Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 2:

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc

Câu 1(2.0 điểm) Chỉ ra một từ đơn và một từ phức có trong câu “Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần”.

Câu 2(3.0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn trên.

Câu 3 (5.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu lên cảm nhận của em về điều tác giả muốn nhắn gửi qua đoạn văn trên.

 

docx 11 trang phuongnguyen 32110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 (Có đáp án)

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	(1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
	(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-thach-lam/dem-sang-trang/27)
Câu 1(4.0 điểm): 
	a. Cho biết trong hai câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? 
(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. 
(2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. 
b. Chỉ ra các láy có trong đoạn văn trên.
Câu 2 (4.0 điểm):
	a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
	b. Đặt câu với từ “chảy” được hiểu theo nghĩa gốc.
Câu 3(2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
a, Câu (1) là câu ghép, câu (2) là câu đơn
b, Hs xác định được ít nhất 4 từ láy có trong đoạn văn: hiu hiu, thoang thoảng, thăm thẳm, vằng vặc. 
2.0
2.0
2
a. Từ “chảy” trong câu trên được dùng theo nghĩa chuyển.
b. Đặt câu với từ “chảy” được hiểu theo nghĩa gốc.
 Ví dụ: Nước từ trên cao chảy xuống
2.0
2.0
3
Hs nêu được các ý
- Bức tranh đêm trăng được miêu tả sống động, lung linh, lan tỏa.
- Từ vẻ đẹp của bức tranh đêm trăng, ta càng yêu thiên nhiên, yêu những đêm trăng sáng.
1.0
1.0
ĐỀ SỐ 2: 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc  
 (Nguồn  ngày 9-5-2014)
Câu 1(2.0 điểm) Chỉ ra một từ đơn và một từ phức có trong câu “Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần”.
Câu 2(3.0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn trên.
Câu 3 (5.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu lên cảm nhận của em về điều tác giả muốn nhắn gửi qua đoạn văn trên.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Hs chỉ ra được 1 từ đơn và 1 từ phức
- Từ đơn: yêu, từ, những, giọt
- Từ phức: tổ quốc, mồ hôi, tảo tần
1.0
1.0
2
- Biện pháp tu từ : điệp ngữ " Mồ hôi rơi trên những "  
- Tác dụng: Nhấn mạnh những vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động; qua đó bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động.
1.0
2,0
3
Viết đoạn văn nêu lên cảm nhận của em về điều tác giả muốn nhắn gửi qua đoạn văn trên.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần : Điều tác giả muốn nhắn gửi: Tình yêu Tổ quốc là yêu những gì gần gũi, thân thuộc.
0.25
0.25
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau:
 - Tình yêu Tổ quốc có thể là những điều bình dị, đời thường; biết quý trọng, biết ơn những “giọt mồ hôi” của những con người đang ngày đêm miệt mài lao động đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
4.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
ĐỀ SỐ 3: 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
(1)...Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang...”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
...
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
 (Trích Bài thơ Quê hương - Nguyễn Bính , Báo Văn nghệ Nam Hà, số Tết Bính Ngọ (1966), trang 3
Câu 1(2.0 điểm): Xác định từ đơn, từ phức trong câu thơ “Quê hương tôi có cây bầu cây nhị”
Câu 2(3.0 điểm): Chỉ ra ít nhất nhan đề hai truyện cổ tích được gợi ra từ trong khổ thơ (1)
Câu 3(5.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7dòng) trình bày những cảm nhận của em về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ (1),(2).
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Từ đơn: tôi/có
- Từ phức: Quê hương/cây bầu/cây nhị
1.0
1.0
2
Hs chỉ ra ít nhất được hai truyện cổ tích được gợi ra trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế
3.0
3
Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) trình bày những cảm nhận của em về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ (1),(2).
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần : ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ (1),(2).
0.25
0.25
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau:
 - Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian, về những người anh hùng dân tộc và những sự kiện lịch sử của cha ông trong quá khứ. 
- Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống bất khuất của dân tộc.
3.0
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
ĐỀ SỐ 4: 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 Mùa xuân trở dạ dịu dàng 
hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay 
 Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây 
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
( Trích Dịu và nhẹ - Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994
Câu 1(2.0 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ. 
Câu 2(3.0 điểm) Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nào?
Câu 3(5.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong đoạn thơ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
1
Từ láy: dịu dàng (2 lần), nhẹ nhàng (2 lần), khe khẽ
2.0
2
- Nhân hóa : Mùa xuân trở dạ dịu dàng; lộc cựa nách cây; mây dịu dàng. 
- Điệp từ: nhẹ nhàng (2 lần); dịu dàng ( 2 lần).
2.0
1.0
3
Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa đó.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần : Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ
0.25
0.25
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau:
 - Tác dụng phép nhân hoá: Mùa xuân giống như một sinh thể có sự sống. “Trở dạ” diễn tả bước chuyển của thời gian, thời điểm giao mùa, chuyển mình từ đông sang xuân. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm làm biến đổi cả đất trời, tạo ra sự sống. Sự “trở dạ” ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên của đất trời: hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng. Các động từ “cựa”, “hé” diễn tả sự thức dậy, sự trở mình sinh sôi, sự lan tỏa của sự sống. 
- Bước đi của thời gian, sự biến chuyển của đất trời mùa xuân được cảm nhận tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu sống của nhà thơ Nguyễn Duy.
3.0
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
ĐỀ SỐ 5: 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Trong một gia đình nọ, người bố đi làm ăn ở ngoài, đem tiền về nuôi gia đình. Ông thường xuyên phải đi tiếp khách nên ít khi ăn cơm nhà.
	Một hôm đứa con bé bỏng lên bốn nhìn thật sâu vào mắt ông và nói: “Bố ơi con thấy bố ít ăn cơm ở nhà với mẹ và con. Có phải bố ăn ở ngoài vui hơn không?”
	Người bố trẻ không trả lời được. Nhưng sau đó ông tự động thay đổi cách sinh hoạt của mình và về nhà ăn cơm với vợ con thường xuyên
 (Theo Chắp cánh thiên thần – Duy Tuệ, NXB Lao động)
Câu 1(2.0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sau và cho biết trạng ngữ trong câu này dùng để chỉ gì? 
“Trong một gia đình nọ, người bố đi làm ăn ở ngoài, đem tiền về nuôi gia đình”
Câu 2(3.0 điểm): Vì sao ông bố tự động thay đổi cách sinh hoạt của mình và về nhà ăn cơm với vợ con thường xuyên?
Câu 3(5.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) trả lời câu hỏi: Em đã làm gì để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình?
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Trạng ngữ: Trong một gia đình nọ-> Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Chủ ngữ: người bố 
- Vị ngữ: đi làm ăn ở ngoài, đem tiền về nuôi gia đình.
1.0
0.5
0.5
2
Gợi ý trả lời:
- Ông bố cảm thấy mình có lỗi với vợ con.
- Ông bố nhận thức được trách nhiệm của mình với gia đình
(học sinh có thể trả lời theo các ý khác nhưng phải hợp lý và phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện)
1.5
1.5
3
Viết đoạn văn( khoảng 5-10 dòng) trả lời câu hỏi: Em đã làm gì để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình?
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần : Những việc làm cụ thể để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình
0.25
0.25
c. Học sinh tự trình bày những việc làm cụ thể (tối thiểu 2 việc làm) để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình ví dụ như:
- Tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ.
- Giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức phù hợp 
- Vâng lời ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới .
- Yêu thương chia sẻ với các thành viên trong gia đình
4.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
ĐỀ SỐ 6: 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
 (trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)
Câu 1(2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 2(3.0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (5.0 điểm):Viết đoạn văn( khoảng 5-10 dòng) nêu cảm nhận của em về bức tranh làng quê trong đoạn thơ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.
- Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê.
1.0
1.0
2
- Các hình ảnh nhân hóa: "chị lúa phất phơ bím tóc", "Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học", "đàn cò áo trắng/ khiêng nắng", "cô gió chăn mây", "bác mặt trời đạp xe".
3.0
3
Viết đoạn văn( khoảng 5-10 dòng) nêu cảm nhận của em về bức tranh làng quê trong đoạn thơ?
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên đồng quê
được phác họa qua đoạn thơ.
0.25
0.25
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau:
- Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên nhưng cũng sống động, có hồn: "chị lúa" điệu đà, những "cậu tre" chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn.
- Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn tượng.
- Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết.
1.0
1.0
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
ĐỀ BÀI
PHẦN I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
 LỜI RU
 	Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh
Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà
Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!
(Nguồn: Nguyễn Lãm Thắng, Giấc mơ buổi sáng, NXB Văn học, 2017)
Câu 1.(1.0 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ cuối.
Câu 2.(1.0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “triền” trong dòng thơ “Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh”
Câu 3.(2.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 4.(2.0 điểm) Từ hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bài thơ, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay. 
Phần II.Tạo lập văn bản (14.0 điểm)
Câu 1.(4.0 điểm) Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ ?
Câu 2.(10.0 điểm) Đọc bài thơ sau
 VỀ QUÊ
Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông
Thăm bà, rồi lại thăm ông
Thả diều, câu cá... sướng không chi bằng
Đêm về ngồi ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa
Bà rang đậu lạc thơm chưa
Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò.
Nguồn https://www.thivien.net/Nguyễn Lãm Thắng/ Về quê
	Dựa vào nội dung và nhan đề bài thơ trên, em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân một lần về thăm quê. 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần/câu
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
6.0
1
-Thể thơ lục bát
-Cách gieo vần khổ thứ nhất:Tiếng cuối dòng sáu “à” vần với tiếng thứ sáu dòng tám “quà”, tiếng cuối của dòng tám “em” vần với tiếng cuối dòng sáu tiếp theo “thềm”.
0.5
0.5
2
Triền: dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi
1.0
3
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: Ru em em ngủ... Mẹ còn
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của người chị/người anh khi hát ru em, mong muốn đưa em vào giấc ngủ ngoan lành và bày tỏ niềm cảm thông với những vất vả, lam lũ, nhọc nhằn của mẹ.
+ Làm cho câu thơ thêm hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, tăng sức gợi hình, gợi cảm. 
0.5
1.5
4
- Hình ảnh người mẹ được gợi lên từ bài thơ: Mẹ trên rẫy, cuốc cỏ bên triền ngô xanh, tưới một luống hành, còn ghé chợ mua vôi cho bà, còn chọn lựa mua quà cho em.
- Học sinh có thể trình bày, bộc lộ sự cảm nhận của cá nhân theo nhiều cách, nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Bộc lộ tình cảm chân thành, không khuôn sáo.
0.5
1.5
Tập làm văn
14.0
1
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần: ý nghĩa lời ru với tuổi thơ
0.25
c. Nội dung: 
- Lời hát ru là những câu hát gắn với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày như: cánh cò, cánh vạc, cây đa, bến nước, con đò...
- Lời hát ru thể hiện tình yêu thương, trìu mến của bà, của mẹ, của chị dành cho ta, gửi gắm bao ước mơ hoài bão.
- Lời hát ru cùng với những động tác đung đưa, hòa quện với tiếng võng đưa ta vào giấc ngủ yên bình.
- Lời hát ru đã tự nhiên, vô hình bồi đắp tâm hồn mỗi người chúng ta, nuôi lớn tuổi thơ ta.
0.75
0.75
0.75
0.75
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề. 
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0.25
2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.
0.5
b.Xác định đúng vấn đề: Kỉ niệm về một lần về thăm quê
0.5
c. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về một kỉ niệm về thăm quê
* Thân bài: 
- Tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật liên quan. 
+ Vào dịp: Nghỉ hè
+ Đi cùng ai? Đó là quê nội hay quê ngoại?
(Lưu ý: Giới thiệu tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) cần kết hợp yếu tố miêu tả không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người.)
- Diễn biến của trải nghiệm: 
+ Kể về tâm trạng, cảm xúc của em trước chuyến đi, trên xe, khi xuống xe.
+ Kể những điều em được tận mắt chứng kiến về những thay đổi về quang cảnh của quê hương.
+ Kể lại cảnh đi thăm mộ tổ tiên; gặp gỡ người thân, họ hàng, làng xóm.
+ Kể về những hoạt động của em trong những ngày về thăm quê: Được đi lên rẫy, được về tắm sông, thăm bà, thăm ông, thả diều, câu cá...đêm về ngồi ngắm ông trăng, nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa, bà rang đậu lạc thơm chưa.. (Kết hợp kể với bộ lộ cảm xúc (sướng không chi bằng) và miêu tả)
+ Kể lại những cảm xúc lúc chia tay người thân, trở về thành phố..
- Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân. 
* Kết bài: Nêu ý nghĩa của kỉ niệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.
1.0
1.0
4.0
1.0
1.0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề.
0,5
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0,5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_ngu_van_6_co_dap_an.docx