Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 2

1. MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI

Đề: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.

I. Mở bài :

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài

1. Khái quát chung

- Hoàn cảnh ra đời

- Mạch cảm xúc

2. Phân tích

Luận điểm 1: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế (khổ đầu).

- Bức tranh mùa xuân: Tác giả đã tái hiện lại khung cảnh mùa xuân của đất trời xứ Huế qua vài nét phác họa: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Mùa xuân được mở ra với không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất, bàu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện lành lót gọi xuân về (hót vang trời). Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bức tranh xuân có tầng bậc, hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, đậm sắc màu xứ Huế.

 

docx 12 trang phuongnguyen 25/07/2022 5940
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 2

Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 2
1. MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI
Đề: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.
I. Mở bài : 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề nghị luận.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Mạch cảm xúc
2. Phân tích
Luận điểm 1: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế (khổ đầu).
- Bức tranh mùa xuân: Tác giả đã tái hiện lại khung cảnh mùa xuân của đất trời xứ Huế qua vài nét phác họa: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Mùa xuân được mở ra với không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất, bàu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện lành lót gọi xuân về (hót vang trời). Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bức tranh xuân có tầng bậc, hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, đậm sắc màu xứ Huế.
- Cảm xúc của tác giả: tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo trước cảnh mùa xuân:
+ Câu thơ “từng giọt long lanh rơi” sự dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thể hiện niềm say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp đất trời vào xuân “từng giọt” ở đây là giọt mưa mùa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân; nếu gắn với 2 câu trước, “từng giọt” có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim hót. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình, khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “tôi đưa tay tôi hứng”.
+ Lời gọi “ơi”, lời hỏi “chi” khiến câu thơ trở thành lời trò chuyện trực tiếp với thiên nhiên, tác giả đưa vào thơ cách nói dịu ngọt thân thương của xứ Huế, bộc lộ sự ngạc nhiên xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
Luận điểm 2: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước (khổ 2,3)
- Thanh Hải chọn hai hình ảnh tiêu biểu người cầm súng và người ra đồng – hai hình ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước. Cái hay của câu thơ là tác giả đã gắn hình ảnh người cầm súng và người ra đồng với màu xanh vô cùng gợi cảm của chồi non lộc biếc:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Lộc giắt đầy , lộc trải dài hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo người lính ra trận, lộc non trên vành lá ngụy trang tiếp sức cho họ trên mỗi bước đường hành quân, gìn giữ mùa xuân vĩnh hằng cho dân tộc. Mùa xuân theo người nông dân ra đồng trước mắt họ trải ra màu xanh đầy sức sống, hay chính họ đang gieo mùa xuân trên khắp mọi miền Tổ quốc? Mùa xuân theo người cầm súng, người ra đồng đến mọi miền đất nước. Và chính những con người ấy đã đem mùa xuân đến cho đất nước giữa mùa xuân của thiên nhiên. Nhà thơ nghe thấy trong màu xanh tươi non của của mùa xuân cái khí thế tưng bừng; rộn rã, hối hả, xôn xao “Tất cả như hối hả - Tất cả như xôn xao”.
- Suy ngẫm của tác giả về đất nước:
+ Đất nước vừa lớn lao vừa gần gũi:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
	Nghệ thuật nhân hóa, đất nước như con người trải qua bao vất vả gian lao của thăng trầm lịch sử. Vẻ đẹp đất nước là vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt.
	+ Đất nước tỏa sáng trong tương lai:
	Đất nước như vì sao
	Cứ đi lên phía trước
	Nhà thơ so sánh tầm vóc, vị thế của đất nước với nguồn sáng lấp lánh của vì sao để bày tỏ niềm tự hào, niền tin tưởng về tương lai tươi sáng, về sức sống trường tồn vĩnh cửu của dân tộc, không kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước tiến của dân tộc ta.
Luận điểm 3: Tâm niệm của nhà thơ (khổ 5,6)
- Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha thiết mong ước được hóa thân để sống biến thật nhiều cho cuộc đời:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
- Điệp cấu trúc: Ta làm, ta nhập vào  diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông, ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người.
- Điều tâm niệm ấy được tác giả thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị.
- Ước là “con Chim” để dâng cho đời tiếng hót làm vui, làm “nhành hoa” dâng cho đời hương sắc làm đẹp. Ở khổ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chỉ mà vang trời”. Ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy – những hình ảnh đẹp nhất, khiêm nhường nhất của thiên nhiên - để hóa thân, để dâng hiến, cách cấu từ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh trọn lọc ấy đã mang một ý nghĩa mới: mong ước được sống có ích cống hiến cho đời vô tư, tự nguyện, không đòi hỏi đáp đền như một lẽ tự nhiên, con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.
	+ Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm “nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước.
	+ Nhà thơ ước được làm “Một mùa xuân nho nhỏ” để “Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là “Một mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một phần nhỏ bé của mình và phải không ngừng cống hiến: “Đó là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường cống hiến bất chấp tuổi tác, thời gian, nghịch cảnh.
- Lẽ sống của Thanh Hải là lẽ sống của một lớp người trọn đời đi theo cách mạng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và có thể đóng góp những gì tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
3. Đánh giá chung
- Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (Bông hoa, tiếng chim hót, vì sao) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ lô – gic: sự hài hòa giữa mùa xuân lớn và mùa xuân nho nhỏ, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước.
- Giọng điệu biến đổi phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả: vui, say mê, trầm lắng, tha thiết.
III. Kết luận
- Sức hấp dẫn của bài thơ Mùa xuân nho nhỉ là ở thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, trong sáng, giàu tình biểu tượng, ẩn dụ.
- Bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trước những xúc cảm của Thanh Hải về mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, biết cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.
2. VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG
Đề: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương 
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề nghị luận
II. Thân bài:
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Mạch cảm xúc
2. Phân tích
Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đặt chân đến lăng Bác (khổ 1).
- Câu thơ mở đầu “Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn như một thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
	+ Viễn Phương thưa với Bác bằng cả tấm lòng thiêng liêng thành kính, khao khát mong chờ gặp Bác.
	+ Cách nói giảm : từ “thăm” thay cho từ “viếng” giảm bớt nỗi đau mất mát. Trong trái tim nhà thơ và tất cả dân tộc Việt Nam, Bác còn sống mãi, con chỉ ra thăm chưa không viếng Bác.
	+ Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương, vừa trân trọng thành kính. 
- Ba câu tiếp: Từ làn sương mở của bầu trời Hà Nội, nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật nơi Người yên nghỉ bẳng tất cả niềm tôn kính thiêng liêng và nỗi xúc động dâng trào. Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về cảnh quan lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương Việt Nam.
	Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
	Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng
- Bác yên nghỉ giữa lòng thủ đô Hà Nội trang nghiêm là thế, nhìn thấy hàng tre xanh đang đứng đó, nhà thơ nhận ra lăng Bác bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam: Về với Bác, Viễn Phương tưởng như được trở về với ngôi nhà yêu dấu, về với nguồn cội của mình. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hàng vào lăng Bác (khổ 2)
- Hai câu đầu: Nhà thơ sử dụng thành công hình ảnh sóng đôi “mặt trời”
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng đất đỏ
Hình ảnh mặt trời trong câu trên là thực, mặt trời của thiên nhiên vũ trụ được nhân hóa “đi qua trên lăng”. Mặt trời trên câu dưới là hình ảnh ẩn dụ, Bác cũng giống như mặt trời đem đến ánh sáng và hơi ấm cách mạng sưởi ấm lòng dân tộc ta, xua đi cuộc sống lầm than nô lệ. Lấy mặt trời để ví Bác, nhà thơ đã thể hiện niềm tôn kính của mình và toàn thể nhân dân Việt Nam dành cho Bác: khẳng định và ngợi ca công lao trời bể và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác. Người vĩ đại không chỉ nhân loại thừa nhận mà cả thiên nhiên, tạo hóa cũng phải tôn kính, ngưỡng mộ.
- Hai câu sau: “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. Còn “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là ẩn dụ. Nhìn từng đoàn người lặng lẽ, trang nghiêm xếp hàng vào lăng viếng Bác nối dài không dứt, nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu chất thơ: “tràng hoa” thơm dâng Bác. Tình cảm thương nhớ, lòng biết ơn của nhân dân ta dành cho Bác chẳng bao giờ nguôi, cũng tự nhiên, vĩnh hằng như quy luật đất trời.
Luận điểm 3: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác (khổ 3)
- Viễn Phương đã cố kìm nén cảm xúc để miêu tả “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Không gian và thời gian như ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Người chỉ đang trong giấc ngủ yên bình sau bảy mươi năm thức trọn vì dân tộc.
- Hình ảnh vầng trăng là một liên tưởng độc đáo. Nhìn ánh sáng tỏa ra nơi Bác yên nằm , nhà thơ lại liên tưởng đến vầng trăng sáng dịu hiền. Từ không gian trong lăng với thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, hình ảnh vầng trăng còn gợi tâm hồn thanh cao, tình yêu thiên nhiên say đắm và cả những vần thơ ngập tràn ánh trăng cua Bác.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim
	 Bác vẫn còn mãi với non sống, đất nước như trời xanh vĩnh hằng. Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Dù biết thế, con tim Viễn Phương lại có tiếng nói riêng. Ông “nghe nhói ở trong tim” vì sự thật Bác đã đi xa, vì nỗi đau thiếu vắng Bác không gì bù đắp nổi. Từ nhói nằm giữa câu thơ diễn tả nỗi đau quặn thắt con tim như thể con người vừa mất đi người cha yêu kính.
Luân điểm 4: Cảm xúc của nhà thơ trước lúc ra về (khổ 4).
- Câu thơ đầu: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”, câu thơ ở cách diễn đạt một mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Nghĩ đến giây phút phải chia tay Bác để trở về miền Nam, Nhà thơ nhớ thương Bác đến trào nước mắt”.
- Ba câu cuối: nhà thơ bày tỏ tình cảm lưu luyến và niềm mong ước.
	Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
	Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
	+ Điệp ngữ “muốn làm” gợi lên khát khao chân thành, cháy bỏng của tác giả,. Ông muốn ở mãi bên Bác để phần nào bù đắp công lao, đức hi sinh trời bể mà Người đã dành cho dân tộc.
	+ Hình ảnh con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu gợi ra niềm mong ước của tác giả. Vì lưu luyến, bịn rịn, thương nhớ Bác khôn nguôi, Viễn Phương đã mong ước tha thiết được hóa thân vào cảnh vật bên lăng Người.
	Đẹp nhất, cao cả nhất là ước muốn được làm cây tre trung hiếu để được đứng trong hàng tre xanh xanh Việt Nam để ngày ngày đứng canh giấc ngủ thiên thu của Bác. Ẩn dụ cây tre trung hiếu biểu tượng cho lòng thủy chung với con đường và sự nghiệp cách mạng mà Bác đã chọn. Hình ảnh hàng tre ở khổ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
3. Đánh giá chung
- Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, thành kính phù hợp với không khí của cuộc viếng lăng.
- Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, thành kính phù hợp với không khí của cuộc viếng Lăng.
- Nhịp thơ chậm rãi phù hợp với nhịp bước chân của đoàn người vào viếng Bác, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng.
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và ẩn dụ, biểu tượng ( mặt trời, vầng trăng, trời xanh ) vừa quen thuộc gần gũi, vừa có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
III. Kết bài
- Bài thơ viếng lăng Bác hấp dẫn người đọc bởi những hình ảnh thơ đẹp giữa liên tưởng mộng mơ, bởi nhịp điệu tha thiết, giọng thơ thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí của việc viếng lăng. Bài thơ đã trạm đến trái tim mỗi người con Việt Nam khi nhắc đến Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
- Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả khi từ Miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. Vì vậy viếng lăng Bác không những là nén tâm hương dâng lên Bác mà còn là tiếng khóc nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác, là lòng thương nhớ khôn nguôi của Viễn Phương nói riêng và của đồng bào miền Nam, dân tộc Việt Nam nói chung dành cho Bác kính yêu.
3. SANG THU – HỮU THỈNH
Đề: Phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh
I. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu nội dung của bài thơ (Bài thơ viết về những chuyển biến nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên, đất trời trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Qua đó, nhà thơ gửi gắm quy luật cuộc sống nhân sinh, của đời người khi bước sang mùa thu của cuộc đời)
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Mạch cảm xúc
2. Phân tích
Luận điểm 1: “Sang thu” ở chốn làng quê (khổ 1)
- Mùa thu đến bắt đầu từ hương vị mộc mạc ở một chốn làng quê. “Hương ổi” một thứ hương thơm ngào ngạt, nồng nặc đang chủ động phả vào trong gió se, chỉ cần một từ “phả” gợi lên mùi hương ổi lan tỏa khắp không gian. Gió se, gió heo may se lạnh báo hiệu thu sang. Trong làn gió heo may se lạnh của mùa thu vị hương ổi được cô đặc, sánh lại, ngọt ngào và quyến rũ hơn. Cái ấm chủ động giao thoa với cái lạnh:
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
- Từ khu vườn nhỏ nhà mình, nhà thơ hướng mắt ra trước ngõ và thấy làn sương đang mong manh ngập ngừng, đang “chùng chình qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa và từ láy “chùng chình” gợi lên làn sương thu nhẹ, mong manh, giăng mắc nửa muốn đi nửa còn dùng dằng ở lại nơi đầu thôn ngõ xóm. Các tín hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện. Vậy mà nhà thơ còn chưa chắc chắn, còn nghỉ hoặc: “Hình như thu đã về”. Phải tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ mới có thể nhận ra bước “sang thu” nhẹ nhàng, vô hình, từ hương thơm của làng quê, từ những gì không cụ thể làm xốn xang lòng người.
Luận điểm 2: Sang thu khắp đất trời (khổ 2) 
Từ không gian nhỏ hẹp với hương ổi trong vườn, gió qua nhà, sương trước ngõ, Hữu Thỉnh đã phóng tầm mắt ra xa hơn và nhận ra mùa thu đã về thật sự khắp đất trời.
- Hai câu thơ đầu: nghệ thuật đối lập được sử dụng để miêu tả những chuyển biến tinh tế của mùa thu trong một không gian trái chiều và những trạng thái, hoạt động trái chiều nhau của vạn vật: 
	Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
Thu sang, dòng sông cứ thế lững lờ trôi, rất nhẹ nhàng, rất êm xuôi, vừa chảy vừa như đang ngẫm nghĩ suy tư như đang đợi chờ ai đó. Đối lập với dòng sông, đàn chim tinh tế nhận ra hơi thu lạnh luồn trong gió se, chúng tôi thể “ dềnh dàng” mà vội vàng, gấp gáp hơn trong những nhịp sải cánh khi mỗi chiều bay về tổ. Hai tốc độ trái chiều nhau, sự “ dềnh dàng” của dòng sông , sự “ vội vã” của những cánh chim đều diễn tả chính xác mùa thu mới ở độ bắt đầu.
- Hai câu sau: được xem là hai câu tuyệt bút tả cảnh ngự tình. Thu sang rất dịu, rất nhẹ, rất êm được nhà thơ cảm nhận từ bước chuyển mình của “ đám mây mùa hạ” còn vương lại trên bầu trời.
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
	+ Từ “vắt” gợi cho người đọc những liên tưởng kì thú về đám mây. Đám mây như một tấm lụa mềm mại, duyên dáng đang “vắt” lên bầu trời hai nửa hạ - thu.
	+ Đám mây được nhân hóa mới chỉ đang “vắt nửa mình” để sang thu. Nó như cũng mang nặng tâm tư của con người trong khoảnh khắc giao mùa, bâng khuâng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên, nửa còn lưu truyền, bịn rịn với mùa hạ nồng nàn, nửa đang háo hức, mong ước mùa thu êm dịu.
Luận điểm 3: “Sang thu” trong tâm hồn mỗi người (khổ 3) 
- Thu đến với những dấu hiệu rõ ràng, cụ thể hơn bằng những đổi thay của thời tiết, bằng những dấu hiệu của hạ đi. Sang thu, mọi dấu hiệu thời tiết mùa hạ đều trở nên thưa thớt, ít ỏi. Dù “vẫn còn bao nhiêu nắng” nhưng những cơn mưa “ đá vơi dần”, sấm cũng không còn “bất ngờ” như trong mùa hạ nữa “hàng cây đứng tuổi” không còn sợ sấm nữa bởi nó đã từng chứng kiến rất nhiều lần chuyển mưa như thế : 
	Vẫn còn bao nhiêu nắng
	Đã vơi dần cơn mưa
	Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên hàng cây đứng tuổi
- Hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” khép lại bài thơ vừa làm trọn vẹn bức tranh thiên nhiên vạn vật “ sang thu” vừa là cầu nối mở ra những tâm sự nhà thơ muốn gởi gắm khiến bài thơ không chỉ là hình ảnh đất trời thiên nhiên nên thơ mà còn có hình ảnh con người trong khoảnh khắc giao mùa:
	+ “Sấm” là tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn mỗi người có thể gặp phải trên đường đời.
	+ Hình ảnh: “hàng cây đứng tuổi” Tượng trưng cho những lớp người đã từng trải, có kinh nghiệm dày dặn, đã từng trải qua bao sóng gió gian nan của cuộc đời. Khi đã “sang thu” con người luôn vững vàng hơn, họ đón nhận những biến động bất ngời hằng sự bình thản tự nhiên, họ giải quyết mọi việc được bình tĩnh theo cách đúng đắn nhất.
	Thiên nhiên đã trở thành cái cớ để nhà thơ gửi gắm triết lí nhân sinh vào đó, khiến Sang thu trở thành một ẩn dụ hàm súc, đa nghĩa.
3. Đánh giá chung
- Thể thơ năm chữ, nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng, phù hợp với dòng cảm xúc của nhà thơ.
- Từ ngữ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc
- Hình ảnh thơ chọn lọc, mang những nét đặc trưng về phút giao mùa từ hạ sang thu để người đọc có được ấn tượng: sang thu không chỉ của thiên nhiên mà hồn người cũng có lúc sang thu.
III. Kết bài
- Bằng sự cảm nhận tinh tế, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị, hàm súc: hình ảnh thiên nhiên thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa có chút vui sướng, lại vừa trầm lắng, sâu sắc  Hữu Thỉnh đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà, ấm áp tình người.
- Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu độc đáo vào dòng thơ thu của dân tộc.
4. NÓI VỚI CON – Y PHƯƠNG
Đề: Phân tích bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương
I. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu nội dung của bài thơ (Mượn lời nói với con Y Phương gợi về cuội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người; bộc lộ niềm tự hào về truyền thống cần cù, sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình)
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
2. Phân tích
Luận điểm 1: Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Gia đình và quê hương (11 dòng đầu)
- Bốn câu thơ đầu: Gợi ra bức tranh gia đình hạnh phúc, cha muốn nói với con, con là hạnh phúc của mẹ cha, con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Ở bức tranh ấy có cha có mẹ, có con và con là trung tâm của gia đình, con đang ở tuổi chập chững bước di, bí bô tập nói. Mỗi bước đi của con đều được cha nâng, mẹ đỡ, con được bước đi trong cả đôi bờ yêu thương.
	Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cường.
- Năm câu thơ tiếp: con trường thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình của quê hương:
	+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của : “người đồng mình” được nhà thơ gọi lên qua các hình ảnh đẹp: 
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Các động từ cài, ken vừa miêu tả công việc cụ thể vừa gợi sự tài hoa, khéo léo, lạc quan của người đồng mình. Cuộc sống của họ luôn vui vẻ, đầy ắp những tiếng hát, lời ca.
	+ Rừng núi quê hương cũng rất thơ mộng nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người cr về tâm hồn, lối sống: 
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Con sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, con trưởng thành trên quê hương đầy ắp nghĩa tình. Gia đình và quê hương là hai chiếc nôi sinh con, nuôi con khôn lớn, bồi đắp cho con cả tâm hồn và lối sống. Nhắc lại những câu thơ về cội nguồn cao đẹp của con, cha đã nhắc lại ngày cưới của cha mẹ để một lần nữa cho muốn con ghi sâu: con có một gia đình hạnh phúc, một quê hương sâu nặng nghĩa tình, con đường bao giờ quên những cội nguồn thiêng liêng, đẹp đẽ ấy.
Luận điểm 2: Nói với con về những phẩm chất của người đồng mình và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương (13 dòng tiếp theo) 
- Cách gọi “người đồng mình”, người trong bản, buôn, thung lũng, dân tộc mình. Các nói mang ngôn ngữ địa phương, mộc mạc mang đặc trưng của người miền núi đầy gắn bó, đoàn kết và trân trọng. Cha gọi những người cùng sinh sống trên một vùng quê bằng tiếng gọi trìu mến nghệ thuật gần gũi, thân thương. Con lớn lên trong cái nôi nghĩa tình của những con người mộc mạc, thủy trung, tràn đầy niềm tin và lòng lạc quan.
- Cha kể cho con nghe cuộc sống và vẻ đẹp của người “người đồng mình” vẫn bằng giọng điệu tâm tính và ngôn ngữ mang đậm tư duy dân tộc giản dị mà đầy chất thơ.	
	+ “Người đồng mình” có cuộc sống gian nan vất vả chất chồng đo bằng chiều cao của những ngọn núi nhưng bản lĩnh sống vô cùng cao đẹp. Họ biết lấy khó khăn, biết nhìn về đằng xa để tôi luyện ý chí, “Người đồng mình: luôn bền gan vưng chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh: 
	Cao đo nỗi buồn
	Xa nuôi chí lớn
	Tác giả đã lấy không gian cao và xa để cụ thể hóa ý chí bền bỉ, kiên định vượt khó của con người quê hương. Hai câu thơ đã đúc kết bản lĩnh và phương châm sống cao đẹp của “Người đồng mình” .
+ “Người đồng mình” một lòng một dạ gắn bó, thủy chung với quê hương, yêu quê hương tha thiết:
	Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
	Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Điệp cấu trúc: “Sống  không chê” cách nói phủ định để khẳng định chắc nịch tình yêu, sự gắn bó thủy chung của con người nơi chôn rau cắt rốn của mình dù có phải “Sống trên đá gập ghềnh”, “sống trong thung nghèo đói”.
+ “Người đồng mình” chân chất, giản dị “thô sơ da thịt” nhưng tầm vóc tâm hồn trí tuệ và nhân cách sống cao đẹp: Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nghệ thuật đối làm nổi bật vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng tầm vóc lớn lao của con người quê hương.
+ “Tự đục đá”: lao động thô sơ, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng quê hương:
	Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
	Còn quê hương thì làm phong tục
Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp. Họ đã kê quê hương thêm cao. Những câu thơ là lời ngợi ca, khắc phục, tự hào chính đáng của cha về ý thức tự lực tự cường tinh thần tự tôn dân tộc đáng trân trọng của “người đồng mình”
Nhiều lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, kết hợp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp tạo giọng điệu thiết tha, trìu mến, yêu thương:
	- Người đồng mình yêu lắm con ơi 
	- Người đồng mình thương lắm con ơi
	- Sống trên đá, không chê 
	- Sống trong thung, không chê
	Tóm lại, từng câu, từng chữ, từng lời cha nói đều chứa chan niềm tự hảo chính đáng của cha về quê hương dân tộc. Nói với con về những vẻ đẹp đáng tự hào, đáng “ thương” của người đồng minh”, cha không chỉ mong con hiểu, con biết tự hào mình đằng sau những lời nói ấy là biết bao nhiêu mong ước thiết tha, cháy bỏng cha dành gửi nơi con. Cha mong con sống như “người đồng mình” đã sống.
Luận điểm 3: Mong muốn của người cha về con (4 dòng cuối) 
- Sống ân tình thủy chung với quê hương: cha nhắc lại hình ảnh “thô sơ da thịt” để con nhớ đặc điểm của “người đồng mình” là mộc mạc, chân chất, con cũng là “người đồng mình”, con là một phần máu thịt của quê hương, phải biết gắn bó thủy chung với quê hương.
- Biết tự hào về truyền thống, vượt qua thử thách bằng ý chí, niềm tin vững bước trên đường đời.
	 Con ơi tuy thô sơ da thịt
	Lên đường
	Không bao giờ nhỏ bé được
	Nghe con.
	+ Khi con “lên đường”, là khi khôn lớn, trưởng thành, bước vào cuộc sống, cha tin con “không bao giờ nhỏ bé được”, con sẽ vượt qua thử thách, chông gai cuộc đời, bằng ý chím, niềm tin. Trong bất kì hoàn cảnh nào, con hãy sống như “người đồng mình” đã sống. Trước thiên hạ, phải tự tin, vững bước trên đường đời, tự tin khẳng định mình, kế tục xứng đáng những truyền thống cao đẹp của gia đình, quê hương để làm rạng danh cho quê hương, xứ sở.
	+ Lời gọi “Con ơi” đặt trước những điều dặn dò và lời nhắn nhủ “Nghe con” sau lời dặn khiến lời cha không khô khan cứng nhắc mà thấm thía ân tình, dễ dàng thấm sâu vào hồn con. Lời cha là lời truyền giao thế hệ về lẽ sống ở đời của thế hệ trước với thế hệ sau. Cha yêu con, yêu quê hương tha thiết, tình cha con chan hòa trong tình yêu quê hương, đất nước.
3. Đánh giá chung
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến (thể hiện rõ nhất ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, lời tâm tình, dặn ò)
- Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngũ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác nhau góp phần diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện tình cảm của người miền núi.
- Bố cục chặt chẽ, sử dụng nhiều thành ngữ gần gũi, giản dị như lời nói thường ngày của người miền núi.
III. Kết luận: 
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, giọng điệu thiết tha, trìu mến, hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn gợi cảm, giàu chất thơ, cách dẫn dắt tự nhiên : từ tình cảm gia đình mở rộng tình yêu quê hương, từng những kỉ niệm gần gũi thiêng liêng mà nâng lên thành lẽ sống.
- Qua lời nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm áp, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Từ đó gợi nhắc về tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương đất nước.
5. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ
Đề: Ấn tượng sâu sắc của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
I. Mở bài	
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Phương Định (Truyện kể về Phương Định, một cô gái dũng cảm trong chiến đấu, hồn nhiên trẻ trung yêu đời, có tình đồng chí đồng đội gắn bó)
II. Thân bài 
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp toát ra từ một con người, được thể hiện trên nhiều phương diện ( tư tưởng, tình cảm, cách nghĩ, cách sống )
2. Phân tích
a) Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định
- Cũng như các cô gái thanh niên xung phong khác, Phương Định sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm, nơi tập trung nhiều bom đạn nhất, sự nguy hiểm và ác liệt.
- Công việc: cùng đơn vị nữ thanh niên xung phong hằng ngày quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Mỗi ngày, có thể phải phá bom từ 3 đến 5 lần.
-> Như vậy, hằng ngày cuộc sống của Phương Định là phải đối diện với bom đạn và có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Thế nhưng từ hoàn cảnh sống khắc nghiệt ấy, Phương Điịnh vẫn thể hiện được những nét đẹp tâm hồn đáng quý.
b) Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định.
* Phương Định là cô gái Hà Thành trẻ trung, xinh đẹp, tâm hồn trong sáng: 
- Phương Định là cô gái có nét đẹp duyên dáng, yêu kiểu: Một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn; hai bím tóc dài, mềm mại; đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng, cái nhìn xa xăm . Vẻ đẹp của Phương Định đã hấp dẫn bao tràng trai, chính cô thừa nhận “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.
- Cách cư xử: ý nhị, kín đáo, kiêu kì của con gái Hà Thành. Phương Định nhạy cảm, biết mình được nhiều anh lính để ý nhưng cô chưa dành tình cảm cho ai, cô không săn sóc vồn vã như những cô gái khác.
- Vào chiến trường, sống ở nơi sự sống hủy diệt nhưng lúc nào Phương Định cũng giữ nguyên những nét đẹp trong sáng của những cô gái mới lớn: 
	+ Thích làm duyên, làm điệu ngay giữa cuộc sống chiến trước khốc liệt: thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng 
	+ Thích hát, hay hát, tự bịa cả ra lời hát; hát trong mọi khoảnh khắc như chưa bao giờ nghe thấy bom rơi, đạn nổ. Tiếng hát của cô át tiếng bom, át cả đau thương, gian khổ hiểm nguy. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin yêu cuộc sống.
	+ Hồn nhiên, mơ mộng: đêm đêm, cô nhìn lên những ngôi sao trên bầu trời, mở về một ngày mai hòa bình, thống nhất. Khi một trận đánh khốc liệt vừa đi qua, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ ập xuốn nơi núi rừng Trường Sơn cũng khiến Phương Định quên hết cả mưa bom, bão đạn, quên cả căng thẳng, hiểm nguy; cô và đồng đội lại say sưa tận hưởng niềm vui như con trẻ, đưa cô sống lại tất cả những kí ức tươi đẹp thời thiếu nữ kiêu sa bên gia đình nơi thành phố mến thương.
	Sống ở nơi thần chết luôn rình rập nhưng tâm hồn Phương Định không hề chai sạn. Chiến tranh, bom đạn kẻ thù có thể hủy diệt sự sống nhưng không bao giờ cướp đi được sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan và sự trong sáng, tâm hồn trẻ trung của những cô gái trẻ như Phương Định.
* Phương Định là nữ thanh niên xung phong dũng cảm, can trường, tinh thần trách nhiệm cao.
- Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam hiến dâng cuộc đời mình cho quốc; 
	+ Phương 

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_vao_10_mon_ngu_van_cac_van_ban_hoc_ki_1.docx