Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

(SGK Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A. Đức tính giản dị của Bác Hồ B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

C. Ý nghĩa văn chương D. Sống chết mặc bay

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?

A. Phạm Văn Đồng. B. Hồ Chí Minh. C. Hoài Thanh. D. Phạm Duy Tốn.

 

docx 4 trang phuongnguyen 29/07/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022

Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THCS ĐẠO TRÙ
ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022
Môn Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày thi: 21/01/2022
(Đề gồm 01 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. 
(SGK Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? 
A. Đức tính giản dị của Bác Hồ 	B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
C. Ý nghĩa văn chương 	D. Sống chết mặc bay 
Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Phạm Văn Đồng. 	B. Hồ Chí Minh.	 C. Hoài Thanh. 	D. Phạm Duy Tốn.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả.	B. Biểu cảm.	C. Tự sự.	D. Nghị uận.
Câu 4: Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn bình thường.	B. Câu đặc biệt.
C. Câu ghép.	D. Câu rút gọn.
Câu 5: Câu nào sau đây không phải là câu đặc biệt?
A. Mùa xuân là tết trồng cây	B. Mùa xuân!
C. Một hồi còi.	D. Chị Lan ơi!
Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào không phải là tục ngữ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.	B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Đầu voi đuôi chuột.	D. Không thầy đố mày làm nên.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã được học. Em hãy nêu những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác.
Câu 2: (5,0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
 ---------------Hết---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ...................................... SBD: ............ Phòng thi số:
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
B
D
D
A
C
II. Phần tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
Những biểu hiện của đức tính giản di:
* Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món đơn giản
-Lúc ăn xong không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được xếp tươm tất.
* Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có ba phòng.
-Lộng gió và ánh sáng.
* Gỉn dị trong việc làm:
-Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên.
* Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do..)
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động. 
* Yêu cầu về nội dung: Bài làm cần có các ý sau:
0,25
0,5
1,0
0,75
0,75
0,5
0,5
0,25
0,5
1. Mở bài:
- Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp
- Truyền thống ấy được đúc kết qua câu tục ngữ “ Uống nước..”.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu tục ngữ:
- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?
+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.
+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ thành quả của người khác để lại.
- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:
+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.
+ Nghĩa bóng: Là những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.
b. Chứng minh:
- Lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên: Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hóa, nhắc nhở con cháu
- Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo: Thái độ cung kính, mến yêu, trong khi học, ngày lễ, học giỏi để trả nghĩa thầy.
+ Dẫn chứng: Học trò thầy Chu Văn An, “Muốn sang thì bắc cầu”.
- Lòng biết ơn những người đã có công với nước. (Dẫn chứng)
- Giúp đỡ gia đình có công với cách mạng. (Dẫn chứng)
C. Bài học: - Có ý thức học tập, góp sức xây dựng đất nước.
3. Kết bài: - Khảng định câu tục ngữ là lời khuyên có ý nghĩa.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc.docx