Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022
Câu 1. (3.0 điểm):
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 2. (3.0 điểm):
Trình bày sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Những nhân tố chủ quan nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?
Câu 3. (5,0 điểm):
Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta ở Bắc kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873 - 1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát lần 1 học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA (ĐỀ CHÍNH THỨC) ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1 HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Lịch sử Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 28/02/2022 Câu 1. (3.0 điểm): Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 2. (3.0 điểm): Trình bày sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Những nhân tố chủ quan nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản? Câu 3. (5,0 điểm): Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta ở Bắc kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873 - 1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi? Câu 4. (4.0 điểm): Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX có những cuộc khởi nghĩa lớn nào? Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 5. (3.0 điểm): Lập bảng so sánh phong trào Cần vương với khởi nghĩa Yên Thế theo bảng sau: Nội dung so sánh Phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế Thời gian tồn tại Mục đích đấu tranh Thành phần lãnh đạo Lực lượng tham gia Địa bàn hoạt động Hình thức đấu tranh Câu 6. (2.0 điểm): Trình bày sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hóa. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào tới sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà? ------------- HẾT ------------- Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA (ĐỀ CHÍNH THỨC) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Lịch sử Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Nội dung Điểm Câu1 (3.0đ) Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. 3.0 đ Sau khi hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn, như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956 -1960) và kế hoạch 7 năm (1959 - 1965) đã đạt được những thành tựu chủ yếu: (0,5đ) Về kinh tế: Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. (1,0đ) Về khoa học – kĩ thuật: trên đà phát triển mạnh mẽ với thành công rưc rỡ: - Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. - Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. Về đối ngoại: (1,0đ) - Nhà nước Xô viết chủ trương duy trì hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. - Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. 0.5 0.75 0,25 0.25 0.5 0.5 0.5 Câu 2 (3.0đ) Trình bày sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Những nhân tố chủ quan nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản? 3,0 * Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản: - Sau khi phục hồi lại nền kinh tế, từ đầu thập niên 50 –thế kỷ XX, nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và sau đó là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội phát triển “Thần kỳ”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới TBCN. + Tổng sản phẩm quốc dân : Năm 1950 chỉ mới đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mỹ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD + Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD. + Công nghiệp: trong những năm 1950-1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%... + Nông nghiệp: trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước - Ngành đánh cá rất phát triển...đứng thứ hai thế giới sau Pê-ru... - Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.. * Những nhân tố chủ quan dẫn đến sự phát triển: Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật- Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (5,0) Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta ở Bắc kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873- 1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi? 5,0 * Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta ở Bắc kì trong những năm 1873- 1883: - Năm 1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh lính của triều đình đã chiến đấu và hy sinh đến người cuối cùng. - Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh ở Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sỹ phu, văn thân yêu nước lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp... - Ngày 21/12/1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. Năm 1874, triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất gây bất bình lớn trong nhân dân... - Năm 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành . Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương - Ngày 19/5/1883, quân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2, làm nức lòng quân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta, quân Pháp hoang mang lo sợ. trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hoà hoãn * Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi vì: - Ngay từ khi Pháp xâm lược, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã bùng nổ, nhưng do nhiều nguyên nhân thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta - Triều đình nhà Nguyễn đã không có một đường lối kháng chiến đúng đắn: thủ để hoà - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta không diễn ra trên khắp tất cả các mặt trận, chỉ chủ yếu đánh địch trên mặt trận quân sự thông qua khởi nghĩa vũ trang và thơ văn yêu nước - Do sự chênh lệch về so sánh lực lượng giữa ta và địch: thực dân pháp với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, quân đội chính quy nhà nghề, vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ; nhân dân ta với một nền nông nghiệp lạc hậu, trang bị vũ khí lạc hậu, thô sơ, cách đánh du kích Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta chưa giành được thắng lợi 0,5 0,75 0,5 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (4.0đ) Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX có những cuộc khởi nghĩa lớn nào? Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? 4.0đ * Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương: + Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) + Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) + Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) * Cuộc khởi nghĩa tiêu biêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương Là cuộc khởi nghĩa Hương Khê * Vì: + Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người có uy tín, tài năng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng. + Thời gian tồn tại lâu nhất: 1885-1896. + Lập được nhiều chiến công + Trình độ tổ chức cao, bước đầu có sự liên kết, nghĩa quân đã tổ chức thành 15 quân thứ (đơn vị). Chế tạo được súng trường + Quy mô rộng nhất: hoạt động trên 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa. + Lối đánh linh hoạt, cơ động, tiêu hao nhiều sinh lực địch + Được đông đảo nhân dân ủng hộ (Người Kinh, và các dân tộc thiểu số..) tạo được sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa. - Cuộc khởi nghĩa thất bại cũng là mốc kết thúc phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước. 1,5 0.5 2.0 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 Câu 5 (3.0đ) Lập bảng so sánh phong trào Cần vương với khởi nghĩa Yên Thế theo bảng sau: Nội dung so sánh Phong trào cần vương Khởi nghĩa Yên Thế Thời gian tồn tại (0.5đ) 1885-1896 1884-1913 Mục đích đấu tranh (0.5đ) Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc và khôi phục chế độ phong kiến. Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng. Thành phần lãnh đạo (0.5đ) Văn thân, sĩ phu yêu nước Nông dân Lực lượng tham gia (0.5đ) Đông đảo các tầng lớp nhân dân (nông dân, văn thân, sĩ phu) Chủ yếu là nông dân Địa bàn hoạt động (0.5đ) Các tỉnh Bắc kì, Trung kì Yên Thế (Bắc Giang), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Hình thức đấu tranh (0.5đ) Khởi nghĩa vũ trang Khởi nghĩa vũ trang 4.0đ Câu 6 (2đ) Trình bày sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hóa. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào tới sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà? 2.0 Sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hóa + Tháng 2 năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, Xứ ủy Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hóa. Được sự chỉ đạo của Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hóa để xúc tiến việc thành lập các Chi bộ Cộng sản. + Ngày 25/6/1930, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại nhà đồng chí Lê Kiều Oanh tại thôn Hàm Hạ, xã Đông Tiến, Huyện Đông Sơn. + Đầu tháng 7 năm 1930 Chi bộ Cộng sản thứ 2 ra đời ở Phúc Lộc (nay là xã Thiệu Tiến, Thiệu Hóa). Giữa tháng 7 năm 1930 Chi bộ Cộng sản thứ 3 ra đời ở Yên Trường (Thọ Lập, Thọ Xuân + Ngày 29 tháng 07 năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được tổ chức tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (Yên Trường, Thọ Xuân), đánh dấu Đảng bộ Thanh Hóa chính thức thành lập. - Ý nghĩa + Chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức chính trị của quần chúng công – nông. Từ đây trở đi, nhân dân Thanh Hóa đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh đạo, mở ra thời kì phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong tỉnh. + Đảng bộ Thanh Hóa ra đời còn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà. 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 0.5 0.5 ..........Hết..........
File đính kèm:
- de_khao_sat_lan_1_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_20.doc