Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2021-2022

A. VĂN BẢN: Văn học trung đại, văn học hiện đại

1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Nguyễn Dữ)

Nghệ thuật

- Khai thác vốn văn học dân gian.

- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ.

 - Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.

Ý nghĩa: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

2.HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi 14) - Ngô gia văn phái

Nghệ thuật

- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.

- Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn xâm lược, hình ảnh vua tôi lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.

 - Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của các tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.

Ý nghĩa

- Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

 

docx 13 trang phuongnguyen 22/07/2022 23020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2021-2022

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2021-2022
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9
NĂM HỌC: 2021-2022
VĂN BẢN: Văn học trung đại, văn học hiện đại
1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Nguyễn Dữ)
Nghệ thuật 
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ.
 - Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
Ý nghĩa: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
2.HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi 14) - Ngô gia văn phái
Nghệ thuật
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn xâm lược, hình ảnh vua tôi lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
 - Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của các tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước. 
Ý nghĩa 
- Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
3.TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 
Tác giả
-Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
-Cuộc đời
+Chịu ảnh hưởng của truyền thống đại gia đình quí tộc, nhiều đời làm quan.
+Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
+Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
-Sáng tác: Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
->Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ.
=>Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Giá trị nội dung
+ Giá trị nhân đạo
-Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người.
-Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí.
-Ca ngợi sự cao đẹp của con người từ hình thức đến phẩm chất, từ ngoại hình đến tài năng của con người.
+ Giá trị hiện thực: Tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
Nghệ thuật: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật,
CHỊ EM THÚY KIỀU 
Nghệ thuật
-Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình, tinh luyện, giàu cảm xúc.
-Các biện pháp tu từ (tượng trưng, ước lệ, so sánh) được vận dụng thần tình.
-Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. 
Ý nghĩa
“Chị em Thúy Kiều” thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp, tài năng con người của Nguyễn Du.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Nghệ thuật
- Miêu tả nội tâm nhân vật. 
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. 
Ý nghĩa
 - Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
4. LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Nguyễn Đình Chiểu)
Nghệ thuật 
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
Ý nghĩa: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả.
5.ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu)
Tác giả: Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh 1926, quê ở Hà Tĩnh
-Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
-Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh – những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
- Năm 2000, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác1948, sau khi tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947).
b.Xuất xứ: bài thơ in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
Cơ sở hình thành tình đồng chí
Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí 
Bức tranh đẹp về tình đồng chí
Nghệ thuật
- Thể hiện ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lảng mạn một cách hài hòa tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
Ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ .
6.BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật)
Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941-2007), Quê huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 
- Nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ. 
-Thường viết về người lính và thanh niên xung phong. 
- Giọng thơ sôi nổi, tinh nghịch.
Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác năm 1969, trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.
Nhan đề bài thơ: thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
Hình ảnh những chiếc xe không kính
Hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn
Nghệ thuật
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt, thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung tinh nghịch.
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kỳ chống giặc Mỹ xâm lược.
7.ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận)
Tác giả: Huy Cận (1919 – 2005), tên thật là Cù Huy Cận quê ở huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
-Ông là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới. 
-1996 được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. 
Tác phẩm
 - Bài thơ được sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
 -Bài thơ in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển về đêm
Cảnh đoàn thuyền trở về
Nghệ thuật 
-Sử dụng bút pháp lãng mạn với nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại.
- Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
 - Miêu tả sự hài hòa của thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động.
8. BẾP LỬA (Bằng Việt)
Tác giả
 -Bằng Việt tên thật Nguyễn Việt Bằng (1941), quê ở tỉnh Hà Tây.
 -Là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ.
 -Hiện tại ông là Hội trưởng Hội văn học nghệ thuật.
 -Giọng thơ sâu lắng, đằm thắm.
Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác: năm 1963 khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô. 
b.Xuất xứ: trích từ tập thơ “Hương cây-Bếp lửa”.
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà 
Hình ảnh người bà và những kỷ niệm tình bà cháu
Hình ảnh bếp lửa và tình cảm của cháu đối với bà
Cảm nghĩ của cháu
Nghệ thuật 
 - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
 - Viết theo thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
 - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả tự sự ,nghị luận và biểu cảm. 
Ý nghĩa: Từ những kỷ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
9.LÀNG (Kim Lân)
Tác giả: Kim Lân, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007) -Quê quán: huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
-Sở trường: viết truyện ngắn.
 -Nông thôn và đời sống của nhân dân là đề tài chủ yếu của Kim Lân.
Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác: thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
b.Xuất xứ: in lần đầu trên Tạp chí văn nghệ năm 1948.
Tóm tắt truyện
Trong kháng chiến, Ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng xót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng  ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích. Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình. Chỉ khi tin này được cải chính,  ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.
Nghệ thuật
 - Tạo tình huống gây cấn: tin thất thiệt được chính những người đi tản cư từ phía làng chợ Dầu nói ra.
 - Miêu tả tâm lý nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói.
- Nghệ thuật độc thoại, đối thoại 
Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
10. LẶNG LẼ SAPA (Nguyễn Thành Long)
Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở Quảng Nam.
-Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và bút kí.
Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác: Viết 1970 trong chuyến đi Lào Cai.
b.Xuất xứ: Trích từ tập truyện “Giữa trong xanh”(1972).
Tóm tắt truyện
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế bốn năm anh chưa về nhà mmotj lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong một lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe mộtlàn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.
Nghệ thuật 
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc: miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp với tả, kể, nghị luận. 
-Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. 
Ý nghĩa: “Lặng lẽ Sapa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho tổ quốc.
11. CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014).
-Quê quán: Huyện Chợ Mới –An Giang.
- Ông là nhà văn có cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau hòa bình.
- Đề tài: Cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến và sau hòa bình. 
Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết vào năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
b. Xuất xứ: Rút từ tập truyện ngắn cùng tên .
Tóm tắt truyện
Ông Sáu xa nhà kháng chiến từ khi bé Thu - con gái ông còn rất nhỏ. Nhân một lần ông được nghỉ phép về thăm nhà cũng là lúc con đã lớn. Ông khao khát được con gọi mình là ba và ôm con vào lòng nhưng bé Thu lại một mực không nhận cha và đẩy ông ra xa. Suốt những ngày ở nhà, ông càng cố lại gần nó, nó càng chống đối, thậm chí là nói chổng. Đỉnh điểm là khi ông Sáu gắp đồ ăn cho nó nó đã gạt đi. Ông Sáu mất kiểm soát nên đã đánh bé Thu. Bé tức giận bỏ sang nhà ngoại. Tại đây, bà gặng hỏi em đã trả lời rằng ba không giống trên ảnh vì mặt ba có vết thẹo. Bà ngoại ôn tồn giảng giải rằng đó là do chiến tranh. Ngày ông Sáu chia tay gia đình quay lại chiến trường, Thu cũng về nhà nhưng em chỉ đứng nép ở một góc. Đợi đến lúc ông Sáu tạm biệt mọi người xong xuôi em mới òa khóc gọi ba và níu kéo ông Sáu ở nhà. Tình cảm ba con vỡ òa. Bé Thu dặn ông Sáu khi trở về mua cho em cái lược. Ở chiến trường, ông Sáu mài dũa được một chiếc lược ngà tặng cô bé nhưng chưa kịp về đã hi sinh. Sau này, ông Ba - đồng đội của ông Sáu đã thay mặt ông mang chiếc lược trao tay bé Thu. Bé Thu sau này trở thành một cô giao liên và gặp lại chú Ba.
Nghệ thuật
 - Tạo tình huống truyện éo le. 
 - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
 - Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. 
Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, và đoạn trích cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
	*Lưu ý
-Với phần văn bản thơ, học sinh cần nắm được tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ, nghệ thuật, nội dung của từng đoạn thơ, học thuộc lòng bài thơ.
-Với phần văn bản truyện, học sinh cần nắm được tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt truyện, nghệ thuật, ý nghĩa truyện, đặc điểm về các nhân vật.
B. TIẾNG VIỆT 
1. Phương châm hội thoại
Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa .
Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cấn chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
-Vụng về,vô ý, thiếu văn hoá giao tiếp.
-Gây sự chú ý, để người nghe hiểu theo một hàm ý.
 -Ưu tiên cho phương châm hội thoại khác quan trọng hơn.
2.
Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói, ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
3.Các phép tu từ từ vựng
- So sánh: Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi cảm .
- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm 
- Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng từ ngữ vốn gọi tả con người làm cho đồ vật, cây cối, con vật gần gũi với con người
- Hoán dụ: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gủi với nó nhằm tăng sức gợi cảm 
- Nói giảm, nói tránh: Cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ nặng nề tránh thô bạo thiếu lịch sự 
- Nói quá: Nói quá mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức gợi cảm 
- Điệp ngữ: Lặp lại từ ngữ, câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh 
- Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ, ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, thú vị
*Lưu ý: Với phần Tiếng Việt, học sinh phải nắm được các khái niệm và cho được ví dụ, làm được các bài tập.
TẬP LÀM VĂN: Văn tự sự
Chú ý các dạng đề sau:
1.Chuyển nội dung bài thơ sang câu chuyện văn xuôi: Các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa.
 2.Đóng vai nhân vật kể lại các đoạn trích truyện: Làng (nhân vật ông Hai), Lặng lẽ Sapa (nhân vật anh thanh niên), Chiếc lược ngà (nhân vật bé Thu).
* Một số dàn bài tham khảo:
*Đề 1: Đóng vai là người lính trong bài thơ “Đồng chí” kể lại câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội.
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh hiện tại của tôi và nỗi nhớ về câu chuyện người lính trong thời kì đầu chống Pháp.
2. Thân bài: Trình bày những kỷ niệm về tình đồng chí.
- Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội giữa chúng tôi.
- Đêm tối nơi chiến trường với người bạn tri kỉ là ánh trăng.
3. Kết bài:
- Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện. Suy nghĩ về người lính trong thời kì kháng chiến và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
* Đề 2: Đóng vai người lính lái xe kể lại “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
1. Mở bài:
- Giới thiệu bản thân: Tôi là người lính Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ.
- Công việc chính của tôi là lái những chiếc xe được phủ cành cây để ngụy trang kẻ địch.
2. Thân bài:
- Trong những năm tháng ấy, bom đạn của bọn Mỹ có sức công phá quá ghê gớm nên hầu như chiếc xe nào của binh đoàn cũng rụng và vỡ hết kính. Nếu như còn sót lại thì cũng chỉ là những mảnh kính vỡ. Cửa giờ toang hoác nên thiên nhiên như ùa vào để những người lính như chúng tôi tận hưởng vậy. Dù có nguy hiểm, vất vả nhưng chúng tôi vẫn ung dung quả cảm, vẫn hàng ngày lái những chiếc xe tiếp tế ra chiến trường vì tổ quốc thân yêu.
- Từ những ô cửa kính vỡ, chúng tôi được tận hưởng những cơn gió bụi làm mắt cay, ngắm sao trời và những cánh chim bay vụt qua. Đời lính gắn liền với những con đường dài rộng trước mặt, chúng tôi chạy trên những con đường ấy với niềm tin và sứ mệnh giải phóng tổ quốc.
- Nói đời lính có những kỷ niệm đẹp chẳng bao giờ sai, khi những cơn bụi trắng xóa làm chúng tôi bạc trắng cả mái đầu hay những cơn mưa xối xả qua cửa kính vỡ chẳng làm chúng tôi khó chịu hay bất an. Không những vậy, chúng tôi còn trêu nhau là những người già, tiếp tục chặng hành trình của mình.
- Dù cho có mưa bom bão đạn hiểm nguy, qua những cửa kính vỡ tưởng chừng thêm phần khó khăn ấy, chúng tôi lại có thể dễ dàng bắt tay với những người đồng chí trong tiểu đội, Sống trong tập thể cùng chiến đấu, cùng sinh sống, chúng tôi yêu thương và đoàn kết với nhau.
- Bếp Hoàng Cầm - biểu tượng của bếp dã chiến, nấu ăn không khói để kẻ thù không phát hiện. Chúng tôi sum họp như gia đình bên bếp Hoàng Cầm để nói chuyện, ăn uống.
- Dù cho có muôn trùng khó khăn, chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng nhau trên những chiếc xe không kính để giải phóng dân tộc
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ tổng quát của người lính về chiến tranh ngày nay.
* Đề 3: Đóng vai nhân vật người cháu kể lại bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về nhân vật trữ tình trong bài thơ, hoàn cảnh hiện tại.
2. Thân bài:
     Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ:
a - Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.
b - Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
c - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.
d - Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa - Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm - Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.
e - Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
3. Kết bài:
 - Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa.
* Đề 4: Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng.
Giới thiệu Tôi là nhân vật chính của truyện – Ông hai.
2. Thân bài:
Tình yêu làng, yêu nước của tôi:Ở nơi tản cư, tôi luôn nhớ về cái làng của mình
Tôi thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến
Tâm trạng tôi khi nghe tin làng mình theo Tây
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng tôi sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. 
Cử chỉ: Cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã.
Về nhà tôi nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. 
Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ.
Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.
Tâm trạng tôi khi tin đồn được cải chính.
Tâm trạng khi nghe tin cải chính: Vui mừng, phấn khởi, tự hào. 
Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chơ Dầu không theo giặc.
3. Kết bài:
Nêu cảm xúc của bản thân. Mở rộng và liên hệ
Lưu ý: 
- Học sinh kể câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất khi đóng vai ông Hai - nhân vật kể chuyện. Không kể lại toàn văn đoạn trích mà chỉ tập trung kể đoạn ông Hai biết tin làng Chợ Dầu theo giặc đến chỗ giải toả được sự nghi ngờ oan ức. 
- Cụ thể: Kể được diễn biến tâm trạng của ông Hai theo trình tự: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cử chỉ: Cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã. Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ. Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.Tâm trạng khi nghe tin cải chính: Vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chơ Dầu không theo giặc.
* Đề 5: Đóng vai nhân vật anh thanh niên kể lại truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
1. Mở bài
- Giới thiệu bản thân (Anh thanh niên)
2. Thân bài
- Kể về việc tôi (Anh thanh niên) làm mỗi ngày.
- Cuộc gặp gỡ giữa tôi với bác họa sĩ và cô kĩ sư.
- Tôi là anh thanh niên xởi lởi, gần gũi, rất thân thiện và rất "thèm người "( theo lời ông họa sĩ).
- Giới thiệu căn nhà gọn gàng, ngăn nắp của tôi và mời khách đến nhà chơi.
- Tôi nói về công việc của tôi, nói rất cụ thể, rất chi tiết.
- Cô kĩ sư tặng lại tôi muốn tặng lại cho một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của tôi.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc gặp. Mở rộng và liên hệ
* Đề 6: Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. MỞ BÀI:
 Hóa thân thành nhân vật Thu, kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà.
- Gợi ý:
Tôi sinh ra đã không biết mặt cha, sống cùng với mẹ.
Hai mẹ con chờ cha chiến đấu ở chiến trường, chỉ biết cha thông qua tấm ảnh cũ và câu chuyện của mẹ. 
=> Hình ảnh cha mờ nhạt, nhưng tình cảm nhớ thương dành cho cha không bao giờ nguôi.
2. THÂN BÀI:
Nỗi niềm của bé Thu:
- Tôi lớn lên với nỗi nhớ mong cha
- Mong ngóng gặp ba, nhưng đến khi ba về lại không gọi ba, nhìn nhận ba, gần gũi với ba.
- Thấy ba có vết sẹo lớn trên mặt, tôi hoảng sợ bỏ chạy
- Không gọi ba, xa lánh, hắt hủi ba
- Luôn lạnh nhạt với ba, không chấp nhận ba
=> Nguyên nhân chính là do vết sẹo trên mặt ba, khiến ba khác với trong ảnh. Hình ảnh ba hiện tại khác xa với trí tưởng tượng, khiến tôi không thể nào chấp nhận được.
Cao trào xảy ra khi bị ba đánh:
- Tôi hất văng trái trứng ba gắp cho tôi, bị ba đánh, tôi không khóc mà bỏ đi sang nhà ngoại.
- Đêm ngủ với ngoại tôi mới biết vết sẹo đó là do tụi giặc gây ra
- Tôi thấy hối hận, sáng sớm về gặp ba
- Tiếng ba dồn nén đã lâu, vỡ òa. Tôi chạy nhanh tới ôm ba, giữ chặt ba
- Tôi mong muốn lần tới ba về sẽ làm cho tôi chiếc lược => hy vọng sẽ được gặp lại ba.
=> Khi đã hiểu ra mọi thứ là lúc phải rời xa ba, tôi cảm thấy lưu luyến, cảm thấy có lỗi rất lớn vì đã đối xử lạnh nhạt với ba. 
Khi nghe tin ba hy sinh:
- Tôi đau đớn đến tột cùng khi nghe tin ba hy sinh=> mãi mãi không bao giờ gặp lại ba.
- Nhìn chiếc lược ngà ba làm làm cho mình=> nhớ thương ba nhiều, trân trọng kỷ vật ba làm cho.
3. KẾT BÀI:
-     Tôi hứa với ba sẽ sống có ích, chiến đấu và làm việc hết mình vì Tổ Quốc.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
I/ Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích nghĩa của thành ngữ đó?
Câu 3: Nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”? nêu tác dụng của biện pháp đó?
II/ Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ trong phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về hai tiếng “đồng chí”.
Câu 2 (5 điểm)
Chuyển nội dung bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thành một câu chuyện văn xuôi. (Có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận,)
ĐỀ 2
I/ Đọc hiểu (3 điểm)
Cho câu thơ:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi”
Câu 1: Chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ tiếp theo.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính và thể thơ?
Câu 3: Hình ảnh “trái tim” có ý nghĩa như thế nào? Qua đó ca ngợi phẩm chất gì của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ?
Câu 4: Em hiểu thế nào về hình ảnh trong hai câu thơ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
II/ Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ trong phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 15 dòng theo phương thức quy nạp nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Câu 2 (5 điểm)
Đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân, hãy kể lại sự việc từ khi ông Hai hay tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi ông nghe được tin làng theo giặc được cải chính. (Có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận,)
ĐỀ 3
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 15 dòng trình bày nhận xét của em về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 2. Từ bài thơ Đồng chí – Chính Hữu, em hãy chuyển thành một câu chuyện trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_9_nam_hoc_2021_202.docx