Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 57: Văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Câu 2: Đánh dấu vào những phương án em cho là đúng về tác giả Nguyễn Duy:

A.Tên thật Nguyễn Duy.

B.Sinh 1948, là gương mặt tiêu biểu thuộc lớp các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ

C.Từng là chiến sĩ quân đội, sau chuyển về công tác trong báo Văn nghệ.

D.Sau 1975 bắt đầu sáng tác.

E.Tác giả của bài thơ nổi tiếng Tre Việt Nam.

F.Được nhận giải thưởng Nhà nước về VHNT

G.Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

 

ppt 25 trang phuongnguyen 30/07/2022 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 57: Văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 57: Văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 57: Văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy)
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ 
VỀ DỰ GIỜ - THĂM LỚP 
Em hãy lắng nghe và cho biết nhân vật trữ tình trong bài ca là ai? 
Em cảm nhận được điều gì trong tư tưởng của bài hát? 
Ánh trăng 
Tiết 57- Ngữ văn 9 
Nguyễn Duy 
TRẮC NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ 
KIẾN THỨC PHẦN TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN ÁNH TRĂNG. 
Yêu cầu: 
+ gập sách vở 
+ thời gian làm: trong 2 phút 
+ khoanh vào phương án đúng 
+ xem kết quả trên màn chiếu 
+ tự đánh giá hiệu quả phương pháp tự học của mình 
Câu 1: Trước khi tìm hiểu 1 bài thơ hiện đại, cần có kiến thức về: 
A.Tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những đóng góp, danh hiệu hoặc giải thường. 
B.Tác phẩm: thể loại, thể thơ, chủ đề, mạch cảm xúc, bố cục. 
C.Nội dung, nghệ thuật của văn bản. 
D.Cả 3 phương án trên 
E.Ý kiến khác. 
Câu 2: Đánh dấu vào những phương án em cho là đúng về tác giả Nguyễn Duy: 
A.Tên thật Nguyễn Duy. 
B.Sinh 1948, là gương mặt tiêu biểu thuộc lớp các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ 
C.Từng là chiến sĩ quân đội, sau chuyển về công tác trong báo Văn nghệ. 
D.Sau 1975 bắt đầu sáng tác. 
E.Tác giả của bài thơ nổi tiếng Tre Việt Nam. 
F.Được nhận giải thưởng Nhà nước về VHNT 
G.Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. 
Câu 3: Đánh dấu vào phương án em cho là đúng về bài thơ Ánh trăng : 
A.Ra đời trước 1975, khi đất nước vẫn còn chiến tranh 
B.Ra đời sau khi đất nước hòa bình 3 năm, cuộc sống dần đi vào ổn định và có người đã nhanh chóng lãng quên quá khứ 
C.Nằm trong tập thơ Ánh trăng, được Giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức.. 
D.Nằm trong tập thơ Ánh trăng, được tặng giải A của Hội nhà văn. 
E.Thể thơ 5 chữ phù hợp với giọng điệu tự sự trữ tình. 
F. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, nghị luận 
G.Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự 
Câu 4: Chủ đề của bài thơ là: 
A.Vẻ đẹp của vầng trăng 
B.Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ và hiện tại 
C.Tự vấn về lẽ sống của người lính đã từng đi qua chiến tranh 
D.Sự thay đổi của cuộc sống 
Câu 5: Mạch cảm xúc của bài thơ: 
A.Giống như một câu chuyện nhỏ 
B.Theo dòng tự sự, hồi tưởng lại quá khứ và suy ngẫm về hiện tại 
C.Hồi tưởng quá khứ, suy ngẫm về hiện tại và tự thấm bài học đạo lí. 
BỐ CỤC 
3 khổ cuối: 
Tình huống bất ngờ 
và s uy tư của nhà thơ 
Khổ 3 khổ đầu: 
Hồi ức về mqh giữa người và trăng qua các quãng thời gian 
Hình ảnh về tác giả, tác phẩm 
 3 khổ đầu: giọng kể, nhịp bình thường 
 khổ 4: giọng đột ngột, cất cao, ngạc nhiên, ngỡ ngàng nhấn mạnh các từ: thình lình, vội, đột ngột. 
 khổ 5,6: giọng tha thiết rồi trầm lắng, suy tư, cuối cùng đọc chậm và lắng dần 2 tiếng: giật mình . 
HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI THƠ 
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với bể 
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỉ 
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa 
Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện, cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường 
Thời gian 
Không gian 
Trăng 
Con người 
Hồi nhỏ 
Hồi chiến tranh 
Hồi về thành phố (hòa bình) 
Đồng, sông , bể 
Rừng 
Phòng 
buyn - đinh 
Tri kỉ 
Tình nghĩa 
Đi qua ngõ 
Sống: trần trụi, hồn nhiên, ngỡ không bao giờ quên 
Quen ánh điện, cửa gương 
Trăng : người dưng qua đường 
Quá khứ 
Hiện tại 
+ Chỉ ra sự tương phản trong các yếu tố không gian, thời gian, con người thể hiện trong sơ đồ trên? 
+ Thủ pháp tương phản nhằm làm nổi bật sự thay đổi nào? 
+ Cảm nghĩ của em về sự thay đổi đó. 
Thời gian 
Không gian 
Trăng 
Con người 
Hồi nhỏ 
Hồi chiến tranh 
Hồi về thành phố (hòa bình) 
Đồng, sông , bể 
Rừng 
Phòng 
Buyn - đinh 
Tri kỉ 
Tình nghĩa 
Đi qua ngõ 
Sống: trần trụi, hồn nhiên, ngỡ không bao giờ quên 
Quen ánh điện, cửa gương 
Trăng : người dưng qua đường 
Quá khứ 
Hiện tại 
Sự thay đổi khách quan, tất yếu và cũng hết sức bình thưòng 
Sự thay đổi do ý thức chủ quan, không nên có và vô cùng đáng trách 
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn 
Mở ra bước ngoặt cảm xúc. 
=> Mở ra cơ hội cho con người gặp lại vầng trăng; 
=> Cho con người cơ hội nhớ lại quá khứ, nhìn lại chính mình. 
Tình huống bất ngờ 
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình 
Nhìn ( trăng) 
 cảm xúc : rưng rưng 
Lí trí : thấy “trăng cứ tròn vành vạnh, im phăng phắc” 
Giật mình: 
+ mình đã là kẻ phản bội từ lúc nào không hay; 
+ trăng vẫn đẹp đẽ vẹn nguyên bất kể thời gian, 
+ trăng bị lãng quên mà không trách cứ, vẫn bao dung, hiền hậu 
Lời tự nhắc và nhắn nhủ : phải ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn 
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với bể 
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỷ 
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa 
Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường 
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn 
Nghĩa thực: trăng là vẻ đep bình dị vĩnh hằng của thiên nhiên đất nước 
Trăng là biểu tượng cho cuộc sống tình nghĩa, trong sáng của quá khứ gian lao 
Vẻ đẹp ấy vẫn vẹn nguyên và song hành cùng c/s hiện tại dù cho con người có lãng quên. 
Ý nghĩa của hình ảnh trăng 
Thảo luận : 
	 Vì sao nhà thơ lại chọn nhan đề là “ ánh trăng ” mà không phải trăng hay một nhan đề nào khác? 
 Á nh trăng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc 
Thể hiện được tư tưởng chủ đề cũng như tính chất triết lí của bài thơ rõ nhất 
	Vầng trăng tròn là biểu tượng cho quá khứ thuỷ chung mãi vẹn nguyên chẳng phai mờ, luôn song hành với hiện tại. 
	Còn ánh trăng là tượng trưng cho cái vầng hào quang của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức ; cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi, thức tỉnh, xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người để con người hoàn thiện chính mình. 
Bài thơ chỉ hợp với thế hệ ông bà mình thôi, bây giờ ở thế kỉ 21 rồi, gần như cuộc sống nhiều người đã no đủ, chiến tranh cũng không còn thì bài thơ chả có mấy ý nghĩa nữa. 
	Đạo lí uống nước nhớ nguồn là đạo lí chung của con người, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng là đạo lí số 1. 
 Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thế hệ. 
	 HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
Học thuộc lòng bài thơ 
Nắm vững: 
+ kiến thức về tác giả, tác phẩm 
+ nội dung, nghệ thuật bài thơ 
+ các ý nghĩa của vầng trăng và nhan đề ánh trăng 
3. Phân tích sự giống và khác nhau trong nội dung và ý nghĩa ở khổ cuối bài thơ Bếp lửa với khổ thứ 3 bài thơ Ánh trăng. 
4. Sưu tầm các bài thơ, bài hát chủ đề nhắc nhở lẽ sống “uống nước nhớ nguồn”.	 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_57_van_ban_anh_trang_nguyen_duy.ppt