Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Nêu được ấn tượng chung về truyện truyền thuyết; nhận biết được đặc trưng thể loại truyền thuyết qua các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện trong tính chỉnh thể của tác phẩm. (1)
- Tóm tắt được nội dung chính của văn bản. (2)
- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo). (3)
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. (4)
- Nhận biết được người kể chuyện ở ngôi thứ ba. (5)
- Đọc 1 hoặc 2 truyện truyền thuyết. (6)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. (7)
- Tự chủ và tự học. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. (8)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
BÀI 1 LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH (14 tiết) YÊU CẦU CẦN ĐẠT STT MỤC TIÊU 1 - Nêu được ấn tượng chung về truyện truyền thuyết; nhận biết được đặc trưng thể loại truyền thuyết qua các chi tiết tiêu biểu,đề tài,câu chuyện trong tính chỉnh thể của tác phẩm. 2 -Nhận biết được chủ đề của văn bản. 3 - Tóm tắt được nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ. 4 -Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo). 5 - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. 6 - Nhận biết được người kể chuyện ở ngôi thứ ba. 7 -Nhận biết đựợc những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 8 - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. Nhận biết được nghĩa một số thành ngữ thông dụng trong văn bản. 9 - Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết. - Kể được một truyện truyền thuyết một cách sinh động. VĂN BẢN THÁNH GIÓNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Nêu được ấn tượng chung về truyện truyền thuyết; nhận biết được đặc trưng thể loại truyền thuyết qua các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện trong tính chỉnh thể của tác phẩm. (1) - Tóm tắt được nội dung chính của văn bản. (2) - Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo). (3) - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. (4) - Nhận biết được người kể chuyện ở ngôi thứ ba. (5) - Đọc 1 hoặc 2 truyện truyền thuyết. (6) - Năng lực giao tiếp và hợp tác, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. (7) - Tự chủ và tự học. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. (8) 2. Phẩm chất - Yêu nước: yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (9) - Trách nhiệm :quan tâm,sống có trách nhiệm đến các công việc của cộng đồng (10) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Vi-deo, tranh ảnh về văn bản Thánh Gióng - Máy chiếu, máy tính. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu (05 PHÚT) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. Nội dung:Ấn tượng chung về văn bản Thánh Gióng. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) -GV: Chiếu video về Hội Gióng (Sóc Sơn) ? Hãy cho biết lễ hội trên là tưởng nhớ vị anh hùng nào của dân tộc? ? Theo em, người anh hùng là người như thế nào? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ? ? Em đã biết tên người anh hùng nào trong lịch sử? Hãy kể tên 1 vài vị anh hùng? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2: Đọc hiểu truyện Thánh Gióng(60 PHÚT) 2.1 Tìm hiểu chung về thể loại truyền thuyết a) Mục tiêu: (1), (7) b) Nội dung - HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập c) Sản phẩm: phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành PHT số 1 Phần đọc “Tri thức đọc hiểu” về thể loại truyền thuyết và hoàn thành PHT sau Cốt truyện Nhân vật Yếu tố kì ảo ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Sản phẩm B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS) HS: - Học sinh đọc tri thức đọc hiểu - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập GV: - Theo dõi, quan sát HS hoạt động - Hướng dẫn HS. - Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) GV: - Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HS: - Báo cáo sản phẩm nhóm - Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS - Đánh giá sản phẩm nhóm của HS - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Cốt truyện Nhân vật Yếu tố hoang đường, kì ảo Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng; Thường có yếu tố kì ảo; Cuối truyện gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại. Có điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh...; Gắn với sự kiện lịch sử, có công lớn với cộng đồng; Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Có yếu tố kì ảo, hoang đường; Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân. 2.2. Tìm hiểu chung về văn bản Thánh Gióng a) Mục tiêu: (1), (2), (3), (5), (7), (8) b) Nội dung - HS trả lời câu hỏi tìm hiểu về bố cục, nhân vật, ngôi kể. - HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 c) Sản phẩm: câu trả lời của HS, phiếu học tập số 2. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc văn bản và hoàn thành PHT số 2 Tóm tắt lại văn bản khoảng 5-7 câu Xác định yếu tố .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Lịch sử .............................. Kì ảo và ý nghĩa.................................. Những dấu tích còn sót lại.................. B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS) HS: - Học sinh đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Truyện kể về ai? Nêu bố cục của văn bản? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? -Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2 GV: - Theo dõi, quan sát HS hoạt động. - Hướng dẫn HS. - Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) GV: - Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. HS: - Báo cáo sản phẩm nhóm - Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS - Đánh giá sản phẩm nhóm của HS - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Sản phẩm - Nhân vật chính: Thánh Gióng -Đề tài: người anh hùng yêu nước, chống giặc ngoại xâm - Ngôi kể: ngôi thứ ba – ngôi kể giấu mình - Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 4 phần - Phần 1: Từ đầu đến “đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng) - Phần 2: Tiếp đến“cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng) - Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời) - Phần 4: Còn lại ( các dấu tích còn lại) - Sự kiện lịch sử: đời vua Hùng Vương thứ sáu, đánh đuổi giặc bảo vệ đất nước. - Các yếu tố kì ảo: sự ra đời kì lạ của Gióng, ba tuổi chưa biết nói, biết cười, chưa biết đi, em bé đòi đánh giặc, em bé Gióng ăn không đủ no, vươn vai trở thành tráng sĩ, một mình Gióng ra trận đánh đuổi được giặc Ân, Gióng bay về trời... ->Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người anh hùng lịch sử, thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng. - Những dấu vết còn sót lại cho đến ngày nay: đền thờ ở làng Phù Đổng, làng Gióng, bụi tre đằng ngà do ngựa phun lửa mới ngả màu vàng óng, vết chân ngựa thành ao hồ liên tiếp, làng Cháy... - Tóm tắt: Truyện kể về nhân vật Thánh Gióng – cậu bé được sinh ra và lớn lên kì lạ. Ba tuổi, cậu bé cất tiếng nói đòi đi đánh giặc. Gióng lớn nhanh như thổi, làng xóm góp gạo nuôi Gióng. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, ra trận giết giặc. Thắng trận, Gióng bay về trời. Những tích về Thánh Gióng còn mãi đến ngày nay. 2.3. Sự ra đời, lớn lên của Thánh Gióng a) Mục tiêu: (4), (7), (8), (9) b) Nội dung HS tìm hiểu các chi tiết về sự ra đời,lớn lên của Gióng. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Đọc thầm phần1 của văn bản truyện: từ đầu đến “nằm đấy”. - Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng (bình thường/ khác thường)? - Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng? -Sự trỗi dậy kì diệu của Gióng được thể hiện qua những chi tiết nào? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó? -HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi - GV quan sát, khích lệ HS. B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) -GV tổ chức trao đổi, trình bày -HS trả lời các câu hỏi -HS nhận xét lẫn nhau. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV nhận xét, chốt ý. Sự ra đời của Thánh Gióng - Sự bình thường: Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức. - Sự khác thường: + bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai. + mười hai tháng sau sinh một cậu bé .... + lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. -> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, gần gũi - người anh hùng của nhân dân. Sự lớn lên của Thánh Gióng -Trước khi gặp sứ giả: Lên ba cũng chẳng biết nói cười, đặt đâu nằm đó - Sau khi gặp sứ giả: lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không, áo vừa may đã chật -> lớn nhanh kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược 2.4. Thánh Gióng đánh giặc a) Mục tiêu: (4), (7), (8), (9) b) Nội dung HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3 Chi tiết Cảm nhận về ý nghĩa chi tiết Nghệ thuật xây dựng a.Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc b.Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt c.Bà con góp gạo nuôi Gióng d.Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc đ.Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng c) Sản phẩm: phiếu học tập số 3 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 03. B2.HS thực hiện nhiệm vụ. +Tổ chức cho HS thảo luận. + GV quan sát, khích lệ HS B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) -GV tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. - HS báo cáo sản phẩm nhóm - GV theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Nhóm 1: Trình bày ý a. Liên hệ tới một số tấm gương trong lịch sử: tuổi nhỏ trí lớn: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu... Nhóm 2: Trình bày ý b. c Nhóm 3: trình bày ý d, đ Nhóm 4: trình bày ý e B4: Kết luận, nhận định (GV) + HS nhận xét lẫn nhau. +GV nhận xét, chốt ý. a.Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc. + Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn... + Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ. + Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng. b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt. -> Vũ khí lợi hại àChi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc. c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng. ->Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân. Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là tinh thần đoàn kết dân tộc. d.Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời - Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc. àGióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng cỏ cây, hoa lá của đất nước. - Gióng bay về trời. à Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh. à Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hoá Thánh Gióng Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: - Là biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời đại Hùng Vương - Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người anh hùng lịch sử, thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( 15 phút) a) Mục tiêu: (1), (7), (8), (9) b) Nội dung - Ý nghĩa của việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng;ý nghĩa của Hội khỏe Phù Đổng. - Đặc trưng thể loại truyền thuyết qua văn bản Thánh Gióng. GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm (sơ đồ): Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Thiết kế sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại truyền thuyết qua văn bản Thánh Gióng. (10 điểm) Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung (5 điểm) Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn. (7 điểm) Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn. (9-10 điểm) c) Sản phẩm: câu trả lời của HS, sơ đồ tư duy về truyện truyền thuyết B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) -GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì? Nêu một vài hiểu biết của em về hội Gióng? Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường mang tên“Hội khỏe Phù Đổng”? -GV yêu cầu HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 - GV quan sát, khích lệ HS. B2.HS thực hiện nhiệm vụ. -Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi và thảo luận rồi vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 -GV quan sát, khích lệ HS B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) -HS trả lời, HS khác nhận xét,lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. -HS trưng bày sản phẩm học tập như một phòng triển lãm tranh. -Sau đó, GV gọi từ 2-3 nhóm trình bày kết quả trưng bày -GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét B4: Kết luận, nhận định (GV) Dự kiến sản phẩm Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo. Qua đó thể hiện thái độ và tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật lịch sử Sản phẩm: Được lí tưởng hóa qua lịch sử, tài năng, phẩm chất, sức mạnh, thường gắn với sự kiện lịch sử, có công lớn với cộng đồng và được suy tôn thờ tụng Khái niệm Xuất hiện ở hình ảnh, chi tiết sự việc hoang đường nhằm tôn vinh nhân vật, sự kiện lịch sử Yếu tố kì ảo Nhân vật Truyền thuyết Cốt truyện Chi tiết Xoay quanh công trạng kì tích, được sắp xếp theo trình tự thời gian; cuối truyện gợi nhắc dấu ấn tích xưa ở thời nay Là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm 1. Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn. - Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc". 2. Lí do đặt tên: – Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. – Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao. – Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 PHÚT) a) Mục tiêu: (6), (9), (10) (b) Nội dung GV cho HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ về nhà: 1/ Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta và trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống ấy? 2/ Hãy kể ra một văn bản cùng thể loại, cùng ý nghĩa và chỉ ra biểu hiện của tinh thần yêu nước trong văn bản đó? c) Sản phẩm: câu trả lời của HS B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) -GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi B2.HS thực hiện nhiệm vụ. -Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi và thảo luận rồi vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 -GV quan sát, khích lệ HS B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS) -HS trả lời, ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao -GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét và khen ngợi, bổ sung hướng dẫn HS chốt. Sản phẩm + Khẳng định tinh thần đoàn kết một lòng, cùng chung chí hướng quyết tâm đánh giặc giữ nước của dân tộc.Tinh thần cộng đồng ,sức mạnh tập thể ấy được kết tinh, hội tụ trong hình tượng Thánh Gióng. + Luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; sống có trách nhiệm đến các công việc của cộng đồng bằng các hành động cụ thể như chăm chỉ học tập,rèn luyện đạo đức,thể thao,thực hiện tố 5k phòng chống Covid19
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_1_lang_nghe_lich.docx