Bài giảng Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận
A. MỞ BÀI
Nêu ngay vấn đề cần nghị luận (Luận điểm xuất phát)
Ví dụ: “Bánh trôi nước” là bài ca về thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Viết mở bài trực tiếp: “Bánh trôi nước” là bài thơ nổi tiếng của nữ sĩ Xuân Hương. Tác phẩm được xem là bài ca về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý 1 2 A. MỞ BÀI TRỰC TIẾP Nêu ngay vấn đề cần nghị luận (Luận điểm xuất phát) Ví dụ : “Bánh trôi nước” là bài ca về thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Viết mở bài trực tiếp : “Bánh trôi nước” là bài thơ nổi tiếng của nữ sĩ Xuân Hương. Tác phẩm được xem là bài ca về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 2 2 A. MỞ BÀI GIÁN TIẾP - Dẫn dắt: + Tác giả, tác phẩm, đề tài, hoàn cảnh ra đời + Thực tế cuộc sống - Nêu vấn đề cần nghị luận (Luận điểm chính - luận điểm xuất phát) VÍ DỤ Viết mở bài gián tiếp : Cách 1 : Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Bà đã để lại cho đời nhiều những áng thơ bất hủ. Một trong những bài ca đã nói rất xúc động về thân phận, vẻ đẹp người phụ nữ là “Bánh trôi nước”. Cách 2 : Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều bài thơ hay, bất hủ. Trong đó, “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc. Bài thơ chính là bài ca về số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 3 * Cách nêu luận điểm chính : - Dẫn dắt nguyên vẹn, bỏ trong ngoặc kép những nhận định, ý kiến, câu tục ngữ, ca dao. - Lấy vấn đề nêu trong đề bài làm luận điểm chính. B. THÂN BÀI - Làm sáng tỏ luận điểm chính bằng các luận điểm phụ (Lấy ở phần tìm ý) - Mỗi luận điểm phụ dựng thành một đoạn văn diễn dịch hoặc Tổng - phân - hợp. Mô hình : + Đoạn 1: Luận điểm 1 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 3 Khái quát + Đoạn 2: Từ ngữ chuyển tiếp (bên cạnh đó, mặt khác, không những, mà còn) + Luận điểm 1 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 3 Khái quát + Đoạn cuối thân bài: Bổ sung ý đánh giá, nâng cao + Vấn đề nghị luận + Tác giả: Tài năng; tấm lòng, tình cảm VÍ DỤ Đánh giá khái quát: - Vấn đề nghị luận: + Khẳng định: Bài thơ đã tái hiện một cách chân thực, xúc động số phận bất hạnh, khổ đau và phẩm chất cao dẹp rất đáng trân trọng, tự hào của người phụ nữ. + Đánh giá: Qua đó ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của một ngòi bút giàu tinh thần nhân ái. C. KẾT BÀI - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận - Mở rộng, nâng cao vấn đề II. Luyện tập ĐỀ 1 Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp. Từ những bài ca dao được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Bước 1 : Tìm hiểu đề - Kiểu bài: nghị luân - Nội dung: + Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa + Tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp. - Phạm vi: Những bài đã học và đọc thêm - Mục đích: Cái hay, cái đẹp, ý nghĩa sâu sắc của những vần ca dao. ĐỀ 1 Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp. Từ những bài ca dao được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Bước 2 : Tìm ý: đặt câu hỏi 1. Ca dao đã ngợi ca những tình cảm gia đình như thế nào? Đó là những tình cảm gì? Tình cảm ấy được thể hiện qua những bài nào? 2. Ca dao đã ngợi ca điều gì về đất nước ? ĐỀ 1 Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp. Từ những bài ca dao được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Bước 3 : Lập dàn ý A. Mở bài : - Giới thiệu chung về ca dao - Ý nghĩa của ca dao đối với cuộc sống hàng ngày - Dẫn nhận định: “Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.” ĐỀ 1 B. Thân bài : Triển khai các luận điểm phụ Luận điểm phụ 1 : Ca dao trước hết là hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình. Luận cứ 1 : Tình cảm của con cháu đối với ông bà tổ tiên “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Phân tích dẫn chứng : Phân tích nghệ thuật so sánh: “Bao nhiêu .... bấy nhiêu” để thấy được lòng biết ơn sâu nặng đối với ông bà tổ tiên. ĐỀ 1 Luận cứ 2 : - Tình mẫu tử sâu nặng, tình cha con thắm thiết “ Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.” Phân tích dẫn chứng : + Công lao cha mẹ: So sánh: “công cha” với “núi ngất trời”, “nghĩa mẹ” với “nước biển Đông” diễn tả công lao to lớn của cha mẹ.. Thành ngữ “ cù lao chín chữ ” kín đáo nói về bao hi sinh gian nan, vất vả, để nuôi con khôn lớn của cha mẹ càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. + Lời nhắc nhở “ghi lòng” ĐỀ 1 - Tình cảm con cái với cha mẹ, cảm động nhất vẫn là lời người con gái lấy chồng xa: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” Phân tích dẫn chứng : + Âm điệu câu ca dao cất lên nghe buồn da diết. + Cách mượn không gian, thời gian: Mượn thời gian ban chiều để biểu đạt nỗi thương. + điệp từ “ chiều chiều” tác giả dân gian đã gợi lên trước mắt ta một thời gian tiếp nối, triền miên, lê thê. Không phải là một chiều mà là nhiều chiều, chiều nào cũng vậy. Càng làm cho nỗi nhớ tăng lên chất chứa trong lòng cô gái. + “Ngõ sau” là một không gian vắng vẻ, quạnh hiu, kín đáo ở làng quê Việt xưa, là nơi ít người qua lại, rất hợp với tâm trạng cô đơn, buồn bã, không biết chia sẻ cùng ai của người con gái đi lấy chỗng xa. => Chính trong thời gian, không gian ấy, người con gái trông về quê mẹ nghìn trùng xa vồi vợi với tâm trạng đau đớn, tái tê như đứt từng khúc ruột. Đây là nỗi niềm chung của những người con gái đi lấy chồng trong xã hội phong kiến. ĐỀ 1 Luận cứ 3 : Tình cảm anh em gắn bó, chia sẻ ngọt bùi, cưu măng, giúp đỡ lẫn nhau “Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Anh em như thể tay chân, Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy,” Phân tích dẫn chứng : - Hai câu đầu là một định nghĩa sâu sắc về tình anh em. - Nhắc nhở anh em phải hoà thuận, thương yêu nhau, hạnh phúc cùng hưởng, đắng cay cùng chịu. ĐỀ 1 Luận cứ 4 : Tình cảm vợ chồng cho dù đói nghèo vẫn thuỷ chung “Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi chua ngọt đã từng Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau” Phân tích dẫn chứng : - Hai tiếng “rủ nhau” cất lên đầy tình tứ, yêu thương. ở đây là “rủ nhau xuống bể mò cua”, rủ nhau cùng làm việc, cùng lao động. - “Chua ngọt đã từng” ý nói hai người đã từng bên nhau, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đắng cay, hạnh phúc. - Lời nhắn nhủ đầy tha thiết “Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau” - dù khó khăn đến đâu, dù gian nan vất vả đến thế nào thì cũng hãy sống thuỷ chung, tình nghĩa với nhau. => Đánh giá khái quát : Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, là cội nguồn để hình thành nên những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp khác. Qua những bài ca dao trên, ta phàn nào thấy được truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thấy được nhân dân ta ân tình, ân nghĩa đến nhường nào. ĐỀ 1 Luận điểm phụ 2 : Ca dao không chỉ có tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình mà còn là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp . Luận cứ 1 : Đó là cảnh đẹp của Hà Nội xưa: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Phân tích dẫn chứng : - Hai tiếng “Rủ nhau” nghe như tiếng gọi bạn thân thiết, gợi không khí rộn ràng, náo nức, tưng bừng như đi trẩy hội. - Điệp từ “xem” càng góp thêm không khí ấy, đồng thời làm nổi bật cảnh trí đa dạng, phòng phú của Hồ Gươm. - Câu hỏi tu từ cuối bài đã nâng cảnh trí Hồ Gươm lên ngang tầm non nước, tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, hồn thiêng của cha ông. Câu hỏi cất lên mà không cần lời đáp thể hiện lòng biết ơn, yêu mến tự hào với thế hệ cha anh đã gây dựng nên non nước này, với cảnh đẹp quê hương đất nước. ĐỀ 1 Luận cứ 2 : Cảnh đẹp xứ Huế thơ mộng: “Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Ai vô xứ Huế thì vô ” Phân tích dẫn chứng : - “Đường vô xứ Huế quanh quanh” - câu thơ gợi lên hình ảnh con đường thiên lí uốn quanh, mềm mại. - Thành ngữ “non xanh nước biếc” gợi vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, núi sông hùng vĩ, tráng lệ nên thơ với màu xanh bao la bất tận của quê hương, xứ sở, của xứ Huế đẹp như trong tranh. - Dấu chấm lửng ở cuối câu kết hợp với đại từ phiếm chỉ “Ai” nghe như lời mời gọi, giục giã, sự đợi chờ của người xứ Huế mến khách. Bài ca dao còn được đọc ở quê hương xứ Nghệ và nhiều địa phương khác, thể hiện đất nước ta nơi nào cũng đẹp, cũng nên thơ. ĐỀ 1 Luận cứ 3 : Vẻ đẹp cánh đồng quê no ấm, trù phú “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai” Phân tích dẫn chứng : - Hai câu đầu sử dụng thể thơ lục bát biến thể, cấu trúc câu dài kết hợp với điệp từ “bát ngát, mênh mông” và đảo ngữ nhằm đưa lại cho ta cảm nhận sự rộng lớn khôn cùng, bao la, bát ngát, xanh ngắt một màu, trù phú của những cánh đồng quê. - Nổi bật trên bức tranh đồng quê ấy là hình ảnh cô thôn nữ. + Cách dùng từ “thân em” ở đây thật độc đáo, cất lên như tiếng reo vui, tự hào, kiêu hãnh. + “Thân em” được so sánh với cây lúa đang độ làm đòng tươi non, mơn mởn, căng đầy sức sống, căng tràn nhựa sống, đang độ sung sức nhất, hứa hẹn một mùa bội thu. Cách so sánh này làm nổi bật hình ảnh cô thôn nữ duyên dáng, xinh tươi, khoe khoắn, sức sống tươi trẻ dào dạt tuôn trào. ĐỀ 1 Luận cứ 4 : Vẻ đẹp những địa danh “- ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. ” Phân tích dẫn chứng : - Bài ca dao là lời của chàng trai, cô gái hát về miền quê bắc bộ. - Chàng trai hỏi về những địa danh Bắc Bộ nổi tiếng về địa lí, lịch sử, văn hoá. Với những địa danh ấy, chàng chọn những nét tiêu biểu nhất. Điều đó cho thấy, chàng rất hiểu về địa lí, lịch sử, văn hoá miền quê ấy. Phải có tình yêu tha thiết với quê hương thì mới có thể nói về nó một cách đầy tinh tế như vậy. - Lời đối đáp của cô gái cũng đầy thông minh, sắc sảo, chất chứa niềm tự hào về những địa danh được nhắc đến. ĐỀ 1 => Đánh giá khái quát : Các bài ca dao trên đều ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước với những đặc điểm lịch sử, văn hoá nổi bật của những vùng đất miền quê. Qua đó, bày tỏ niềm tự hào, yêu mến, gắn bó đối với những vùng đất, miền quê tươi đẹp ấy. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động đối với quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi người. là nguồn cảm hứng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ. C. Kết bài : - Khẳng định lại nhận định trên là đúng đắn, sâu sắc - Mở rộng liên hệ, khẳng định sức sống của những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. ĐỀ 2 Có ý kiến cho rằng “ Thơ Bác tràn ngập ánh trăng ”. Dựa vào bài thơ “ Cảnh khuya ” và “ Rằm tháng giêng ” hãy chứng minh. a. Mở bài: Phải nêu được luận điểm cần chứng minh: Thiên nhiên trong thơ Bác đầy trăng . b. Thân bài : Luận điểm 1 : “ Cảnh khuya”: Bức tranh đêm rừng chiến khu ngập tràn ánh trăng. Luận cứ : - âm thanh tiếng suối. Cảnh sắc:+ Trăng, cổ thụ, hoa. + Nổi bật : vầng trăng lung linh ánh sáng + bức tranh có đường nét, hình khối. + trăng, cổ thụ, hoa > đan cài, quấn quýt. + bức tranh chỉ gồm hai gam màu sáng, tối nhưng lung linh, sống động, huyền ảo lạ thường. => Khái quát (luận điểm): chỉ 4 câu 28 chữ Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thưởng thức một bức tranh thiên nhiên đêm rừng chiến khu chan hoà ánh trăng. . ĐỀ 2 Luận điểm 2 : “Rằm tháng giêng”: Bức tranh trăng lung linh rực rỡ, ngập tràn sức sống của mùa xuân. Luận cứ : - Không gian: rộng lớn, bao la. Nổi bật: Vầng trăng rằm tháng giêng. + Vừa đúng độ tròn với một vẻ đẹp viên mãn. + Chiếu ánh sáng lung linh, rực rỡ khắp muôn nơi. + Bầu trời, mặt đất, dòng sông đâu đâu cũng lấp lánh ánh trăng, tắm mình trong sức sống bất tận của mùa xuân. + Trăng ăm ắp cả khoang thuyền, con thuyền cách mạng chở đầy trăng. => Khái quát (luận điểm ) : Bức tranh đêm trăng rằm tháng giêng rất đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . ĐỀ 2 (*) Khái quát : - Đầu thân bài - Gần cuối thân bài. - Đầu thân bài: + nhiều bài thơ trăng. + “Cảnh khuya” , “Rằm tháng giêng” à những bài thơ đặc sắc. - Cuối thân bài: + “Cảnh khuya” , “Rằm tháng giêng” là hai bài thơ trăng đặc sắc. + Nhiều bài thơ trăng khác. ĐỀ 2 (*) Đánh giá : - vấn đề nghị luận. - Tác giả: - Tài năng. - Tấm lòng, tình cảm, phẩm chất, tâm hồn. - Tài năng: bằng những bài thơ tứ tuyệt ngắng gọn, hàm súc, cô đọng, dưới ngòi bút tài hoa của Hồ Chí Minh cũng đủ để làm nên một vầng trăng đầy ám ảnh và trĩu nặng tình người. - Tấm lòng, tâm hồn: ( hai cách) + Cách 1 : Tâm hồn nghệ sỹ: - yêu thiên nhiên đắm say. - Nhạy cảm triứơc cái đẹp + Cách 2 : Chân dung con người Hồ Chí Minh vĩ đại - Tâm hồn nghệ sĩ - Phẩm chất chiến sĩ c. Kết bài : Khẳng định giá trị tác phẩm ĐỀ 3 “ Rằm tháng giêng” là một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên a. Mở bài : - Trực tiếp: 1 câu - Gián tiếp: 2, 3 câu + Dẫn dắt: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh + Nêu vấn đề phải chứng minh (nhận định, lời nói, ý kiến) Tham khảo : Cách 1 : Bác Hồ kính yêu không chỉ là một vị lãnh tụ, mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta nhiều bài thơ hay, xúc động. Một trong những bức tranh nên thơ, tràn đầy sức sống ấy là bài “Rằm tháng giêng ”. ĐỀ 3 “ Rằm tháng giêng” là một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên Cách 2 : Đọc bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, hết thảy mọi người đều có chung một nhận định rằng: Đó là “một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống”. Càng đọc, càng suy ngẫm, ta càng thấy điều đó là đúng đắn. Cách 3 : Trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc để lãnh đạo nhân dân ta đánh Pháp đuổi Nhật, Bác Hồ đã làm rất nhiều bài văn, bài thơ hay. Một trong những bài thơ làm xúc động lòng ta ấy là “Rằm tháng giêng”. Đó là “một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống”. ĐỀ 3 “ Rằm tháng giêng” là một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên b. Thân bài : Nên chứng minh bằng hai luận điểm nhỏ 1 . Rằm tháng giêng trước hết là một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . Làm rõ bằng các luận cứ sau: - Đẹp như thế nào? Thể hiện ở câu nào? ở cụm từ nào? hình ảnh nào? * Nguyệt chính viên : Viên mãn nhất, sáng nhất, đẹp nhất, xinh tươi nhất. Hình dung: Một vầng trăng to tròn, trăng sáng vằng vặc, bao la, mênh mông giữa đất trời * Điệp từ “Xuân ” Sức sống mùa xuận tràn ngập khắp nơi. Nước mùa xuận trong leo lẻo. Dòng sông xuân êm ả, nhẹ nhàng. Bầu trời trong xanh, êm ái. Nước mùa xuân, dòng sông, bầu trời xuân tiếp liền nhau mở ra một không gian bao la, rực rỡ sức sống mùa xuân. Sức sống ấy chan hoà, thấm vào, bao trùm lên cảnh vật. * Cảm nhận về tâm hồn thi nhân : đắm say, ngây ngất, xúc động trước vẻ đẹp đêm rằm. Tự hào, vui sướng trước vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời. ĐỀ 3 “ Rằm tháng giêng” là một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên 2. Không chỉ vậy, “Rằm tháng giêng” còn là bức tranh đẹp về người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh . - Vẻ đẹp người chiến sĩ bộc lộ ở câu nào? Cụm từ nào? Vẻ đẹp ấy được thể hiện như thế nào? - Trong đêm rằm mùa xuân ấy, hình ảnh nhân vật trữ tình xuất hiện như thế nào? ở đâu ? * Đàm quân sự Vẻ đẹp người chiến sĩ luôn lo lắng cho dân, cho nước, lo lắng cuộc kháng chiến được thành công, thắng lợi. Giữa khi việc quân đang nước sôi lửa bỏng như thế, người vẫn thả tâm hồn mình theo ánh trăng xuân. Rõ ràng, tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ hoà quyện vào nhau làm nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh. ĐỀ 3 “ Rằm tháng giêng” là một bức tranh tươi đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống . Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên 3. Đánh giá về tấm lòng, tài thơ Hồ Chí Minh a. Tấm lòng : + Yêu thiên nhiên + Yêu dân, yêu nước. Đó là nỗi niềm luôn canh cánh trong lòng Hồ Chí Minh . b . Tài thơ: + Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ? + Cách biểu đạt tình cảm c. Kết bài : Khẳng định lại vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh (người chiến sĩ, người thi sĩ ). Cảm ơn các em!
File đính kèm:
- bai_giang_ren_luyen_ki_nang_lap_dan_y_cho_bai_van_nghi_luan.ppt