăng (1984). Tập thơ được coi là một bước tiến trong thơ Nguyễn Duy , tập thơ đã được tặng Giải A của Hội Nhà văn Việt Năm 1984 (cùng với tập thơ hoa trên đá của Chế Lan Viên) ánh trăng tiếp tục viết về bộ đội, về cuộc đời người lính sau chiến tranh với những vần thơ tha thiết và thấm thía, những trăn trở băn khoăn (ánh trăng, nghe tắc kè kêu trong thành phố...). Cũng ở tập thơ này, Nguyễn Duy còn dành nhiều bài thơ viết về tuổi thơ, ruộng đồng cây cỏ, những vùng quê với những con người thân thuộc bằng một tình cảm tha thiết nặng tình, nặng nghĩa (Đò Lèn, Tuổi thơ, Cầu Bố, Ông già sông Hậu, Gửi Huế, Lời của cây, Sông Thao, Đà Lạt một lần trăng,...). Vần tiếp tục chất giọng ca dao đậm đà, thân thuộc nhiều bài trong ánh trăng viết theo thể lục bát hết sức nhuần nhị, ngọt ngào nhiều khi khó mà nbiết phân biệt được những bài ca dao (Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nm dùng trong nhà trường). 2. Tác phẩm: Bài thơ ánh trăng được xem như là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về cội nguộn và ý thức trước lẽ sống thủy chung. Nguyễn Thành Long "Lặng lẽ Sa Pa" 1. Tác giả: Nhà văn Nguyễn Thành Long ( 1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyệ tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thợc dân Pháp, Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn, Tập trung nhiệt thành ngợi ca những con người lao động mới, dám nghĩ dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhn hậu và tha thiết yêu cuộc sống...Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như đơn giản mà giàu ý nghĩa khái quát, Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn tiêu biểu như thế. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm đắm trong sương mù: Sa Pa. Đén với nới ấy là những con người thật: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, một cô kĩ sơ nộng nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chạy suốt 30năm trên tuyến đường Sa Pa, một họa sĩ đi thực tế chuyến cuối cùng - của cuộc đời công tác trước khi nghỉ hưu, bốn gương mặt tiêu biểu, bốn tính cách khác nhau: anh thanh niên đầy nhiệt huyết bộc trực, chân thành, cô kĩ sư trẻ hồn nhiên nhưng kín đáo tế nhị, ông họa sĩ trầm tĩnh sâu lắng, còn bác lái xe thì sôi nổi, vui tính...Họ tình cờ gặp nhau trên con đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi và thân thiết như một gia đình. Tuy tính tình và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh sâu sắc và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, lầm việc và cống hiiến hết mình cho Tổ quốc một cách vô tư hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ.Đó là một truyện ngăn hay tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng kín đáo mà rất sâu sẵcvà thấm đẫm chất thơ (Từ điiển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường ). Các tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ( 1953); Chuyện nhà chuyện xưởng( 1962); những tiếng vỗ cánh(1967); Giũa trong xanh(1972); Nửa đêm về sáng(1978); Lí Sơn mùa tỏi(1980); Sáng mai nào, xế chiều nào(1984)... 2. Tác phẩm: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970 sau chuyến đi Lào Cat của tác giả. Thông qua một tình huống gặo gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Nguyễn Quang Sáng "Chiếc lược ngà" 1. Tác giả : Nhà văn Nguyễn quang Sáng sinh năm 1932, qua ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954 tập kết ra bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. "Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị , mộc mạc nhưng sâu sắc, viết để "phục vụ ngay, để đánh trả lại kẻ thù từng miếng từng nhát thật sâu" . Ông đã khắc họa những hình ảnh chân duung thực, đẹp đẽ của những con người miền Nam kháng chiến. Đó là hình ảnh những người dân Sài Gòn đánh địch ngoan cường theo "kiểu Sài Gòn" ( Chị Nhung, Sài Gòn dưới tầng khói) đó là những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long như anh Báy Ngàn bình thản ngồi hút thuốc sau khi quần nhau mấy lần hút chết với giặc ( Một chuyện vui) hay anh Ba Hoành trong Quán rượi người câm cắn răng chụi đựng những trận tra tấn của kẻ thù đến hóa câm, bốn năm ở nhà với vợ trông nom một quán rượi ven sông và âm thầm chuẩn bị lực lượng cho ngày đống khởi... Trong những năm kháng chiến, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ, động viên sức chiến đấu mạnh mẽ của nhân dân miền Nam, củng cố niềm tin yêu của cả nước đối với đồng bào nơi thành đồng Tổ quốc" ( Từ điển tác giả, tác phẩm văn xuôi dùng trong nhà trường) Với thể loại truyện ngắn, qua nhiều tác phẩm, ông đã khẳng định một phong cách đậm đầ chất Nam bộ từ việc xây dựmh khung cảnh thiên nhiên đến kháec họa tính cách con người. Các tác phẩm chính: Con chim vàng ( 1957); Người quê hương (truyện ngắn,1958); Nhật kí người ở lại (tiểu thuyết,1962); Đất lửa (1963); Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa,1966); Chiếc lược ngà (truyện ngắn 1966); Bông cẩm thạch (truyện ngắn, 1969); Mùa gió chướng ( tiểu thuyết, 1975); Người con đi xa (truyện ngắn 1977); Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985); Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985); Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988); Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990); Con mèo Fujita (truyện ngắn, 1991); Mùa gió chướng (1977, kịch bản phim); Cánh đồng hoang (1978, kịch bản phim); Cho đến bao giờ (1982); Mùa nước nổi (1986); Dòng sông hát (1988); Câu nói dối đầu tiên (1988); Thời thơ ấu (1995); Giữa dòng (1995); Như một huyền thoại (1995);... Tác giả đã được nhận : Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống nhất (1995); Giải thưởng cuộc thi truyên ngắn Tạp chí văn nghệ quân đội (1959); Giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà Văn (1985); Giải thưởng thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam 1993; Huy chương vàng Liên hoan phim toàn quốc (1980); Huy chương vàng Liên hoan phim ở Matxcơva (1981); Huy chương bạc Liên hoan phim toàn quốc (1980). 2. Tác phẩm: Truyện chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 tại chiến Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chông đế quốc Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng. Băng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắà xây dựng tình huống bất ngờ, tác giả đã thể hiện một cách cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Chế Lan Viên "Con cò" 1. Tác giả: Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng trị. Trước CM tháng 8, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới qua tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hành đầu ở nền thơ Viết Nam thế kỉ XX . "17 tuổi với tập thơ Điêu tàn, Chế lan Viên đã làm nên "một niềm tin kinh dị "trên thi đài của Việt Nam đầu thế kỉ. Bộc lộ bằng một cảm xúc khác thường, quay lưng lại với thực lại hiện hữu: "hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh - Một vì sao trơ trọi cuối trời xa - Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh - những ưu phiền đau khổ với buồn lo". Chế Lan Viên tìm về quá khứ của dân tộc Chăm cũng là một cách diễn tả tâm trạng mình về hiện thực của dân tộc. Phần tích cực lẫn hạn chế trong hồn thơ Chế Lan Viên giao thao trên những nội buồn, giấc mơ, những dằn vặt về sự tồn tại của chính mình. Khi những quan điểm Điêu tàn đến Vàng sao đã không còn phù hợp, Chế Lan Viên rơi vào thần bí, bế tắc. Chỉ còn một cách lựa chọn là hướng cảm xúc của chủ thể sáng tạo và yêu cầu mới, Chế Lan Viên đã bắt gặp ngọn nguồn của sáng tạo sau CM tháng 8 1945. Với Gửi các anh, tập thơ viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp Chế Lan Viên đã cố gắng tiếp cận với hiện thực cách mạng. Những ở đây, con người công dân và con người nghệ sĩ vẫn chưa gặp nhau, bản sắc thi sĩ chưa kịp định hình. Chỉ đến ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên mới thực sự "từ thung lũng đau thương đến cánh đông vui", làm nên một gương mặt thi nhân tài hoa vào độc đáo trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Từ đây cho những bài thơ cuối đời, cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên luôn vận động vào phát triển, thống nhất trong đa dạng. Thơ Chế Lan Viên đã tạo được một sức mạnh ám ảnh đối với người đọc trên cả hai phương diện cảm xúc và trí tuệ. Với ý thức phục vụ cáh mạng, phục vụ cuộc sống bằng thi ca, thơ Chế lan Viên đã muốn là tiếng nói thi ca lịc sử đất nước trong thời đại mới. Trong những cảm hứng từ vĩ mô đến vi mô có cả chim báo bão, có cả hai ngày thường, có đối thoại mới lẫn độc thoại với chính mình. Chế Lan Viên là nhà thơ có công đầu trong việc cách tân câu thơ Việt Nam. Ông đã làm một cuộc cách mạng về câu thơ, dòng thơ, khuôn khổ, phạm vi câu thơ cũ bị phá vỡ. Thay vào đó, là các bài thơ tự do xuất hiện ngày càng nhiều với những câu thơ dài ngắn xen lẫn nhau với các cặp phạm trù đối lập nhằm biểu đạt ý tưởng lớn của bài thơ. Chế lan Viên đa diện, đa chiều, nhiều tầng ngữ nghĩa, chủ yếu thể hiện ở chiều sâu, ở tần triết lí, có sự gặp gỡ của hai nền thơ ca phương Tây và phương Đông.Chế Lan Viên còn là một trong số những nhà thơ hiếm hoi là thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiên đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại" (từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường,sdd) Các tác phẩm chính: Điêu tàn (1937); Gửi các anh (1954); ánh sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường,Chim báo bão (1967); Những bài thơ đánh giặc (1972); Đối thoại mới (1973); Hoa trước lăng Người (1976); Hái theo mùa (1977); HoaTrên đáTuyển tập Chế Lan Viên (hai tập 1985); Di cảo I (1994); Di cảo II (1995). Về văn xuôi có các tập ký: Thăm Trung Quốc (1963); Những ngày nổi giận (1966); Giờ của số thành (1977); Nói chuyện văn thơ (1960); Phê bình Văn học (1962); Vào nghề (1962); Suy nghĩ và bình luận (1971); Bay theo đường dân tộc đang bay (1976); Nghĩ cạnh dòng thơ (1981); Từ gác Khuê văn đến quán trung tân ( 1981); ... Tác giả đã nhận được huân chương độc lập hạng 2 (năm 1988) Giả thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996); Giải A giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1985( Tâp thơ Hoa trên đá ); Giải thưởng hội nhà Văn Việt Nam 1994 (Di cảo I và Di cảo II ). 2. Tác phẩm : Bài thơ Con cò được rút trong tập Hoa ngày thường ,Chim báo bão (1967). thông qua hình tượng con cò- một hình ảnh quên thuộc của những lời hát ru trong ca dao - tác giả muốn đề cao ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và muốn khẳng định ý nghĩa lời ru đối vơí cuộc đời mỗi con người. Thanh Hải "Mùa xuân nho nhỏ" 1. Tác giả : Nhà thơ Thanh Hải (1930 - 1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp rồi chống đế quốc Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở mirnf Nam thời kì đầu. Các tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1, 1970; tập 2, 1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mùa xuân đất này (1982); Thanh Hải thơ tuyển tập (1982);... 2. Tác phẩm: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện niềm yêu mến thiết thavới cuộc sống, với đất nướcvà ước nguyện chân thành của tác giả về một cuộc sống hàng ngày càng tươi đẹp hơn. Viễn Phương "Viếng lăng Bác" 1. Tác giả: Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút ccó mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ Gi
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_va_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc