Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp thấp nhất là:

A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp.

C. trung tâm công nghiệp . D. vùng công nghiệp.

Câu 2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất là:

A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp.

C. trung tâm công nghiệp . D. vùng công nghiệp.

Câu 3. Đối với các nước đang phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò chủ yếu:

A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn , kỹ thuật và công nghệ.

C. sản xuất phục vụ xuất khẩu, thu ngoại tệ.

D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau.

Câu 4. Điểm công nghiệp có đặc điểm là:

A. có ranh giới địa lí xác định.

B. có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. đồng nhất với một điểm dân cư

D. gắn với đô thị vừa và lớn.

 

docx 5 trang quyettran 13/07/2022 4400
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 1. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp thấp nhất là:
A. điểm công nghiệp. 	B. khu công nghiệp. 
C. trung tâm công nghiệp	.	D. vùng công nghiệp. 
Câu 2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất là:
A. điểm công nghiệp. 	B. khu công nghiệp. 
C. trung tâm công nghiệp	.	D. vùng công nghiệp.
Câu 3. Đối với các nước đang phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò chủ yếu:
A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn , kỹ thuật và công nghệ. 
C. sản xuất phục vụ xuất khẩu, thu ngoại tệ. 
D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau. 
Câu 4. Điểm công nghiệp có đặc điểm là:
A. có ranh giới địa lí xác định.
B. có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
C. đồng nhất với một điểm dân cư
D. gắn với đô thị vừa và lớn.
Câu 5: Đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp:
A. đồng nhất với điểm dân cư.
B. không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
C. nằm gần nguồn nguyên nhiên liệu.
D. gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp.
Câu 6. Đây không phải là đặc điểm của khu công nghiệp:
A. tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp. 	
B. không có ranh giới địa lí xác định. 
C. không có dân cư sinh sống. 
D. thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. 
Câu 7. Trung tâm công nghiệp có đặc điểm là: 
A. có lãnh thổ rộng lớn.
B. khu vực có ranh giới rõ ràng.
C. không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
D. gắn với đô thị vừa và lớn.
Câu 8. Đây không phải là đặc điểm của trung tâm công nghiệp:
A. gắn với đô thị vừa và lớn.
B. các xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất.
C. có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
D. có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân.
Câu 9. Vùng công nghiệp có đặc điểm là:
A. gắn liền với đô thị vừa và lớn.
B. bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp.
C. có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
D. có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân.
Câu 10. Đây không phải là đặc điểm của vùng công nghiệp:
A. có vùng lãnh thổ rộng lớn.
B. bao gồm nhiều điểm, khu, trung tâm công nghiệp.
C. có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
D. có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân.
Câu 11. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:
A. điểm, khu, trung tâm, vùng công nghiệp. 	
B. điểm, khu, vùng, trung tâm công nghiệp. 
C. khu, điểm, vùng, trung tâm công nghiệp. 	
D. khu, điểm, trung tâm, vùng công nghiệp. 
Câu 12. Sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là:
A. trung tâm, vùng điểm, khu công nghiệp. 	
B. điểm, khu, vùng, trung tâm công nghiệp. 
C. vùng, trung tâm, khu, điểm công nghiệp. 	
D. vùng, khu, điểm, trung tâm, công nghiệp. 
Câu 13. Dựa vào hình 33 sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp SGK trang 132.
1
2
4
3
Hãy xác định đâu là hình thức điểm công nghiệp?
A. Hình số 1 là điểm công nghiệp. 	
B. Hình số 2 là điểm công nghiệp. 
C. Hình số 3 là điểm công nghiệp. 	
D. Hình số 4 là điểm công nghiệp. 
Câu 14: Hình thức nào không phải hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta?
A. Điểm công nghiệp.
B. Cụm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp.
Câu 15. Dựa vào hình 33 sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp SGK trang 132.
1
2
4
3
Hãy xác định hình số 3 là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?
A. điểm công nghiệp. 	
B. trung tâm công nghiệp. 
C. khu công nghiệp. 	
D. vùng công nghiệp. 
Câu 16. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào ở nước ta mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX?
A. Điểm công nghiệp.	B. Khu công nghiệp.	
C. Trung tâm công nghiệp.	D. Vùng công nghiệp.
Câu 17. Dựa vào hình 33 sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp SGK trang 132.
1
2
4
3
Hãy xác định hình số 2 và 4 là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?
A. điểm và trung công nghiệp. 	
B. trung tâm và vùng công nghiệp. 
C. khu và trung tâm công nghiệp. 	
D. khu và vùng công nghiệp. 
Câu 18: Ở nước ta khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở:
A. Đồng bằng sông Hồng. 
B. Đông Nam Bộ. 
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19. Ở nước ta có mấy vùng công nghiệp?
A. 3 vùng.	B. 4 vùng.	
C. 5 vùng.	D. 6 vùng.	
Câu 20. Ở nước ta các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của:
A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. 	
B. Tây Bắc, Tây Nguyên. 
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. 	
D. Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. 

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_dia_li_10_bai_33_mot_so_hinh_thuc_chu_yeu_cua_to.docx