Bài giảng môn Lịch sử 6 - Tuần 18, Tiết 34: Ôn tập cuối học kì I
I. Mục tiêu của tiết ôn tập
1. Về kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày và nắm những kiến thức cơ bản của Chương 1: Tại sao cần phải học Lịch sử; Chương 2: Xã hội nguyên thủy ; Chương 3: Xã hội cổ đại; hiểu được quá trình phát hiện ra kim loại và tác động của nó đối với những chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp; Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ giáp công nguyên đến thế kỉ X; Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X.
- Mô tả được quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và giải thích được nguyên nhân của quá trình đó.
- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử 6 - Tuần 18, Tiết 34: Ôn tập cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Lịch sử 6 - Tuần 18, Tiết 34: Ôn tập cuối học kì I
Tuần 18. Tiết 34 NS: ND: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu của tiết ôn tập 1. Về kiến thức Yêu cầu cần đạt: - Trình bày và nắm những kiến thức cơ bản của Chương 1: Tại sao cần phải học Lịch sử; Chương 2: Xã hội nguyên thủy ; Chương 3: Xã hội cổ đại; hiểu được quá trình phát hiện ra kim loại và tác động của nó đối với những chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp; Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ giáp công nguyên đến thế kỉ X; Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X. - Mô tả được quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và giải thích được nguyên nhân của quá trình đó. - Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam. - Nhận xét được tác động về mặt tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; Hy Lạp, La Mã. - Trình bày được tổ chức nhà nước ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; Hy Lạp, La Mã. - Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; Hy Lạp, La Mã. - Trình bày được quá trình xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á trước thế kỉ VII. - Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. - Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định phạm vi không gian của nước Văn Lang- Âu Lạc trên lược đồ -Trình bày được tổ chúc nhà nước của Văn Lang - Âu Lạc. 2. Về năng lực * Năng lực chung - Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. * Năng lực đặc thù - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết khai thác và sử dụng được các thông tin có trong tư liệu cấu thành nên nội dung bài học. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp, nêu và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở Phương Đông. - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để mô tả một số hiện tượng trong cuộc sống ( những đồ vật xung quanh em thừa hưởng phát minh ra kim loại từ thời kì nguyên thủy). 3. Về phẩm chất - Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, khách quan và công bằng trong nhận thức, ứng xử. - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. - Yêu nước: Thể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại. - Nhân ái: Tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại. - Trách nhiệm: Tôn trọng những giá trị nhân bản của loài người như sự bình đẳng trong xã hội. Tôn trọng văn hóa tổ tiên để lại. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo viên biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho học sinh. - Máy tính, máy chiếu - Một số hình ảnh về các nền văn minh trên thế giới và Việt Nam. Một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi III. Tiến trình ôn tập 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:đưa ra hình ảnh hoặc hiện vật gì đó bằng kim loại và đặt câu hỏi : Hiện vật được làm bằng kim loại gì? Kim loại có tác dụng như thế nào trong đời sống con người (xưa và nay).? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung - HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới - HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về Chương 1: Tại sao cần phải học Lịch sử a) Mục tiêu: - Biết đươc lịch sử là gì; Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. - Biết cách tính thời gian trong lịch sử b) Nội dung:GV tổ chức hoạt động cá nhân, thảo luận về dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử; cách tính thời gian trong lịch sử c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to,rõ ràng nội dung thông tin mục 1. -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: +CH1:Lịch sử là gì? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể? +CH2: HS tự tìm hiểu Điện Kính Thiên và trả lời câu hỏi: Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1? +Vì sao phải học Lịch sử? + Âm lịch, Dương lịch? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập -HS tiếp nhận nhiệm vụ. -GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV gợi ý cho HS đặt câu hỏi bằng những từ: Khinào? Ở đâu? Ai liên quan đến? Bước3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận -GV gọi đại diện HS trình bày kết quả của mình. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Lịch sử là gì? 1. Lịch sử và môn Lịch sử - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. 2. Vì sao phải học Lịch sử? - Để hiểu được cội nguồn dân tộc. - Để biết được quá trình sống, lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông ta. - Để đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ phục nhằm vụ cho hiện tại và tương lai. 3. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu - Tư liệu gốc - Tư liệu truyền miệng - Tư liệu chữ viết và hiện vật II. Thời gian trong lịch sử 1. Âm lịch, Dương lịch - Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng. - Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển đọng hết một vòng Mặt Trời là một năm. 2.Cách tính thời gian Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về Chương 2: Thời kì nguyên thủy a,Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam b) Nội dung: - PP, kỹ thuật dạy học: đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan. - GV hướng dẫn lớp quan sát Sơ đồ 5.3 “Sơ đồ mô phỏng sự chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thủy” thực hiện hoạt động c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn lớp hoạt động: yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát Sơ đồ mô phỏng sự chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thủy, trả lời các câu hỏi: Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu” và “người nghèo”. Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có phân hóa giàu nghèo. Câu 2: Lao động và công cụ lao động? -Từ săn bắt, hái lượm đến trồng trọt, chăn nuôi? - Đời sống tinh thần của người nguyên thủy? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài I. Nguồn gốc loài người 1.Quá trình tiến hóa từ vượn thành người - Cách đây khoảng 5 - 6 triệu năm, xuất hiện loài vượn khá giống người (Vượn người). - Khoảng 4 triệu năm trước, loài Vượn người tiến hóa thành người tối cổ, có đặc điểm: + Đi, đứng thẳng trên mặt đất bằng hai chân. + Thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo công cụ lao động. + Sống thành từng nhóm ở nhiều nơi trên thế giới. - Khoảng 150.000 năm trước, người tối cổ đã tiến hóa thành người tinh khôn (người hiện đại), cấu tạo cơ thể như người ngày nay, biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo. 2. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á - Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a). - Nhiều công cụ đá thô sơ được tìm thấy ở Việt Nam: Thanh Hóa, Đồng Nai, Gia Lai, Lạng Sơn (phát hiện răng người tối cổ) có niên đại cách ngày nay 400.000 năm. II. Xã hội nguyên thủy I. Các giai đoạn tiến triển của Xã hội nguyên thủy - Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua 3 giai đoạn: Bầy người nguyên thủy -> Thị tộc -> Bộ lạc. + Bầy người nguyên thủy: Gồm vài gia đình cùng sinh sống cùng nhau, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. + Thị tộc: Gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau, đứng đầu là tộc trưởng. + Bộ lạc: gồm các thị tộc sinh sống trên cùng địa bàn, đứng đầu là tù trưởng. II. Đời sống vật chất của người nguyên thủy 1.Lao động và công cụ lao động 2. Từ săn bắt, hái lượm đến trồng trọt, chăn nuôi 3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Chương 3: Xã hội cổ đại a,Mục tiêu: Nắm được một số nét cơ bản của quá trình thành lập nhà nước cổ đại b) Nội dung: - PP, kỹ thuật dạy học: đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan. - GV hướng dẫn HS hoạt động : quan sát lược đồ các quốc gia cổ đại trình bày quá trình thành lập nhà nước cổ đại c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: hướng dẫn HS hoạt động: yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát hình trong SGK trả lời các câu hỏi: -Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại? - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? - Nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại? - HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài I.Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại? - Cư dân Ai Cập cổ đại sống theo từng công xã (gọi là Nôm). - Khoảng năm 3.200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất các Nôm thành một vương quốc. - Đứng đầu nhà nước là các pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng. - Năm 30TCN, Ai Cập bị người La Mã xâm chiếm và sụp đổ. II. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? - Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, 3 mặt giáp biển, phía bắc là dãy núi Hi-ma-lay-a. - Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng => đất đai màu mỡ. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của cư dân Ấn Độ cổ đại. Họ làm nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi. * Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên cơ sở nào? - Khoảng 2.500 năm TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn. - Khoảng 1.500 năm TCN, người A-ry-a thống trị và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa tren sự phân biệt chủng tộc. - Xã hội chia thành các đẳng cấp với những điều luật khắt khe. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau và những người thuộc đẳng cấp dưới phải phục tùng người thuộc đẳng cấp trên. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ giáp công nguyên đến thế kỉ X a) Mục tiêu: HS xác định được vị trí địa lí Đông Nam Á. Sự xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. Quá trình giao lưu thương mại, văn hóa b) Nội dung:Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn,học sinh trao đổi. c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: hướng dẫn HS tự học nội dung mục I. + Vị trí địa lí của Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt? Em biết gì về lịch sử/ địa danh/ di sản văn hóa của khu vực? + Dựa vào lược đồ12.1,trang 63 cho biết khu vực Đông Nam Á có những quốc gia nào và xác định vị trí của các quốc gia đó trên lược đồ? -Trình bày sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X? -Trình bày sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài I.Vị trí địa lí của Đông Nam Á (HS tự học) II. Sự xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII - Từ đầu công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á như Champa, Phù Nam, Pê-gu - Trong 7 thế kỉ đầu công nguyên, Phù Nam (ở Óc Eo, An Giang, Việt Nam) là vương quốc phát triển nhất ở Đông Nam Á. III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X - Thế kỉ VII, Phù Nam sụp đổ, nhiều quốc gia mới xuất hiện ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X. a) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được thời gian ra đời và địa bàn cư trú cũng như vị trí của nhà nước, về đời sống tinh thần vật chất của người Việt thời kì Văn Lang- Âu Lạc. b) Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh trả lời c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục I. Quan sát các hình kết hợp với các thông tin trong bài, em hãy cho biết: + CH1: Các ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. + CH2: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp muôi đồng để làm gì? + CH3: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có hoạt động kinh tế nào? + CH4: Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài I. Nhà nước Văn Lang 1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang - Thế kỉ VII TCN, bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, lập ra nhà nước Văn Lang. II. Nhà nước Âu Lạc - Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc xâm lược. Người Lạc Việt và người Tây Âu (Âu Việt) do Thục Phán lãnh đạo đánh bại quân Tần xâm lược. - Sau kháng chiến chống Tần (208 TCN), Thục Phán xưng là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, dời đô về Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). I. Đời sống vật chất - Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có hoạt động kinh tế phong phú: + Nông nghiệp: trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, hoa màu, chăn nuôi, đánh cávới công cụ sản xuất bằng đồng, thau, chậu, bình gốm... + Thủ công: đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển. II. Đời sống tinh thần - Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có đời sống tinh thần giản di, hòa hợp với tự nhiên. - Trong lễ hội có trò đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng... 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về sự ra đời của kim loại và những chuyển biến về xã hội. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: HS suy nghĩ, hoàn thành câu hỏi: Em hãy nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội cuối thời nguyên thủy. Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên những chuyên biến này? - HS: lắng nghe. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và tác động của nó đối với những chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. - Mô tả được quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và giải thích được nguyên nhân của quá trình đó. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:cho HS viết một đoạn văn kể về các vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. ===================================
File đính kèm:
- bai_giang_mon_lich_su_6_tuan_18_tiet_34_on_tap_cuoi_hoc_ki_i.docx