Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 17, 18: Mây và sóng - Trường THCS Thị trấn Tân Hiệp

MÂY VÀ SÓNG

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Ông là người Châu Á đầu tiên nhận giải Nôben văn học(1913) với tập “Thơ dâng”.

- Sáng tác ở nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn.

- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc – dân chủ, tính nhân văn sâu sắc, vừa thẫm đẫm triết lí vừa nồng nàn.

- Thơ ông thường suwr dụng những hình ảnh biểu tượng, thủ pháp trùng điệp, lối liên tưởng, so sánh.

 

pptx 35 trang phuongnguyen 22/07/2022 7940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 17, 18: Mây và sóng - Trường THCS Thị trấn Tân Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 17, 18: Mây và sóng - Trường THCS Thị trấn Tân Hiệp

Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 17, 18: Mây và sóng - Trường THCS Thị trấn Tân Hiệp
Chào mừng quý thầy cô về dự giờ 
Môn: Ngữ văn 6 
Trường THCS Thị trấn Tân Hiệp 
TRÒ CH Ơ I HỘP QUÀ BÍ MẬT 
You are given 3 candies 
1. Mình rồng, sống ở Long cung 
Giúp dân diệt quái, anh hùng muôn dân. 
Lạc Long Quân 
GO HOME 
You are given 5 candies 
2. Nàng là cháu của thần Nông 
Đẻ ra bọc trứng, tiên rồng nước ta. 
Âu Cơ 
GO HOME 
You are given 7 candies 
3. Trong "Chuyện cổ tích loài người", ai là người được sinh ra đầu tiên ? 
Trẻ em 
GO HOME 
You are given 2 candies 
4. Sự xuất hiện của người mẹ mang đến những điều gì cho trẻ con? 
Tình yêu và lời ru 
GO HOME 
Em hãy nghe nhạc và cho biết đoạn nhạc trên nói đến điều gì? 
MỞ 
QUẢ BÓNG KÌ DIỆU 
Mây và Sóng 
Bài 2: GÕ CỬA TRÁI TIM 
Văn bản 2: 
MÂY VÀ SÓNG 
1. Tác giả 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
- Ta-go (1861-1941), tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go. 
- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. 
MÂY VÀ SÓNG 
1. Tác giả 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
- Ông là người Châu Á đầu tiên nhận giải Nôben văn học(1913) với tập “Thơ dâng”. 
- Sáng tác ở nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn . 
- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc – dân chủ, tính nhân văn sâu sắc, vừa thẫm đẫm triết lí vừa nồng nàn . 
- Thơ ông thường suwr dụng những hình ảnh biểu tượng, thủ pháp trùng điệp, lối liên tưởng, so sánh . 
MÂY VÀ SÓNG 
2. Tác phẩm 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
a. Đọc: 
- Giọng đọc diễn cảm, giọng điệu thủ thỉ tâm tình. 
- Tốc độ vừa phải, ngắt, nghỉ đúng nhịp. 
- Lưu ý: khi đọc phần câu hỏi của em bé, cần đọc với giọng nhẹ nhàng. 
MÂY VÀ SÓNG 
Mẹ ơi , trên mây có người gọi con: 
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. 
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi 
với vầng trăng bạc” 
Con hỏi : “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” 
Họ đáp :“Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay 
 lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây” 
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” 
Thế là họ mỉm cười bay đi. 
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn mẹ ạ. 
Con là mây và mẹ sẽ là trăng 
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là 
bầu trời xanh thẳm. 
Trong sóng có người gọi con: 
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao” 
Con hỏi : “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” 
Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” 
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. 
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, 
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. 
MÂY VÀ SÓNG 
2. Tác phẩm 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
a. Đọc 
b. Tác phẩm 
- Xuất xứ: 
In trong tập thơ Trăng non . 
- Thể loại: 
Thơ tự do (Thơ văn xuôi). 
MÂY VÀ SÓNG 
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Thể thơ 
Số dòng: 
Số tiếng trong một dòng: 
Gieo vần: 
Tìm hiểu đặc điểm hình thức của bài thơ “Mây và sóng” 
MÂY VÀ SÓNG 
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Thể loại 
Số dòng: 
Số tiếng trong một dòng: 
Gieo vần: 
Tìm hiểu đặc điểm hình thức của bài “Mây và sóng” 
21 dòng 
- Dòng ngắn nhất có 7 tiếng, dài nhất có 22 tiếng. 
Các câu thơ không gieo vần với nhau. 
=> Đặc điểm của thể thơ tự do (thơ văn xuôi). 
 Không quy định số tiếng trong dòng thơ. 
 Không yêu cầu có vần, nhịp. 
 Không quy định số dòng thơ. 
MÂY VÀ SÓNG 
2. Tác phẩm 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
a. Đọc 
b. Tác phẩm 
- Xuất xứ: 
In trong tập thơ Trăng non . 
- Thể loại: 
Thơ tự do (Thơ văn xuôi). 
- Phương thức biểu đạt: 
Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. 
- Nhân vật chính: 
Em bé. 
MÂY VÀ SÓNG 
2. Tác phẩm 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
a. Đọc 
b. Tác phẩm 
c. Bố cục: 
2 phần 
Từ đầuxanh thẳm 
Còn lại 
Câu chuyện của em bé với mẹ 
về những người ở trên mây và 
lời từ chối của em bé. 
Câu chuyện của em bé với 
những người ở trong sóng và 
lời từ chối của em bé. 
MÂY VÀ SÓNG 
Khám phá văn bản 
P1 
CÂU CHUYỆN CỦA HAI MẸ CON 
P2 
Câu chuyện của người trên mây, trong sóng rủ em bé đi chơi. 
Lựa chọn và trò chơi sáng tạo của em bé . 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
1. Câu chuyện của người trên mây và trong sóng. 
? Những người rủ em bé đi chơi đến từ đâu? 
- Những người rủ em bé đi chơi ở trên mây và trong sóng. 
? Em có nhận xét gì về nơi đó? 
- Thế giới đó vô cùng hấp dẫn, thần tiên. 
Những đám mây”, “sóng” không gian xa xôi, cao rộng, rực rỡ của bầu trời, biển cả. 
? Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả trong cuộc chơi đó? 
MÂY VÀ SÓNG 
- Đại từ xưng hô “bọn tớ”. 
Cách xưng hô thân mật giữa những người nhỏ tuổi, tạo sự thân thiết, gần gũi. 
LỜI MỜI GỌI 
Cuộc chơi mải mê suốt ngày đêm trong không khí lung linh, kì diệu cuốn hút và mời gọi. 
- Điệp từ “chơi” 
Đúng với tâm lí trẻ thơ, thích vui chơi và khám phá. 
- Cặp từ có nghĩa đối lập nhau: thức dậy – chiều tà, sáng sớm – hoàng hôn. 
- Biện pháp ẩn dụ: “bình minh vàng – vầng trăng bạc” . 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
1. Câu chuyện của người trên mây và trong sóng. 
- Những người rủ em bé đi chơi ở trên mây và trong sóng. 
- Thế giới đó vô cùng hấp dẫn, thần tiên. 
 Sử dụng biện pháp điệp ngữ, đại từ, ẩn dụ. 
? Đâu là điều kiện để em bé được đi chơi cùng? 
- Điều kiện để em bé được đi chơi: 
Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. 
Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi. 
Em sẽ phải xa mẹ, xa gia đình. 
+ Hãy đến tận cùng trái đất 
+ Hãy đến rìa biển cả 
 Em bé sẽ phải xa mẹ, xa gia đình. 
? Em có nhân xét gì về điều kiện này ? 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
2. Lựa chọn và trò chơi của em bé. 
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
  Tìm hiểu câu chuyện người trên mây và trong sóng rủ em bé đi chơi 
Nội dung 
Hình ảnh? Biện pháp tu từ 
N hận xét 
Lựa chọn của em bé. 
Khi mới nghe lời mời gọi, em bé đã có tâm trạng gì? 
Cuối cùng em bé đã quyết định lựa chọn điều gì? 
MÂY VÀ SÓNG 
- Khi mới nghe lời mời gọi, em bé đã hỏi lại: 
Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được. 
LỜI MỜI GỌI 
Câu hỏi nhưng cũng là câu trả lời, băn khoăn nhưng cũng quả quyết: em không thể rời xa mẹ. 
Nhưng làm thế nào mình lên đó được. 
Em bé tò mò, bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ, vui vẻ, muốn đi nên hỏi cách đi. 
Em bé khẳng định: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà” rồi hỏi lại “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.. 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
2. Lựa chọn và trò chơi của em bé. 
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
  Tìm hiểu câu chuyện người trên mây và trong sóng rủ em bé đi chơi 
Nội dung 
Hình ảnh? Biện pháp tu từ 
N hận xét 
Lựa chọn của em bé. 
Khi mới nghe lời mời gọi, em bé đã có tâm trạng gì? 
Cuối cùng em bé đã quyết định lựa chọn điều gì? 
- Tâm trạng: tò mò, bị hấp dẫn, muốn được đi chơi. 
- Em quyết định: không đi vì em không thể xa mẹ. 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
2. Lựa chọn và trò chơi của em bé. 
- Lựa chọn của em bé: 
+ Lúc đầu, em bé muốn được đi chơi. 
+ Cuối cùng, em không đi vì em không thể xa mẹ. 
 Được ở bên mẹ, làm mẹ vui, được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc. 
? Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì ? 
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng. 
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. 
- Trò chơi của em bé: 
+ Em bé là mây, là sóng. 
+ Mẹ là trăng, là bến bờ kì lạ. 
? Em bé đã tạo ra trò chơi mới như thế nào ? 
MÂY VÀ SÓNG 
Con và mẹ 
NGƯỜI CHƠI 
TRÒ CHƠI MỚI 
NHẬP VAI 
- Con là mây - mẹ là trăng. 
CÁCH CHƠI 
- Con là sóng – mẹ là bến bờ kì lạ. 
- Hai bàn tay con ôm lấy mẹ. 
- Con lăn rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 
ĐỊA ĐIỂM 
- Mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
2. Lựa chọn và trò chơi của em bé. 
- Lựa chọn của em bé: 
? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ em bé tạo ra trò chơi mới ? 
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng. 
- Trò chơi của em bé: 
+ Em bé là mây, là sóng. 
+ Mẹ là trăng, là bến bờ kì lạ. 
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. 
Thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn, mở ra những thế giới xa xôi, huyền ảo. 
 Biện pháp ẩn dụ. 
? Tác dụng của biệp pháp tu từ ấy? 
mây 
trăng 
sóng 
bến bờ 
kì lạ 
MÂY VÀ SÓNG 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
2. Lựa chọn và trò chơi của em bé. 
- Lựa chọn của em bé: 
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 
- Trò chơi của em bé: 
+ Em bé là mây, là sóng. 
+ Mẹ là trăng, là bến bờ kì lạ. 
Gợi hình ảnh những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau, lan xa trên mặt đại dương rồi vỗ vào bờ cát. 
 Biện pháp ẩn dụ, 
? Trong sáng tạo trò chơi của em bé với sóng, biệp pháp nào được sử dụng? 
lăn, lăn, lăn 
điệp ngữ. 
? Em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy? 
=> Trò chơi của em bé rất hay, hấp dẫn, sáng tạo, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. 
?Văn bản Mây và sóng có hình thức khác văn bản Chuyện cổ tích về loài người (số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần,...). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ? 
MÂY VÀ SÓNG 
- Tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm 
- Hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không có vần,... được gọi là thơ văn xuôi. 
- Em bé mượn hình ảnh mây và sóng để bày tỏ tình cảm của em với mẹ. 
- Nhà thơ cũng mượn câu chuyện của em để bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha đối với trẻ thơ, với thiên nhiên, với cuộc đời bình dị. 
Luyện tập 
MÂY VÀ SÓNG 
? Em hãy nêu nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ ? 
N ghệ thuật 
- Sự lặp lại có biến đổi trong cấu trúc bài thơ. 
- Giọng điệu tâm tình trò chuyện . 
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ,.. . 
III. TỔNG KẾT 
2 . Nội dung 
- Bài thơ là lời yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. 
MÂY VÀ SÓNG 
Vận dụng 
MÂY VÀ SÓNG 
Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu về cuộc trò chuyện ấy. 
Hướng dẫn về nhà 
 Đọc diễn cảm bài thơ, nắm vững đặc điểm thơ tự do (thơ văn xuôi), nội dung bài. 
 Chuẩn bị bài Thực hành tiếng Việt , tìm hiểu khái niệm biện pháp tu từ so sánh. 
Kính chúc quý thầy cô 
sức khỏe, thành đạt! 
Chúc các em chăm ngoan, học giỏi 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_17_18_may_va_song_truong_thcs_thi_t.pptx