Chia sẻ kinh nghiệm: Rèn kĩ năng trả lời những câu hỏi nhỏ phần đọc-hiểu trong đề thi vào 10 THPT môn ngữ văn

Phần II( 4 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đồng vắng chắc không chải dầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lêch thếch, mặt nhọ nhem, chân lấm tay bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.”

 ( Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường- Ngữ Văn 9, tập hai)

1- Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.

2- Các câu in đậm trong đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

3- Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về quan điểm: Trang phục phải phù hợp với văn hóa xã hội.

 

ppt 26 trang phuongnguyen 01/08/2022 28081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chia sẻ kinh nghiệm: Rèn kĩ năng trả lời những câu hỏi nhỏ phần đọc-hiểu trong đề thi vào 10 THPT môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chia sẻ kinh nghiệm: Rèn kĩ năng trả lời những câu hỏi nhỏ phần đọc-hiểu trong đề thi vào 10 THPT môn ngữ văn

Chia sẻ kinh nghiệm: Rèn kĩ năng trả lời những câu hỏi nhỏ phần đọc-hiểu trong đề thi vào 10 THPT môn ngữ văn
 CHIA SẺ KINH NGHIỆM  RÈN KĨ NĂNG TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI NHỎ PHẦN ĐỌC- HIỂU TRONG ĐỀ THI VÀO 10 THPT MÔN NGỮ VĂN   GV : BÙI THỊ BÍCH VÂN TRƯỜNG THCS THỌ XUÂN  
A- CẤU TRÚC ĐỀ THI 
I- Phần I ( 6,5->7 điểm ): 
*- Ngữ liệu: Thường là 1 đoạn trích trong TP văn xuôi hoặc 1 khổ thơ trong tác phẩm thơ 
Các câu hỏi từ nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao ( thông thường gồm 4 câu) 
II- phần II ( 3-> 3,5 đ) ( thông thường gồm 3 câu) 
Một đoạn ngữ liệu trong phần tập làm văn hoặc tiếng Việt hoặc ngữ liệu ngoài sgk 
3 câu hỏi nhận biết- thông hiểu- vận dụng cao 
* điểm các phần: 2 đoạn văn: 5- 5,5 điểm 
ĐỀ SỐ 1 
Phần I ( 6 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt lem luốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen.” 
 ( Ngữ Văn 9, tập hai) 
1 - Những câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. 
2- Xét về cấu tạo, câu văn “ Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt lem luốc” thuộc kiểu câu gì? 
3- Những người gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen” làm việc gì? Họ là những ai? Dấu ngoặc kép trong câu in đậm ở đoạn văn trên dùng để làm gì 
4- Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ sự dũng cảm của các cô gái được nhắc đến trong truyện ngắn trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp và câu ghép ( gạch dưới từ ngữ dùng làm một phép lặp và một câu ghép). 
Phần II ( 4 điểm). 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“ Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đồng vắng chắc không chải dầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lêch thếch, mặt nhọ nhem, chân lấm tay bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.” 
 ( Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường - Ngữ Văn 9, tập hai) 
1- Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên. 
2- Các câu in đậm trong đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó. 
3- Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về quan điểm: Trang phục phải phù hợp với văn hóa xã hội. 
ĐỀ SỐ 2 
Phần I (7 điểm): Cho đoạn thơ sau: 
 “Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng 
 Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình 
 ánh trăng im phăng phắc 
 đủ cho ta giật mình.” 
 1. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình” . Tìm một câu thơ khác trong bài cũng sử dụng biện pháp tu từ trên? 
 3. Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch ( khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về hình tượng trăng ở đoạn thơ trên trong đó có sử dụng một câu ghép và phép lặp (gạch chân và ghi chú rõ). 
 4. Kể tên một bài thơ đã học cũng làm theo thể thơ này, nêu tên tác giả? 
Phần II (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: 
 “ Người ta kể lại rằng, có một cỗ máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp ba tháng liền không tìm ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đôla. Nhiều người cho là Xten-mét-xơ tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla.Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đôla”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.” 
 “Tri thức là sức mạnh” (Ngữ văn 9 tập 2 NXB giáo dục 2018). 
1.Theo tác giả, người có tri thức thì có sức mạnh như thế nào? Tác giả sử dụng phép lập luận nào để làm rõ điều đó? 
2.Câu cuối đoạn văn trên sử dụng thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của nó? 
3. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sức mạnh của tri thức? 
ĐỀ SỐ 3 
Phần II (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
	“ Thật ra thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục .” 
 ( Thời gian là gì?” trong tạp chí Tia sáng ) 
1. Xác định một phép liên kết có trong đoạn văn và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. 
2. Tại sao với con người, thời gian là một “ khái niệm chủ quan”? 
3. Bằng hiểu biết xã hội của em, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày quan điểm của em về vấn đề chúng ta cần biết quý trọng thời gian. 
 ĐỀ SỐ 4: 
Phần II ( 3 điểm) - đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới 
“ Cậu bé Andy Đào Nguyên (11 tuổi) quyết định lấy hết số tiền lì xì 10 triệu đồng đưa mẹ để mua khẩu trang y tế phát miễn phí cho người dân. Vì theo cậu “để người ta bị bệnh thì tội lắm”. 
Theo chị Hằng (mẹ của bé), sau khi hình ảnh của mình tràn ngập mạng xã hội, được nhiều người quan tâm Andy cho rằng mình rất hạnh phúc và chỉ muốn tiếp tục phát khẩu trang tiếp tục mà thôi. Nhân cơ hội này chị cũng muốn lan tỏa việc phát khẩu trang miễn phí đến với mọi người hơn. Nhất là những cháu nhỏ có thể làm những việc nhỏ để sau này làm những việc lớn hơn nữa. (Theo báo Thanh niên) 
1- xác định phương thức biểu đạt , nêu nội dung của đoạn văn. : 
2- trong đoạn văn trên cậu bé đã làm gì? việc làm của cậu bé có ý nghĩa như thế nào? 
4- viết đoạn văn 2/3 trang trình bày suy nghĩ của em về nhận định “lan tỏa yêu thương sẽ được hạnh phúc” 
B- MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI NHẬN BIẾT- THÔNG HIỂU- VẬN DỤNG THẤP 
I- dạng câu hỏi chung cho cả phần văn và thơ 
1- hoàn cảnh sáng tác 
2- ý nghĩa nhan đề ( HS dễ mất điểm) 
3- xác định một thành phần câu 
4- Giải thích một cụm từ, hoặc một từ ngữ nào đó trong tác phẩm 
 ( HS dễ mất điểm) 
5- Câu hỏi liên hệ với một tác phẩm cùng thể loại hoặc cùng đề tài hoặc cùng có chi tiết hình ảnh, cấu trúc tương tự 
II- dạng câu hỏi đặc trưng của văn bản Thơ 
1- Chép thuộc lòng một khổ thơ 
2- Mạch cảm xúc ( trình tự cảm xúc) 
3- Câu hỏi phát hiện các tín hiệu đặc biệt hoặc các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó ( so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ..) ( HS dễ mất điểm) 
II- Đối với VB văn xuôi 
1- Tình huống truyện 
2- Ngôi kể và tác dụng ngôi kể 
3- Chỉ ra đặc điểm của nhân vật trong đoạn ngữ liệu ( HS dễ mất điểm) 
4: Câu hỏi xác định nội dung của đoạn trích 
5- Câu hỏi về vai trò của dấu câu : ngoặc kép, dấu ba chấm6- Câu hỏi về các thành phần câu ( Khởi ngữ, thành phần biệt lập.)7 -Câu hỏi về câu theo cấu tạo ngữ pháp hoặc câu phân loại theo mục đích nói và tác dụng của loại câu đó trong việc thể hiện nội dung nào đó trong đoạn văn bản trong đề bài 
 ( HS dễ mất điểm) 
8- Xác định phép liên kết ( trong đoạn ngữ liệu) 
9: Câu hỏi về phương thức biểu đạt 
10: Câu hỏi về các hình thức ngôn ngữ : đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
 ( HS dễ mất điểm) 
C- giải pháp khắc phục những câu hỏi học sinh dễ mất điểm 
1- Củng cố toàn bộ kiến thức có liên quan từ lớp 6 đến lớp 9: hs phải học thuộc lý thuyết để vận dụng làm bài 
2- phân tích kĩ tác phẩm, rèn kĩ năng làm các loại bài tập có liên quan đến các đơn vị kiến thức trên 
3- với những câu hỏi dễ mất điểm: GV hướng dẫn HS cách làm: 
1- ý nghĩa nhan đề ( HS dễ mất điểm) 
- * Nguyên nhân HS dễ mất điểm: trình bày thiếu ý, chưa nêu được các tầng ý nghĩa của nhan đề, chưa thấy được vai trò của nhan đề đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm, chưa thấy được tác dụng của cách sắp xếp từ, cụm từ trong nhan đề 
* Giải pháp khắc phục: 1: Gv hướng dẫn hs xem xét trật tự sắp xếp các từ trong nhan đề có gì khác thường, sau đó nhận xét về sự khác thường đó.  2- Xác định lớp nghĩa thứ nhất ( nghĩa tường minh): căn cứ vào những từ ngữ trong đề bài3- Xác định lớp nghĩa thứ 2 ( nghĩa hàm ẩn) : được suy ra từ nghĩa thứ nhất và có liên quan đến chủ đề của bài 
Ví dụ: Nhan đề : Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
Nhan đề dài, tưởng như thừa nhưng thu hút người đọc ở vẻ lạ và độc đáo của nó . Hai chữ “Bài thơ” cho thấy cách khai thác hiện thực của tac giả: chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm,vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. 
Nhan đề làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài: những chiếc xe không kính 
- Nhan đề góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: sự khốc liệt của chiến tranh và hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan,dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam 
-VD: nhan đề Ánh trăng 
Là thứ ánh sáng đẹp đẽ, vĩnh hằng của vầng trăng thiên nhiên gắn với tuổi ấu thơ của tác giả 
Là ánh sáng của quá khứ nghĩa tình, của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu có khả năng soi rọi, thức tỉnh và cảm hóa con người 
- Nhan đề góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: gợi nhắc người đọc suy ngẫm về thái độ sống đúng đắn với quá khứ: uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung. 
VD: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”: 
Gợi đến cuộc sống thanh bình và vẻ đẹp của những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố trong cảm xúc của Phương Định 
Gợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộng mơ, tinh thần lạc quan dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn 
- Góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: ngợi ca vẻ đẹp giản dị trong tâm hồn,tính cách và phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ VN nói chung và những thanh niên xung phong nói riêng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 
2- Giải thích một cụm từ, hoặc một từ ngữ nào đó trong tác phẩm ( HS dễ mất điểm) 
- Gv hướng dẫn hs đọc kĩ đoạn ngữ liệu 
- đọc kĩ từ ngữ hoặc cụm từ cần giải thích xem đó là từ loại nào, có gì đặc biệt trong việc thể hiện nội dung hoặc cảm xúc của tác giả ( hoặc nhân vật), có thể là giải thích từ trong phần chú thích SKG 
ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VĂN NĂM 2019- 2020 
Phần I (7,0 điểm) 
Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng 
1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó. 
2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ? 
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngỡ”. 
4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết: 
“Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi.” 
 (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán). 
 câu 2: HS phải hiểu được nghĩa các từ thể hiện trạng thái cảm xúc tác giả: 
- bỗng: ngạc nhiên,ngỡ ngàng, bất ngờ 
- Hình như: cảm giác mơ hồ, bâng khuâng, chưa rõ ràng 
3- Câu hỏi phát hiện các tín hiệu đặc biệt hoặc các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó ( so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ..) (HS dễ mất điểm) 
- kĩ năng kiến thức cần có 
+ nhận diện đúng biện pháp tu từ 
+ nhớ được tác dụng của biện pháp tu từ để áp dụng vào ngữ liệu cụ thể 
VD:* so sánh, ẩn dụ : tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, việc miêu tả sự vật trở nên sinh động 
+gợi hình:gợi hình dung ra sự vật như thế nào?( so sánh với sự vật gì thì gợi lên ảnh sự vật đó một cách sinh động) 
+ gợi cảm: gợi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc gì ? 
 * nhân hóa : 
- thế giới sự vật trở nên gần gũi với con người 
- biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người 
* liệt kê : nhấn mạnh, gây ấn tượng,tăng sức biểu cảm 
Phần II ( 4 điểm). 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“ Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đồng vắng chắc không chải dầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lêch thếch, mặt nhọ nhem, chân lấm tay bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.” 
( Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường - Ngữ Văn 9, tập hai) 
1- Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên. 
2- Các câu in đậm trong đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó. 
3- Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về quan điểm: Trang phục phải phù hợp với văn hóa xã hội. 
 câu 2: Phép tu từ liệt kê 
Tác dụng: Nhấn mạnh việc sử dụng trang phục phải tuân thủ những quy tắc ngầm, phù hợp với hoàn cảnh và môi trường. Qua đó thể hiện văn hóa của mỗi người. 
 ĐỀ Ôn ( tài liệu ôn/ 82 câu 20) Cho đoạn văn sau:“  Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đóHoặc là cây, hoặc là là cái vòm trời của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu 
 Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó . Những cái đó ở thiệt xa rồi bộng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi ” 
Câu 1: đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác 
Câu 2: . Nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết nội dung chính của đoạn trích.  câu 3. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu: “Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.” 
Câu 4. Gọi tên các thành phần biệt lập có trong câu văn được in đậm. chỉ ra một phép liên kết trong đoạn văn và cho biết từ ngữ dùng để liên kết 
Câu 3 : Biện pháp tu từ so sánh có hiệu quả nghệ thuật: 
gợi hình ảnh về vẻ đẹp diệu kì của những ngọn điện trên quảng trường đẹp lung linh như vì sao trên bầu trời 
- Gợi những hình ảnh của một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng lung linh đẹp đẽ, mang đậm màu sắc kì ảo của thế giới cổ tích trong dòng hoài niệm của PĐ 
- tâm hồn lãng mạn mộng mơ của PPĐ ngay cả ở nơi chiến trường ác liệt : 
4- câu hỏi c hỉ ra đặc điểm của nhân vật trong đoạn ngữ liệu ( HS dễ mất điểm) 
- tồn tại : học sinh mới chỉ phát hiện ra đặc điểm nhân vật trong đoạn ngữ liệu và chép xuống mà chứ có đánh giá khá về đặc điểm hoặc phẩm chất nhân vật suy ra từ đặc điểm ấy 
giải pháp: giáo viên cần hướng dẫn HS rút ra được đánh giá về nhân vật thông qua đặc điểm mà HS tìm được trong đoạn ngữ liệu 
Ví dụ 
Phần II (3 điểm) 
Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: 
 Vắng lặng đến đáng sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụng trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống dòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa . Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. 
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014) 
1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa? 
3. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. 
5: Câu hỏi về các hình thức ngôn ngữ và dấu hiệu của các hình thức ngôn ngữ đó : đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
lỗi học sinh thường mắc phải: trả lời chung chung, không vận dụng đúng lý thuyết về dấu hiệu các hình thức ngôn ngữ trên nên bị trừ điểm 
Đối thoại: có 2 người trở lên tham gia cuộc thoại; có dấu gạchđầu dòng trước lời trao và lời đáp 
- Độc thoại: nhân vật nói một mình hoặc nói với mật nhân vật nào đó trong tưởng tượng 
Có dấu gạchđầu dòng trước lời thoại. 
Độc thoại nội tâm: là suy nghĩ, không thành lời - không có dấu gạch đầu dòng 
* Ví dụ: Cho đoạn văn sau: 
 ...“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế.” 
Câu 1: Đoạn văn trên có trong văn bản nào? của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời củavăn bản đó? 
Câu 2 : những câu in đậm trên thuộc kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao? 
Câu 3 : Vì sao nhân vật tôi “ có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể” 
Câu 4: Từ sự hiểu biết của em về tác phẩm kể trên, hãy viết đoạn văn nghị luậntheo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tôi trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép nối để liên kết câu. 
6- Câu hỏi về câu theo cấu tạo ngữ pháp hoặc câu phân loại theo mục đích nói và tác dụng của loại câu đó trong việc thể hiện nội dung nào đó trong đoạn văn bản trong đề bài 
Kĩ năng cần có: giáo viên cần cho học sinh vẽ sơ đồ phân loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và câu phân loại theo mục đích nói để học sinh dễ nhớ và không bị nhầm lẫn 
Lưu ý học sinh những chức năng khác nhau của câu theo mục đích nói 
Phần nêu tác dụng của câu được sử dụng trong văn bản: 
 + nêu tác dụng của kiểu câu về mặt lí thuyết. 
 + nêu tác dụng cụ thể của kiểu câu đó trong văn cảnh 
Ví dụ: tác dụng câu rút gọn, câu đặc biệt . 
VD: 
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rung mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 117) 
Câu 1 : Nhân vật " tôi" trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? 
Câu 2 : Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn trích và nêu hiệu quả sử dụng các kiểu câu này trong việc biểu đạt nội dung? 
Câu 3 : Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật “tôi” trong lần đi làm nhiệm vụ được nhắc đến qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép chính phụ và một câu có chứa khởi ngữ. ( Gạch chân và chú thích rõ ) 
Câu 4 : Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cùng đề tài với truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” ? Ghi rõ tên tác giả. 
VD: 
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rung mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 117) 
Câu 1 : Nhân vật " tôi" trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? 
Câu 2 : Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn trích và nêu hiệu quả sử dụng các kiểu câu này trong việc biểu đạt nội dung? 
- Sử dụng các kiểu câu trần thuật ngắn, câu rút gọn, câu đặc biệt 
- Hiệu quả (tác dụng): tạo nhịp nhanh, làm nổi bật : không khí căng thẳng nơi chiến trường, tâm trạng hồi hộp, lo lắng của Phương Định, phẩm chất dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 

File đính kèm:

  • pptchia_se_kinh_nghiem_ren_ki_nang_tra_loi_nhung_cau_hoi_nho_ph.ppt