Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con !

pptx 16 trang phuongnguyen 25440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN (Phan Châu Trinh) 
 Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo (tháng 04 năm 1908). Ngày đầu tiên vào tù ngục, Phan Châu Trinh đã nói: “ Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai đứng giữa thế kỉ XX này, không thể không nếm cho biết”. 
 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN SƠN (Phan Châu Trinh) (Phan C((hâu Trinh)  
- Các em đọc phần Chú thích (*). 
- “Chí sĩ” là người trí thức, thường là nhà nho, có chí khí, quyết tâm đấu tranh vì chính nghĩa. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Tác giả: 
Phan Châu Trinh (1872 -1926), hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã; quê ở Tam Lộc, Phú Ninh, Quảng Nam; là nhà chí sĩ cách mạng yêu nước đầu thế kỉ XX. 
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: 
Năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). 
Đọc và chú thích từ ngữ khó: 
+Diễn cảm, chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng. 
+Lưu ý: Lối nói ngụ ý khi đọc chú thích 4, 5, 6. 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
đ 
 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN 
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, 
Lừng lẫy làm cho lở núi non. 
Xách búa đánh tan năm bảy đống, 
Ra tay đập bể mấy trăm hòn. 
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, 
Mưa nắng càng bền dạ sắt son. 
Những kẻ vá trời khi lỡ bước, 
Gian nan chi kể việc con con ! 
-? Công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo như thế nào. (Không gian, điều kiện làm việc, tính chất công việc). 
+Thiên nhiên và chế độ nhà tù thực dân khắc nghiệt; lao động khổ sai (bị bắt buộc làm những việc hết sức nặng nhọc). 
-Các em hãy xem một số hình ảnh về Côn Đảo và nhà tù thực dân Pháp ở đây ra sao. 
1. Hình ảnh người tù với công việc đập đá ở Côn Lôn 
-Lao động khổ sai hết cực nhọc. 
-Chế độ tù ngục của thực dân là vô cùng tàn ác, dã man. Thế nhưng, người tù cách mạng có hề nản lòng, chịu khuất phục và ngục ngã không ? 
-Các em đọc lại 4 câu đầu. 
-Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa này ? 
-Câu thơ mở đầu gợi lên thế đứng như thế nào của người tù cách mạng giữa đất trời Côn Đảo ? 
-Thử đọc một số thơ ca thể hiện chí khí của kẻ làm trai. 
2. Hình ảnh người anh hùng trong cảnh nguy nan. 
a.Bốn câu đầu: 
-Mượn chuyện đập đá, lao động khổ sai để bày tỏ khí phách, ý chí của người tù cách mạng. 
- “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” : 
Tư thế đường hoàng, hiên ngang, sừng sững. 
->Vẻ đẹp hùng tráng. 
- Làm trai cho đáng nên trai, 
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên. 
 (Ca dao) 
-Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông, 
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. 
 (Nguyễn Công Trứ, “ Chí làm trai ”) 
-Làm trai phải lạ ở trên đời, 
Há để càn khôn tự chuyển dời. 
 (Phan Bội Châu, “Lưu biệt khi xuất dương” ) 
-Làm trai trong cõi thế gian, 
Phò đời, cứu nước, phơi gan anh hào. 
 (Nguyễn Đình Chiểu, “Lục Vân Tiên” ) 
“Đoài”: phía Tây; 
“càn khôn”: trời đất. 
- Công việc đập đá được miêu tả bằng những nét bút khoa trương (nói quá). Hãy chỉ ra điều này. 
+Khí thế hiên ngang “ lừng lẫy”. 
+Hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường : “xách búa”, “ra tay”. 
+Sức mạnh ghê gớm, gần như thần kì: “ Làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. 
-Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ đầu là gì? (dùng từ, nhịp, đối, PTBĐ, khẩu khí). Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật này ? 
-Qua đó, ta thấy được hình ảnh gì của người tù cách mạng? 
-Công việc đập đá được miêu tả bằng những nét bút khoa trương. 
-Nghệ thuật: Động từ mạnh; nhịp thơ gấp gáp, dồn dập, sôi nổi; phép đối; miêu tả kết hợp biểu cảm; khẩu khí ngang tàng; biện pháp tu từ khoa trương. 
=> Hình ảnh người tù cách mạng ngạo nghễ, lẫm liệt. 
Đọc lại bốn câu sau: 
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, 
Mưa nắng càng bền dạ sắt son. 
Những kẻ vá trời khi lỡ bước, 
Gian nan chi kể việc con con ! 
-Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Đó là gì? 
b.Bốn câu sau: 
-Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. 
+Không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son. 
-Cách biểu hiên cảm xúc như thế nào ? 
+Đối lập: 
.Câu 5 -6: Thử thách (“tháng ngày”, “mưa nắng”) >< ý chí (“thân sành sỏi’, “càng bền dạ sắt son”). 
.Câu 7- 8: Chí lớn (sự nghiệp cứu nước là hết sức lớn lao như cái việc bà Nữ Oa đội đá vá trời) >< Thử thách (gian nan chỉ là “việc con con ”). 
+Cách biểu hiện cảm xúc: Đối lập (thử thách - chí lớn). 
-HS nghe ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình ” - nhạc: Đinh Trung Cẩn, lời thơ Nguyễn Phan Quế Mai. 
III. TỔNG KẾT 
1.Nội dung: 
Nhà tù của đế quốc, thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin vào lí tưởng cách mạng của người chí sĩ Phan Châu Trinh. 
2.Nghệ thuật: 
-Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. 
-Cảm hứng (bút pháp) hào hùng, lãng mạn. 
-Thủ pháp khoa trương, đối lập góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_dap_da_o_con_lon_phan_chau_trinh.pptx