Bộ đề đọc-hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 9

CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ

PHIẾU SỐ 1:

Phần I (4,0 điểm)

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

 “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

 

docx 284 trang phuongnguyen 02/08/2022 24181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc-hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc-hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 9

Bộ đề đọc-hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 9
BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
MỤC LỤC
STT
VĂN BẢN
Số đề
Trang
Chủ đề: Văn bản nhật dụng
Phong cách Hồ Chí Minh
5
3
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
4
11
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
3
17
Chủ đề: Truyện Hiện đại
Lặng lẽ Sa Pa
12
23
Làng
11
46
Chiếc lược ngà
6
68
Những ngôi sao xa xôi
13
80
Bến quê
3
103
Chủ đề: Thơ hiện đại
Đồng chí
4
109
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
5
119
Đoàn thuyền đánh cá
8
131
Bếp lửa
7
150
Ánh trăng
7
164
Viếng lăng Bác
5
175
Mùa xuân nho nhỏ
5
185
Nói với con
12
197
Sang thu
8
214
Con cò
1
230
Chủ đề: Truyện thơ Trung đại
Chuyện người con gái Nam Xương
11
232
Hoàng Lê nhất thống chí
6
246
Truyện Kiều
8
255
Chủ đề: Văn bản nghị luận
Bàn về đọc sách
4
268
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
5
274
Tiếng nói của văn nghệ
3
279
Chủ đề: Văn học nước ngoài
Mây và sóng
2
283
BỘ ĐỀ ĐỌC - HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ
PHIẾU SỐ 1:
Phần I (4,0 điểm)
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
 “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
GỢI Ý:
1
Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.
- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.
2
Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao
Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.
3
Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn;  văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- Đánh giá: đây là PHIẾU SỐ quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.
PHIẾU SỐ 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3: Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?
Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
GỢI Ý:
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận
2
Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.
3
Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?
Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Tác phẩm do Hồ Chí Minh viết:
+ Cảnh khuya – Rằm tháng giêng
+ Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó – Đi đường
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (bút danh Nguyễn Ái Quốc)
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Thuế máu
- Tác phẩm – tác giả viết về Hồ Chí Minh
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
+ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
+ Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
+ Viếng lăng Bác - Viễn Phương
4
Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:
+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết PHIẾU SỐ cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.
PHIẾU SỐ 3: Cho câu văn sau:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? 
2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?
3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? 
5. Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên? 
GỢI Ý:
1
Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?
- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
- Tác giả: Lê Anh Trà
- “Di dưỡng tinh thần”: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ
2
Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
3
Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác
- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất
đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...
4
Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?
Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình với suy nghĩ đó
- Đồng tình vì chúng ta nên học tập theo lối sống giản dị, thanh cao của Bác. Đây là 1 lối sống đẹp
-  Không đồng tình với việc "mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ". Bởi cách sống của Bác là giản dị nhưng khác xa hoàn toàn với lối sống khổ sở, khắc khổ
5
Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên?
Câu văn tuy ngắn nhưng để ại nhiều bài học trong lòng người đọc. Một trong số đó lối sống giản dị và hiểu cho đúng về lối sống ấy. 
Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.  Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. 
Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. 
Vậy nên mối người cần nhận thức sao cho đúng về lối sống thanh cao, giản dị của Bác và học tập điều đó. 
PHIẾU SỐ 4:
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?
GỢI Ý:
1
Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
 - Trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh”
 - Tác giả: Lê Anh Trà
2
Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?
- Giải nghĩa “phong cách”: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
3
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi vì đó không phải là:
+ Cách tự thần thánh hóa
+ Tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Mà đó là: 
+ Cách di dưỡng tinh thần.
+ Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.
+ Có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác.
4
Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?
- Tác giả: Phạm Văn Đồng
- Tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
PHIẾU SỐ 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)
Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?
Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.
Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?
Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng  trong câu (4) (5).
GỢI Ý:
1
Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?
- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt
- Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng.
2
Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.
- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì
- Cách dẫn: gián tiếp
3
Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?
- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm:
- Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca
4
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng  trong câu (4) (5).
- Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5)
- Tác dụng:
+ Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu
+ Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH – G.G. Mác - két
PHIẾU SỐ 1: Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 có viết:
“Trong thời đại hoàng kim này của khoa học , trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp , chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”.
Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
“Một biện pháp” mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là việc gì?
Tại sao tác giả lại cho rằng: “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp”ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả về sự việc trên?
Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
GỢI Ý:
1
Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu văn trên trích từ văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” 
Tác giả là G. Mác-két. 
2
“Một biện pháp” mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là việc gì?
“Một biện pháp” mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là chiến tranh hạt nhân.
3
Tại sao tác giả lại cho rằng: “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp”ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả về sự việc trên?
- Tác giả lại cho rằng: “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện phá” ấy vì biện pháp hạt nhân mà con người phát minh ra là hiểm họa khôn lường và nó ảnh hưởng, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống hòa bình của toàn thế giới.
- Tác giả thế hiện thái độ phản đối gay gắt đối với PHIẾU SỐ này
4
Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng hình thức đoạn văn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Yêu cầu về nội dung
+ Giải thích khái niệm “hòa bình”: là sự bình đẳng, tự do, không có bạo động, không có chiến tranh và những xung đột về quân sự.
+ Ý nghĩa của cuộc sống hòa bình:
Để dành được hòa bình, thế hệ cha anh đi trước – các anh hùng thương binh liệt sĩ đã chiến đấu hết mình, hi sinh xương máu.
Trạng thái đối lập của hòa bình là chiến tranh. Sống trong chiến tranh, con người sẽ đối diện với những thảm họa về mất mát, đau thương.
Sống trong hòa bình, con người sẽ được tận hưởng không khí của độc lập, tự do, yên bình và hạnh phúc.
+ Lật lại PHIẾU SỐ:
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số tín đồ, đảng phái luôn sử dụng những chiêu trò công kích, kích thích, chống phá, gây ra bạo lực vũ trang,
+ Bài học nhận thức và hành động:
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hòa bình.
Cần tránh xa những thế lực gây ảnh hưởng đến nền hòa bình, đồng thời giữ gìn, bảo vệ hòa bình.
PHIẾU SỐ 2:
“Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn
chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”
(Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, G.G. Mác- két. SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1)
a. Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì?
b. Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn (chuyển luận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm.
GỢI Ý:
1
Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì?
Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là: chúng ta nên ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
2
Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn (chuyển luận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm.
Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.
PHIẾU SỐ 3:
Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”,đoạn mở đầu văn bản tác giả G.G. Mác-két viết:
 “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ em, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ; tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủythế thăng bằng của hệ mặt trời.
Câu 1: Ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào để thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? Em hiểu thái độ của tác giả như thế nào khi viết về PHIẾU SỐ chiến tranh hạt nhân?
Câu 2: Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của cách dùng biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em.
GỢI Ý:
1
Ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào để thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? Em hiểu thái độ của tác giả như thế nào khi viết về PHIẾU SỐ chiến tranh hạt nhân?
- PTPĐ: Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
 - Thái độ: Phê phán và kêu gọi mọi người cùng nhau đấu 
tranh, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để bảo vệ cho một 
thế giới hòa bình.
2
Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của cách dùng biện pháp tu từ đó.
- Câu văn có sử dụng BP so sánh: Nguy cơ ...hệ mặt trời.
- Hiệu quả: Nhấn mạnh tính chất nguy hiểm, sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
3
Em hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em.
Hs cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
+ Cuộc sống hòa bình là gì?
+ Cuộc sống hòa bình mang đến những điều kiện tốt đẹp nào cho con người?
+ Đặc biệt gì đối với trẻ em?
+ Ý nghĩa?
+ Phản đề.
+ Liên hệ với vai trò trách nhiệm của bản thân.
PHIẾU SỐ 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 (.) Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã đựơc bố trí khắp các hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới”.
 (Ngữ Văn 9, Tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? 
Câu 2. Văn bản chứa đoạn trích trên sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 
Câu 5. Nêu và chỉ rõ tác dụng của phép tu từ được sử dụng ở câu văn: "Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời"?
Câu 6. Viết đoạn văn ngắn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về PHIẾU SỐ được nêu ra trong đoạn trích.
GỢI Ý:
1
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
- Tác giả của văn bản trên: Mác-két.
2
Văn bản chứa đoạn trích trên sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Văn bản được trích từ tham luận của Mác-két khi ông được mời tham dự cuộc họp nguyên thủ 6 nước năm 1986 ở Mê –hi – cô.
3
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
- PTBĐ: Nghị luận
4
Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa sự sống trên trái đất.
5
Nêu và chỉ rõ tác dụng của phép tu từ được sử dụng ở câu văn: "Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời"?
- Nghệ thuật: Hs chọn một trong các phép tu từ:
+ So sánh"Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet; 
+ Liệt kê : các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời" ?
- Tác dụng: 
- Gây ấn tượng mạnh, làm cho người đọc thấy rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
- Thể hiện được thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả trước tương lai, vận mệnh của thế giới.
6
Viết đoạn văn ngắn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về PHIẾU SỐ được nêu ra trong đoạn trích.
- Mở đoạn: 
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể nhân loại 
- Nội dung đoạn:
+ Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của mỗi quốc gia 
+ Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất. 
+Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người 
+ Hành động cụ thể của mỗi công dân và mỗi quốc gia 
- Kết đoạn: 
+ Nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.Thế giới không cần vũ khí hạt nhân
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ 
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
PHIẾU SỐ 1: Đọc đoạn trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM” (trích)
“1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.
Sự thách thức
3. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.
4. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực []. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương []
5. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp []”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 31-32, NxbGD, 2005)
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nào là chủ yếu?
Câu 2. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng”. Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu đã dẫn?
Câu 3. “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Em hiểu thế nào về tình cảm và thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn này?
Câu 4. So với thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới được nêu trong bản tuyên bố, tuổi thơ của em như thế nào? Hãy viết về điều đó khoảng 3 đến 5 câu.
GỢI Ý:
1
Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nào là chủ yếu?
Đoạn trích trên đề cập đến trẻ em trên thế giới là chủ yếu.
2
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng”. Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu đã dẫn?
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng”. Từ ngữ được sử dụng để nối hai câu đã dẫn: “Đồng thời”.
3
“Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Em hiểu thế nào về tình cảm và thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn này?
- Tình cảm của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: Yêu thương trẻ em, quan tâm đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: cứng rắn, kiên quyết để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
4
So với thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới được nêu trong bản tuyên bố, tuổi thơ của em như thế nào? Hãy viết về điều đó khoảng 3 đến 5 câu.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề ra, sau đây là một số gợi ý: Tuổi thơ của em được sống trong gia đình ấm áp tình yêu thương; Được học hành đầy đủ; Được tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao,
PHIẾU SỐ 2:
 	Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết đuợc nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, qua đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội
(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)
1. Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên? 
2. Tìm ít nhất 4 từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong đoạn trích trên? 
3. Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan 

File đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_trong_chuong_trinh_mon_ngu_van_9.docx