Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9
PHẦN 1: 10 TÁC PHẨM ĐẦU TIÊN
1. Phong cách Hồ Chí Minh
I. Đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
- Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/ 1927, mất năm 1999
- Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va - Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
+ Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9
DÀN BÀI TÁC GIẢ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9 PHẦN 1: 10 TÁC PHẨM ĐẦU TIÊN 1. Phong cách Hồ Chí Minh I. Đôi nét về tác giả Lê Anh Trà Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/ 1927, mất năm 1999 Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va - Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991 Sự nghiệp sáng tác: + Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật + Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh + Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” II. Đôi nét về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh 1. Hoàn cảnh sáng tác “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990 2. Bố cục: 3 phần Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh 3. Giá trị nội dung Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. 4. Giá trị nghệ thuật Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam III. Dàn ý phân tích Phong cách Hồ Chí Minh I. Mở bài Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc II. Thân bài 1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng: + Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga + Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài: + Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực tiếp thu một cách chủ động + Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài 2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ” Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối những món ăn dân tộc không chút cầu kì 3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh - Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao: + Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời + Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm III. Kết bài Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình I. Đôi nét về tác giả Nhà văn G.G Mác - két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928 Quê quán : Nhà văn người Cô - lôm - bi - a Sự nghiệp sáng tác: + Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô - ta và viết những truyện ngắn đầu tay + Các tác phẩm nổi tiếng : Trăm năm cô đơn (1976) + Ông được nhận giải thưởng Nô-ben cao quý về văn học năm 1982, đây là giải thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông cho nèn văn học Cô - lôm - bi - a nói riêng và nền văn học thế giới nói chung Phong cách sáng tác : + Ông thương viết nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng + Toàn bộ những sáng tác của G.G Mác - két xoay quanh các chủ đề chính như: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con ngườiTất cả đều mang đậm giá trị hiện thực nhưng giàu tính nhân văn sâu sắc. II. Đôi nét về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 1. Hoàn cảnh sáng tác Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác - két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới 2. Bố cục : 3 đoạn Đoạn 1 (Từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”) : Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất Đoạn 2 (Từ tiếp đến “trở lại điểm xuất phát của nó”: Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên Đoạn 3 (Từ tiếp đến hết): Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh. 3. Giá trị nội dung Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình. 4. Giá trị nghệ thuật Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục. III. Dàn ý phân tích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình I. Mở bài Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả G.G Mác - két - một tác giả nổi bật với những tác phẩm mang đậm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc Khái quát những nét cơ bản nhất về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Tác phẩm tiêu biểu về chủ đề chống chiến tranh bảo vệ hòa bình II. Thân bài 1. Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất Với thời gian hết sức cụ thể, số liệu cụ thể (hơn 50000 đầu đạn hạt nhân) cùng một phép tính hết sức đơn giản mỗi người trên Trái đất đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ, nết tất cả nổ tung sẽ làm biến hết thảy 12 lần sự sống trên hành tinh này Tính chất khốc liệt và sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân Mác - két đã đưa ra những tính toán lí thuyết: với kho vũ khí đó nó có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng với bốn hành tinh nữa phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời Vào đề trực tiếp với chứng cớ cụ thể, xác thực gây chú ý và giúp mỗi người nhận ra hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân 2. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên a. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn - Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng với số liệu cụ thể: + Số tiền 100 tỉ đô la bỏ ra cho 100 máy bay Mĩ và gần 7000 tên lửa có thể cải thiện cuộc sống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới + Gía 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi... + Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới... Số liệu cụ thể trên các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, những mặt thiết yếu trong đời sống.... làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang Lập luận xác đáng, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục b. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên Chiến tranh hạt nhân không nhừn tiêu diệt toàn bộ loài người mà còn phá hủy mọi sự sống trên Trái đất đi ngược lại quy luật tiến hóa, quy luật tự nhiên Tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học địa chất: + trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay + 180 triệu năm bông hồng mới nở + Trải qua 4 kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu... nhưng chỉ cần “bấm nút” tất cả quá trình vĩ đại đó sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó Chiến tranh hạt nhân đẩy lùi quá trình tiến hóa, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa 3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh Mác két kêu gọi mọi người chống lại cuộc chạy đua vũ trang, kêu gọi mọi người “hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng...” Ông đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân, để nhân loại tương lai biết rằng có sự sống đã từng tồn tại Cách diễn đạt đặc sắc, độc đáo, những thông điệp Mác - két đưa ra là những thông điệp có ý nghĩa cấp thiết và thực sự quan trọng III. Kết bài Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của văn bản: Dẫn chứng cụ thể, sinh động, lập luận hùng hồn, thuyết phục, lời kêu gọi thiết tha... Suy nghĩ bản thân về tâm hồn nhân văn của Mác – két và hiện trạng chạy đua vũ trang hiện nay... 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em I. Đôi nét về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 1. Hoàn cảnh sáng tác - Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em. 2. Bố cục Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia vè cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em 3. Giá trị nội dung Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em 4. Giá trị nghệ thuật Văn bản được trình bày chặt chẽ khoa học và vô cùng hợp lí, toàn diện về các vấn đề được nêu ra II. Dàn ý phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em I. Mở bài Giới thiệu những nét khái quát về tầm quan trọng của trẻ em trong sự phát triển của nhân loại: Trẻ em là thế hệ kế thừa những thành tựu và phát triển thế giới tốt đẹp mà con người đã gây dựng trong suốt bao thiên niên kỉ Nhận thức tầm quan trọng của trẻ em, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (trích trong Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) của Liên hợp quốc đã đưa đến những vấn đề cấp thiết cho thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước II. Thân bài 1. Sự khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi, đây là một “lời kêu gọi khẩn thiết hướng tới toàn thể nhân loại” vì mục đích: hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn” Nêu đặc điểm của trẻ em : “trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của tất cả các trẻ em trên toàn thế giới: “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển...” Cách nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng 2. Những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới - Phản ánh thực trạng của trẻ em trên toàn thế giới: + Trở thành những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài + Phải sống trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế + Tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, môi trường xuống cấp... + Rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật 3. Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em - Bên cạnh những khó khăn, tuyên bố cũng đưa ra những cơ hội cho việc chăm sóc, hướng tới sự phát triển của trẻ em: + Sự liên kết giứa các nước và “công ước về quyền trẻ em”đã tạo ra những quyền và phúc lợi mới cho trẻ em, chúng sẽ “được sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới + Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện, cụ thể cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, sự hợp tác liên kết quốc tế được tăng cường, phong trào giả trừ quân bị được đẩy mạnh... Tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội Có thể tạo ra nhiều hơn nữa những kết quả tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ em 4. Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia về cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em - Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết cho cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dường của trẻ em + Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn + Tăng cường vai trò phụ nữ và bình đẳng nam nữ + Bảo đảm sự phát triển giáo dục cho trẻ em + Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai + Tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em + Khôi phục sự phát triển kinh tế Những nhiệm vụ mang tính cấp thiết này nếu được thực hiện sẽ ,ở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em trên toàn thế giới III. Kết bài Khẳng định lại tầm quan trọng của bản tuyên bố này đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới Trình bày suy nghĩ bản thân và liên hệ thực tế đất nước 4. Chuyện người con gái Nam Xương I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất) Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời II. Đôi nét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương 1. Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục 2. Tóm tắt Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất. 3. Giá trị nội dung Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời. 4. Giá trị nghệ thuật Truyện viết bằng chữ Hán Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công III. Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương I. Mở bài Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Nguyễn Dữ: Một tác giả học rộng tài cao nhưng bất đắc chí Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Là một trong hai mươi truyện ngắn của Truyền kì mạn lục II. Thân bài 1. Nhân vật Vũ Nương a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” một vẻ đẹp chuẩn mực Trong cuộc sống vợ chồng: + Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình Khi tiển chồng đi lính: + Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung + Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi - Khi xa chồng: + Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo. + Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng + Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con + Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ Khi bị chồng vu oan: + Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình. + Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu. + Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình. Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình b. Số phận bi kịch của Vũ Nương Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương + Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa + Tính Đa nghi của Trương Sinh + Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con Ý nghĩa: + Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu + Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ 2. Nhân vật Trương Sinh Là người không có học thức Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất. Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. 3. Những yếu tố kì ảo Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: + Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa + Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung + Vũ Nương hiện về giữa uy nghi Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi Ý nghĩa: + Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương + Kết thúc có hậu + Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ III. Kết bài Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Cách dẫn dắt: khéo léo, tăng tính bi kịch, lời thoại và lời tự bạch khắc họa sâu thêm tính cách nhân vật, các yếu tố kì ảo, kết hợp tự sự với trữ tình... Đây là một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc 5. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh I. Đôi nét về tác giả Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) - tên chữ là Tùng - Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiểu, tục gọi là Chiêu Hổ Quê quán: Ông là người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) Sự nghiệp sáng tác: + Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, nhà vua mời ông ra làm quan, dù ông đã mấy lần từ chức nhưng vẫn bị mời ra. + Một số tác phẩm nổi tiếng: Ông để lại nhiều văn thơ viết bằng chữ Hán có giá trị lịch sử như “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngũ lục” II. Đôi nét về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 1. Hoàn cảnh sáng tác Đoạn trích nằm trong tác phẩm Vũ trung tùy bút, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta, vừa là tài liệu quý giá về sử học, địa lí, xã hội học 2. Bố cục (2 đoạn) Đoạn 1 (Từ đầu đến “triệu bất tường”): Cuộc sống sa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm Đoạn 2 (Đoạn còn lại) : Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền 3. Giá trị nội dung “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống sa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực, phơi bày thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê – chúa Trịnh 4. Giá trị nghệ thuật Phạm Đình Hổ thành công ở thể loại tùy bút, sự ghi chép rất chân thực, sinh động mà lại giàu chất trữ tình. Cùng với đó là các chi tiết miêu tả chọn lọc kĩ càng, đắt giá, giàu sức thuyết phục, tả cảnh đẹp vô cùng tỉ mỉ nhưng lại nhuốm màu u ám, mang tính dự báo. Giọng điệu gần như khách quan nhưng cũng rất khéo léo thể hiện thái độ đó là sự lên án bọn vua quan qua thủ pháp liệt kê. III. Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh I. Mở bài Giới thiệu những nét cơ bản nhất về tác giả Phạm Đình Hổ và tác phẩm Vũ trung tùy bút: Một tác giả mang cốt cách thanh cao của kẻ sĩ Bắc Hà lo cho dân, cho nước. Vũ trung tùy bút là tác phẩm đặc sắc tiêu biểu của ông với bút pháp nghệ thuật tinh tế Vài nét về đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: phản ánh đời sống sa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực về sự đen tối của xã hội Việt Nam thời bấy giờ II. Thân bài 1. Thói ăn chơi hưởng lạc sa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm - Sự xa hoa trong cuộc sống của chúa Trịnh Sâm đã được ghi chép lại chân thực, tỉ mỉ: + Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài chỉ để thỏa mong muốn “thích chơi đèn đuốc” + Việc xây dựng đền đài vì mục đích cá nhân này đã làm cho nhân dân hao tiền tốn của + Chúa thường xuyên tổ chức các cuộc dạo chơi Tây Hồ ba bốn lần một tháng, mỗi cuộc dạo chơi lại huy động rất nhiều người hầu hạ cùng những trò giải trí lố lăng, tốn kém + Việc tìm thu vật “phụng thủ” chính là cướp đoạt những vật quý giá trong thiên hạ. Việc tập trung miêu tả việc đưa một cây đa cổ thụ về ừ bên kia sông, cần tới cơ binh hàng trăm người sự kì công, cũng cho thấy sự sa hoa tốn kém Thói ghi chép tỉ mỉ, chân thực, khách quan, không đưa thêm bất cứ một lời bình luận nào nhưng cũng đủ để cho thấy sự xa xỉ ăn chơi, không màng đến quốc gia đại sự của một người nắm binh quyền Sự dự báo trước sụp đổ, suy vong là điều không tránh khỏi đối với một triều đại chỉ ăn chơi hưởng lạc 2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền Sự sa hoa hưởng lạc của người đứng đầu đưa đến thói nhũng nhiễu của quan lại dưới trướng: + Bọn hoạn quan được sủng ái vì giúp vua trong những trò chơi sa hoa nên ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái + Chúng tìm thu vật “phụng thủ” mà thực ra chính là vừa ăn cướp, vừa la làng người dân bị cướp đến hai lần, hoặc phải tự hủy bỏ những sản vật quý giá của mình, mà chúng thì lại vừa vơ vét làm của riêng lại vừa được tiếng mẫn cán + Phạm Đình Hổ kể câu chuyện từ chính gia đình mình khi bà mẹ ông phải sai chặt đi một cây kê và hai cây lựu quý chỉ vì muốn tránh tai họa Càng tăng sức thuyết phục cho sự chân thực của những ghi chép Qua cách ghi chép, tác giả đã kín đáo bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của tác giar III. Kết bài Khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công nội dung của đoạn trích: Cách ghi chép hết sức tỉ mỉ, chân thực, ngòi bút Phạm Đình Hổ là một ngòi bút trầm tĩnh mà sâu sắc,... Tác phẩm không chỉ mang giá trị văn chương mà còn mang giá trị lịch sử đáng ghi nhận Mở rộng trình bày suy nghĩ bản thân về những nội dung phản ánh trong đoạn trích 6. Hoàng Lê nhất thống chí I. Đôi nét về tác giả Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn II. Đôi nét về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí 1. Hoàn cảnh sáng tác Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi Đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết này 2. Bố cục: 3 đoạn Đoạn 1: (Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc Đoạn 2: (“Vua Quang Trung tự mình dốc suất đại binh vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung Đoạn 3: (Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống 3. Giá trị nội dung Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống 4. Giá trị nghệ thuật Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh III. Dàn ý phân tích Hoàng Lê nhất thống chí I. Mở bài Giới thiệu khái quát những nét tiêu biểu nhất về nhóm tác giả Ngô gia văn phái: Đây là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì Giới thiệu về tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí và đoạn trích: Đây là một tiểu thuyết khắc họa chân thực, đầy đủ những biến động xã hội trong một thời kì lịch sử của đất nước, đoạn trích hồi thứ 14 đã đưa đến những khắc họa đặc sắc về hình tượng vua Quang Trung cùng sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh cùng số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống II. Thân bài 1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung a. Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc b. Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta + Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”... + Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm + Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi: + Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân + Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí” Dùng người sáng suốt c. Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người - Tầm nhìn xa trông rộng: + Mới khởi binh những đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn” + Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sánh ngọa giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình Tài thao lược hơn người thể hiện ở cuộc hành quân thành tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề 2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà không đề phòng gì Tướng bất tài Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp...chuồn trước qua cầu phao” Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.... Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan 3. Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn, may có người thươn
File đính kèm:
- dan_bai_tac_gia_tac_pham_van_hoc_lop_9.docx