Bài giảng Ngữ văn 6 - Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em

1.TRƯỚC KHI NÓI

a) Chuẩn bị nội dung nói

Em hãy đọc lại nhiều lần bài viết của mình để nắm chắc những nội dung quan trọng không thể bỏ qua khi kể lại câu chuyện.

b) Tập luyện

Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn. Em có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong hai hình thức tập luyện sau:

- Tập trình bày một mình trước gương.

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.

 

pptx 8 trang phuongnguyen 27/07/2022 23780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em

Bài giảng Ngữ văn 6 - Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em
Nói và nghe: 
Kể lại một trải nghiệm 
 của em 
 Nhiều người muốn kể lại những trải nghiệm quan trọng đã khiến họ tahy đổi và mong được người khác lắng nghe, chia sẻ. Vậy làm thế nào để trở thành người nói hấp dẫn, người nghe tích cực? Bài học này sẽ hướng dẫn em cách kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 
1.TRƯỚC KHI NÓI 
a) Chuẩn bị nội dung nói 
Em hãy đọc lại nhiều lần bài viết của mình để nắm chắc những nội dung quan trọng không thể bỏ qua khi kể lại câu chuyện. 
b) Tập luyện 
Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn. Em có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong hai hình thức tập luyện sau: 
- Tập trình bày một mình trước gương. 
- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói. 
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 
Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý : 
- Tự tin và thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói. 
- Bám sát mục đích chia sẻ trải nghiệm để thống nhất trong cách dùng từ ngữ xưng hô và tập trung vào diễn biến câu chuyện. 
- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp. 
Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói 
Sử dụng cử chỉ, điệu bộ 
Âm lượng: to hay nhỏ. 
Ánh mắt: luôn có sự kết nối với người nghe. 
Tốc độ: nhanh hay chậm. 
Gương mặt: vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên, hài hước,... phù hợp với nội dung câu chuyện. 
Cao độ: cách lên giọng, xuống giọng. 
Cử chỉ: giơ tay lên, đưa tay xuống, đặt tay lên ngực,... phù hợp với nội dung câu chuyện; không nên cử động nhiều nhưng cũng không nên đứng bất động. 
Sắc thái biểu cảm: vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư,... 
Dáng người: đứng thẳng, không nghiêng hay lom khom. 
 Luyện n ói 
Sau khi nói 
Người nghe 
Người nói 
Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng 
+Điều hấp dẫn, thú vị của 
câu chuyện. 
+Những sự việc, chi tiết còn 
chưa rõ trong bài nói. 
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến 
của người nghe với tinh thần cầu thị: 
+ Tiếp thu những ý kiến góp  ý 
 xác đáng. 
Giải thích thêm về những sự việc, 
chi tiết mà người nghe còn chưa rõ. 
Ô CHỮ MAY MẮN 
Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi... 
Khi tự xưng “tôi”, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, đó là kể theo ngôi... 
 4 nhóm lần lượt bốc thăm, số thứ tự sẽ tương ứng với các câu hỏi 
 GV lần lượt chiếu câu hỏi 1, 2, 3, 4. Nhóm có phiếu tương ứng với câu hỏi trả lời: Trả lời đúng, được cộng 1đ, trả lời sai được nhường quyền trả lời. Nếu là ô may mắn sẽ được cộng 1đ 
Ô chữ may mắn 
.là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. 
NGÔI KỂ 
THỨ BA 
THỨ NHẤT 
Good bye 
THANK YOU 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_noi_va_nghe_ke_lai_mot_trai_nghiem_cua_e.pptx