Bài soạn Ngữ văn 6 kỳ 2 (Chân trời sáng tạo)
Gió lạnh đầu mùa
Câu 1
Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì?
Phương pháp giải:
Phân tích các từ ngữ trong nhan đề để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh giá của mùa đông bắt đầu tràn về và đem lại bài học nào đó cho chúng ta.
Câu 2
Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu lầm và chê trách hay chưa?
Phương pháp giải:
Nhớ lại xem em đã từng làm việc nào tốt nhưng lại bị hiểu lầm và trình bày cùng các bạn.
Lời giải chi tiết:
Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Trong một lần học về, có em bé đi lạc, em dẫn em bé đến đồn công an để tìm bố mẹ nhưng khi về lại bị mẹ hiểu lầm là la cà học xong không chịu về.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài soạn Ngữ văn 6 kỳ 2 (Chân trời sáng tạo)
Gió lạnh đầu mùa Câu 1 Chuẩn bị đọc Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì? Phương pháp giải: Phân tích các từ ngữ trong nhan đề để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh giá của mùa đông bắt đầu tràn về và đem lại bài học nào đó cho chúng ta. Câu 2 Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu lầm và chê trách hay chưa? Phương pháp giải: Nhớ lại xem em đã từng làm việc nào tốt nhưng lại bị hiểu lầm và trình bày cùng các bạn. Lời giải chi tiết: Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Trong một lần học về, có em bé đi lạc, em dẫn em bé đến đồn công an để tìm bố mẹ nhưng khi về lại bị mẹ hiểu lầm là la cà học xong không chịu về. Phần II Trải nghiệm cùng văn bản Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo? Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của riêng em về cuộc sống của những em bé nghèo đói, thiếu thốn. Lời giải chi tiết: - Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em nghĩ về hình ảnh cuộc sống nghèo khổ của những đứa trẻ đáng thương trong xã hội cũ và thời đại bây giờ cũng đầy rẫy những cảnh đời bất hạnh như thế. - Chúng nghèo đói, đáng thương đến mức không có một manh áo lành lạnh khi đông về. Những cơn gió lạnh đầu mùa, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi, răng thì đập vào nhau. - Hình ảnh ấy phảng phất vào tâm trí người đọc những nỗi buồn, niềm thương xót với những đứa trẻ nghèo. Câu 2 Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của hai chị em? Phương pháp giải: Em suy nghĩ xem hai chị em đã bộc lộ phẩm chất gì khi trai tặng áo cho bạn khó khăn hơn mình. Lời giải chi tiết: Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện chị em Sơn là những đứa trẻ nhân hậu, tốt bụng, biết nghĩ cho người khác và biết giúp đỡ những cảnh đời khó khăn. Câu 3 Câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì? Phương pháp giải: Em dự đoán xem việc tặng áo sẽ khiến chị em Sơn gặp phải điều gì. Lời giải chi tiết: Theo em, đoạn tiếp theo hai chị em Sơn được mẹ khen vì có lòng tốt giúp đỡ người khác hoặc bị mẹ trách mắng vì tự ý lấy áo cho người khác. Phần III Suy ngẫm và phản hồi Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây: Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...). Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn, liệt kê ra các từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật. Lời giải chi tiết: Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...). Câu 2 Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau: a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ. b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh. c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên. d) Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà. đ) Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên. Em hãy cho biết: - Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào? - Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không? Phương pháp giải: Đọc kĩ các sự việc đã cho, tìm mối liên hệ giữa chúng. Lời giải chi tiết: - Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi liền mạch cho văn bản. - Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại. Câu 3 Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên? Phương pháp giải: Suy nghĩ xem, một người tặng quà cho những người khó khăn hơn mình sẽ là người như thế nào và hành động ấy sẽ giúp người khó khăn nhận được điều gì về mặt tình cảm và vật chất. Lời giải chi tiết: - Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. - Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên không những được ủ ấm mà về tinh thần, Hiên còn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa. Câu 4 Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện? Phương pháp giải: Xét xem hành động của hai chị em là hành động đáng khen hay đáng trách. Từ đó đã giúp người lớn có cách cư xử đẹp như thế nào. Lời giải chi tiết: - Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa trẻ là một hành động đẹp. Hành động đó đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia của các em. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ. - Hành động của hai đứa trẻ đã tác động tích cực đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện, mẹ của hai đứa trẻ đã cho mẹ Hiên mượn tiền để may áo cho con. Có thể nói, hai đứa trẻ đã phần nào giúp người lớn trở nên tốt đẹp hơn. Câu 5 Câu 5 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao? Phương pháp giải: Đây là câu hỏi mở, em suy nghĩ và trả lời theo quan điểm của bản thân và giải thích lí do vì sao em cho là như vậy. Lời giải chi tiết: Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân. Tham khảo câu trả lời dưới đây : Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là hành động đáng khen. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Chiếc áo của em Duyên nhưng em Duyên đã không còn và không dùng đến nữa, mình nên tặng lại cho người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 6 Câu 6 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Văn bản này viết về đề tài gì? Phương pháp giải: Từ nội dung văn bản, nêu ra đề tài của bài. Lời giải chi tiết: Văn bản này viết về tình yêu thương của con người trong cuộc sống. Câu 7 Câu 7 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Nêu chủ đề của câu chuyện. Phương pháp giải: Từ đề tài của văn bản, đi tìm chủ đề cụ thể của truyện (chủ đề là vấn đề cụ thể, nhỏ hơn đề tài). Lời giải chi tiết: Chủ đề của truyện xoay quanh sự sẻ chia của những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội. Tuổi thơ tôi Phần I Chuẩn bị đọc Câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em từng vô ý làm tổn thương người khác hay chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào? Phương pháp giải: Em nhớ lại xem mình đã từng làm tổn thương gia đình, bạn bè hoặc ai đó chưa và kể lại sự việc đó. Lời giải chi tiết: - Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em. - Đó là một lần vì bạn ốm nên nghỉ học nhiều ngày và nhờ em chép bài hộ trên lớp nhưng vì lười nên em đã không giúp bạn. Mấy ngày đó không có gì để xem bài, bạn đã buồn em và sau này em đã rất áy náy. Phần II Trải nghiệm cùng văn bản Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn? Phương pháp giải: Theo dõi đặc điểm của chú dế để trả lời. Lời giải chi tiết: Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa vì dế lửa đánh nhau không ai bì được. Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răng khỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than to gấp đôi. Câu 2 Câu 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy? Phương pháp giải: Em dự đoán theo suy nghĩ của mình. Lời giải chi tiết: - Em đoán chuyện xảy ra tiếp theo là Lợi bị thầy thu hộp diêm đựng chú dế lại, và Lợi sẽ mất chú dế của mình. - Dựa vào chi tiết cả lớp đang chăm chú học bài nhưng Bảo tóm quần lợi để dế kêu lên. Câu 3 Câu 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào? Phương pháp giải: Các cậu bạn đã thay đổi thái độ khi Lợi buồn. Từ đó em rút ra suy nghĩ về những bạn đó. Lời giải chi tiết: Thái độ của các bạn đối với lợi cho thấy họ không phải là những người xấu. Chỉ vì tính tình trẻ con và ganh tị với Lợi khi có con dế lửa nên bày trò. Phần III Suy ngẫm và phản hồi Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Ấn tượng chung của em về văn bản là gì? Phương pháp giải: Nêu ấn tượng của em về cách hành văn, lời kể, Lời giải chi tiết: Ấn tượng chung của em về văn bản là cách kể chuyện chân thực, dí dỏm với những tình huống thú vị và mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Câu 2 Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi. Phương pháp giải: Chú ý các chi tiết miêu tả Lợi để liệt kê những cụm từ này. Lời giải chi tiết: Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu. Câu 3 Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn về tình huống dế lửa chết, liệt kê những phản ứng của Lợi. Lời giải chi tiết: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đố thủ của mình. Lợi sợ sẽ thua các bạn trong những trò chơi sau và vì Lợi yêu quý chú dế này. Câu 4 Câu 4 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó? Phương pháp giải: Theo dõi đoạn cuối, tìm ý và trả lời câu này. Lời giải chi tiết: - Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. - Những chi tiết nào thể hiện điều đó là: + Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. + Nó đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. + Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm. + Tôi cầm quốc, Lợi đào đất. Tôi cố đào thật sâu và vuông vức. + Cả bọn ném sỏi vào quan tài của chú dế và ném cho thật đầy. Câu 5 Câu 5 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trong truyện Tuổi thơ tôi: a) Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? b) Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh. Phương pháp giải: Từ truyện đã học và qua việc trả lời các câu hỏi trước, em suy nghĩ làm phần này. Lời giải chi tiết: a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ câu chuyện kể về Lợi và miêu tả về nhân vật này rất kĩ. b. - Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế. Câu 6 Câu 6 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào? Phương pháp giải: Nhờ cái chết của dế lửa mà mọi người thay đổi tình cảm và cách nhìn nhận, em suy nghĩ và tìm ý trả lời câu hỏi trên. Lời giải chi tiết: - Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Thầy Phu và các bạn hiểu răng Lợi là cậu bé nhân hậu, yêu động vật nên Thầy và các bạn đã yêu quý Lợi hơn. - Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện. Từ một câu chuyện ganh tị của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau. Câu 7 Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống? Phương pháp giải: Em suy nghĩ và tìm ra bài học của văn bản này. Lời giải chi tiết: Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống đó là cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung hơn đối với mọi người. Đọc kết nối với chủ điểm: Con gái của mẹ Câu 1 Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn đầu, tìm ý và trả lời. Lời giải chi tiết: Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh: - Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy. - Khi con gái viết biết viết tròn chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều” mẹ đã bật khóc. - Tiếng cười nói của con làm mẹ quên đi mệt mỏi. - Mẹ khóc khi con trúng tuyển vào trường chuyên. - Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh. Câu 2 Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn cuối, tìm chi tiết thể hiện tình cảm của Lam Anh Lời giải chi tiết: - Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ. - Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp be bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình, không để mẹ phải bận lòng và bạn còn mong ước đi làm để báo hiếu cho mẹ. Câu 3 Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao? Phương pháp giải: Trả lời dựa theo suy nghĩ của em và giải thích lí do. Lời giải chi tiết: - Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau. - Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai sáng lạn để thoát khỏi cuộc sống cùng cực. Lam Anh chính là niềm vui giúp mẹ xua tan những mệt mỏi và mẹ chính là động đực để Lam Anh cố gắng mỗi ngày. Thực hành Tiếng Việt Câu 1 Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau: Phương pháp giải: Đọc lại văn bản “Tuổi thơ tôi” và tìm các từ ngữ sau đó giải nghĩa của chúng dựa theo bảng đã cho. Lời giải chi tiết: Câu 2 Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy. Phương pháp giải: Đặt một câu bất kì có dấu ngoặc kép (nên đặt câu liên quan đến học tập, bạn bè, gia đình). Lời giải chi tiết: - Câu: Lan lớp tôi có một “gia tài kếch xù” với đầy đủ các thể loại sách: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách tập y-ô-ga, sách chơi đàn oóc - Tác dụng: Nhấn mạnh từ gia tài được dùng với ý nghĩa đặc biệt là người có nhiều sách vở. Câu 3 Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản trên và xem có bao nhiêu đoạn. Lời giải chi tiết: Văn bản Con gái của mẹ có hai đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): tình cảm của mẹ dành cho con, - Đoạn 1 (còn lại): tình yêu thương Lam Anh dành cho mẹ. Câu 4 Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau: Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên? (Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... `) Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em. (Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa) Phương pháp giải: Đọc kĩ các đoạn văn đã cho, tìm câu chủ đề mỗi đoạn, đoạn nào không có câu chủ đề thì ghi rõ. Lời giải chi tiết: Câu chủ đề: - Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái. - Đoạn 2: không có câu chủ đề. Câu 5 Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép. Phương pháp giải: Viết đoạn văn đáp ứng hình thức, có sử dụng dấu ngoặc kép, kể về kỉ niệm bất kì với một người thân (ông, bà, cha, mẹ,) Lời giải chi tiết: Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá". Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa. Chú thích: - “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật. - "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá": trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật. ĐỌC SÁNG TẠO CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG Đề bài Câu hỏi (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dựa vào bảng dưới đây và mục Tri thức đọc hiểu, hãy hoàn chỉnh các câu trong cột thứ nhất về các yếu tố của truyện và chỉ ra đặc điểm ấy trong văn bản Chiếc lá cuối cùng ở cột thứ hai. Câu hỏi (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dựa vào bảng dưới đây và mục Tri thức đọc hiểu, hãy hoàn chỉnh các câu trong cột thứ nhất về các yếu tố của truyện và chỉ ra đặc điểm ấy trong văn bản Chiếc lá cuối cùng ở cột thứ hai. Lời giải chi tiết Biên bản Câu 1 Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Đọc văn bản trong SGK trang 129, sau đó trả lời những câu hỏi sau: Câu hỏi (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho biết Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11) đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách nêu dưới đây chưa? • Có quốc hiệu và tiêu ngữ. • Có tên văn bản. • Thông tin về thời gian, địa điểm ghi biên bản. • Thông tin về thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản, • Thông tin về diễn biến thực tế của cuộc họp, cuộc thảo luận hay vụ việc. • Chữ kí của thư kí và chủ toạ. Phương pháp giải: Đọc kĩ biên bản trong SGK và xét xem từng đề mục ở trên đã đủ hay chưa. Lời giải chi tiết: Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11) đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách nêu trên. Câu 2 Hướng dẫn viết bài: Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm (hoặc một cuộc họp lớp), em được giao nhiệm vụ làm thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thảo luận (hoặc cuộc họp) ấy. Phương pháp giải: Dựa vào các quy định, yêu cầu viết biên bản và dựa vào biên bản đã cho trong SGK, em viết biên bản theo đề bài đã yêu cầu. Lời giải chi tiết: TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỚP: 6A1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP LỚP Họp thống nhất vấn đề vệ sinh trường lớp 1. Thời gian địa điểm họp - Thời gian: 14 giờ ngày 10 tháng 11 năm 2021. - Địa điểm: Lớp 6A1, Trường THCS Nghĩa Tân. 2. Thành phần tham dự - Cô giáo: Phạm Thị Ngọc Diệp (chủ nhiệm lớp). - Toàn thể các bạn học sinh lớp 6A1. 3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp - Chủ toạ: Nguyễn Ngọc Duy (lớp trưởng) - Thư ký: Phan Quỳnh Thư 4. Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học và chăm sóc các bồn hoa, cây con trong vườn trường” do nhà trường phát động. 5. Diễn biến cuộc họp a) Bạn Duy phổ biến kế hoạch “giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học và chăm sóc các bồn hoa, cây con trong vườn trường” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp. b) Thảo luận - Bạn Thuý Diễm: Lớp ta phải quyết tâm giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lại lớp cho đẹp, cho đúng với quy cách của một lớp học mà nhà trường đã đề ra và đồng thời hàng ngày lớp ta phải phân công tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ các bồn hoa và các cây con theo khu vực đã phân công cho lớp mình để cây mau lớn và tươi đẹp. - Bạn Thanh Tùng: xung phong mang chổi quét trần nhà và mạng nhện. - Bạn Nam Đức và bạn Nam Thuật nhận dán lại các khẩu hiệu và sửa soạn lại các lọ hoa trên tường. - Bạn Hà nhận làm lại bảng theo dõi thi đua của lớp. - Bạn Mai Hạ yêu cầu các tổ thay phiên nhau trực nhật, lau bàn ghế, cửa sổ, bảng đen. - Bạn Thanh Hà yêu cầu cả lớp phân công nhau tưới nước các bồn hoa và vườn cây con của lớp mà trường phân công chăm sóc. c) Kết luận của cuộc họp - Toàn thể lớp sẽ tham gia làm vệ sinh lớp vào sáng ngày 14 tháng 10. - Hàng tuần các tổ phân công trực nhật và tưới nước các bồn hoa, vườn cây. - Mua thêm thùng tưới nước, khăn lau, chổi... Cuộc họp kết thúc vảo lúc 16 giờ cùng ngày. Thư kí Chủ tọa (Đã kí) (Đã kí) Phan Quỳnh Thư Nguyễn Ngọc Duy TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC Đề bài Trong cuộc họp lớp, các bạn trình bày ý kiến trong cuộc họp, hãy tóm tắt nội dung mà bạn đã trình bày. Lời giải chi tiết Bước 1: Lắng nghe và ghi chép - Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ người trình bày muốn nói. - Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày: - Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt. - Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ. - Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến. Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa - Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có). - Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác. Ôn tập Câu 1 Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em đã học ba văn bản Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi và Chiếc lá cuối cùng. Hãy hoàn thành bảng sau: Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung 3 văn bản trên và điền lần lượt vào vở. Lời giải chi tiết: Câu 2 Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó. Phương pháp giải: Nhớ lại các nhân vật trong ba văn bản này, chọn một hoặc nhiều nhân vật khiến em có nhiều suy nghĩ và trình bày. Lời giải chi tiết: - Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. - Nhân vật Lợi giúp em hiểu ra, mỗi người cần biết sẻ chia mọi thứ với bạn bè. - Nhân vật cụ Bơ-men giúp em hiểu giá trị đích thực của mỗi con người là giúp cho người khác trở nên tốt đẹp hơn và yêu thương chính là món quà quý giá của tạo hóa. Câu 3 Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng). Phương pháp giải: Nhớ lại và trình bày những điểm giống, điểm khác biệt về tính cách, hành động, suy nghĩ, phẩm chất của các nhân vật. Lời giải chi tiết: - Giống nhau: + Thầy Phu và cụ Bơ-men đều là những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống. + Họ đều trầm lặng, âm thầm làm những việc có ý nghĩa cho người khác mà không cần sự đền đáp nào cả. + Họ đều có những hành động cao cả, mang lại giá trị tinh thần quý báu cho người khác. + Họ là những người làm những công việc cao quý, ngày đêm cống hiến cho xã hội (giáo viên và họa sĩ). - Khác nhau: + Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm để giúp cậu học trò vơi đi phần nào sự buồn bã và thầy vẫn tiếp tục với công việc trồng người cao quý. + Cụ Bơ-men đã im lặng vẽ kiệt tác và cuối cùng cụ đã ra đi mãi mãi. Câu 4 Câu 4 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác? Phương pháp giải: Từ bài học về biên bản, trình bày những điều mà em đã học được. Lời giải chi tiết: - Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính. - Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn. Câu 5 Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành "điểm tự tinh thần" cho người khác. Phương pháp giải: Các em có thể suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân. Lời giải chi tiết: Gợi ý: Những việc em đã làm và có thể làm để trở thành "điểm tự tinh thần" cho người khác: + Cố gắng học tập thật tốt, đạt thành tích cao trong học tập để bố mẹ tự hào. + Rèn luyện đạo đức để trở thành cậu bé ngoan, kính trọng người lớn và đối xử tốt với mọi người. + Sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người cần sự trợ giúp của mình. Câu 6 Câu 6 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Sau khi học xong bài học, em hiểu "điểm tựa tinh thần" là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? Phương pháp giải: Suy nghĩ và trình bày theo cách hiểu của em. Lời giải chi tiết: - Theo em hiểu, điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc tích cực mà chúng ta đem lại cho người khác giúp họ có động lực hơn trong cuộc sống. - Đối với mỗi người thì điểm tựa tinh thần có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp mỗi người mạnh mẽ và vui tươi, và cuộc sống nhiều năng lượng hơn. Những cánh buồm Phần I Câu hỏi (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp. Phương pháp giải: Nhớ lại kỉ niệm đã từng trải qua giữa em với người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em) và trình bày với các bạn trong lớp. Lời giải chi tiết: Em nhớ lại kỉ niệm của mình và kể lại, tham khảo gợi ý dưới đây: Ngày đầu tiên đi học ở lớp mẫu giáo, em đã khóc rất nhiều và nhất định không chịu học. Cô và mẹ phải dỗ mãi em mới ngồi yên. Đến giữa buổi, có thể hòa nhập được thì mẹ mới đi về, nhìn ra không thấy mẹ đâu, em đã bỏ lớp và chạy một mạch về nhà. Mẹ nhìn em hốt hoảng, lại vội vàng dẫn em đến lớp và ngồi ở cổng đợi em cho tới hết buổi học. Đã 7 năm trôi qua, em vẫn nhớ như in khoảnh khắc ấy và thấy thương mẹ vô cùng. Phần II Trải nghiệm cùng văn bản Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"? Phương pháp giải: Thử hình dung về các hình ảnh trong lời thơ trên và trả lời. Lời giải chi tiết: - Câu thơ tái hiện lại hình ảnh một buổi sáng rực rỡ, tinh khôi với ánh nắng mai hồng phớt rải đầy thảm biển. - Trên nền thiên nhiên tươi đẹp ấy, cha dắt con đi dạo như mở ra những nốt ngân tươi vui, trong trẻo. Thời gian như reo vui cùng những bước chân nhỏ bé của con. - Và cha lắng nghe niềm vui ngân nga trong hồn khi nghe tiếng chân con bước. Thời gian ở đây như một minh chứng vô hình cho hạnh phúc đơn sơ và rất đỗi thiêng liêng của con người. => Cái vẻ đẹp rực rỡ của ngoại cảnh, cái nốt ngân lặng lẽ của thời gian đều được tỏa sáng. Câu 2 Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con? Phương pháp giải: Đọc lại lời thơ, trình bày mong muốn của người con qua những hình ảnh ẩn dụ trong thơ. Lời giải chi tiết: - Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." như lời mong mỏi vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ. - Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trăng” đầy ước mơ tuổi thơ. - Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa. Cậu khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời. Cậu còn ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, về cuộc sống. => Câu thơ thể hiện khát khao khám phá và trí tưởng tượng phong phú, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ. Câu 3 Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"? Phương pháp giải: Đọc câu thơ, tìm các hình ảnh ẩn dụ và trả lời. Lời giải chi tiết: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” là câu thơ đầy cảm xúc, thể hiện tâm trạng của cha khi lắng nghe những lời lẽ ngô nghê của con trẻ: - Người cha vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm l
File đính kèm:
- bai_soan_ngu_van_6_ky_2_chan_troi_sang_tao.doc