Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2012-2013
Câu 2: Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật trong đoạn văn sau là gì?
Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng; chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm.
( Cô bé bán diêm)
A- Sự lãnh đạm của người đời với hoàn cảnh của em bé bán diêm.
B- Quang cảnh thiên nhiên trong đêm giao thừa.
C- Sự đối lập giữa mộng tưởng và thực tại khi que diêm tắt.
D- Sự xót xa của nhà văn với hoàn cảnh cô bé bán diêm.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2012-2013
PHÒNG GD&ĐT ÂN THI.: ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013. MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA . Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Cộng TN TL TN TL Bậc thấp Bậc cao Chủ đề 1: Tiếng Việt - Nói quá. - Nói giảm nói tránh. - Câu ghép. - Dấu câu - Nhớ lại được lỗi cần tránh về dấu câu. - Nhận diện được câu ghép. - Nhận diện phép tu từ nói quá - Viết đoạn văn theo hình thức quy nạp Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % - Số câu: 1 - Số điểm 0,25 - Tỉ lệ: 2,5% - Số câu: 1 - Số điểm 0,25 - Tỉ lệ: 2,5% - Số câu 1/2. - Sốđiểm:0,5. - Tỉ lệ: 5 % Sốcâu 1/2. Sốđiểm0,5.Tỉ lệ: 5 % - Số câu: 3. - Sốđiểm 1,5 - Tỉ lệ: 15% Chủ đề 2: Văn bản - Truyện và kí Việt Nam 1930-1945. - Truyện nước ngoài. - ThơViệt Nam 1900- 1945 - Nhớ được chủ đề một số văn bản truyện kí Việt Nam; tác giả bài thơ VN. - Nhớ được chi tiết trong văn bản, tác giả của văn bản. - Hiểu được nội dung một số chi tiết trong văn bản; đặc sắc về nghệ thuật của một số văn bản - Khái quát được nội dung của chi tiết trong văn bản. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % - Số câu: 2. - Số điểm:0,5. - Tỉ lệ: 5 % - Số câu 1/2. - Sốđiểm:1. - Tỉ lệ 10 % - Số câu: 2. - Sốđiểm:0,5. - Tỉ lệ: 5 % - Số câu 1/2. - Sốđiểm:1. - Tỉ lệ: 10 % - Số câu: 5. - Sốđiểm: 3. - Tỉ lệ: 30 % Chủ đề 3: Tập làm văn Kiểu văn bản: Tự sự - Nhớ được đặc trưng của văn nghị luận. - Hiểu phương thức lập luận trong một VB. - Biết làm bài văn nghị luận chứng minh . Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % - Số câu: 1. - Sốđiểm:0,25. - Tỉ lệ:2, 5 % - Số câu:1 -Số điểm:0,25 - Tỉ lệ 2,5% - Số câu:1 - Số điểm:5 - Tỉ lệ 50% - Số câu: 3 -Sốđiểm:5,5. - Tỉ lệ: 55 % Tổng số câu. Tổng số điểm. Tỉ lệ % Số câu:3,5. Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu:5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu:1,5. Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 5,5 % Số câu:11 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % PHÒNG GD&ĐT ÂN THI: ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013. MÔN NGỮ VĂN 8. Thời gian làm bài: 90 phút. I- Trắc nghiệm.(2đ): Chọn và chép lại đáp án đúng nhất vào bài kiểm tra. Câu 1: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí Việt Nam đã học. A Nối B 1- Tôi đi học 1- với........ a- Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh. 2- Trong lòng mẹ 2- với..... b- Nói về một người nông dân cùng khổ bị chà đạp và áp bức đến nỗi uất ức phải vùng lên. 3- Tức nước vỡ bờ 3- với...... c- Nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó. 4- Lão Hạc 4- với...... d- Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em nhỏ ở ngày đến trường đầu tiên. Câu 2: Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật trong đoạn văn sau là gì? Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng; chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. ( Cô bé bán diêm) A- Sự lãnh đạm của người đời với hoàn cảnh của em bé bán diêm. B- Quang cảnh thiên nhiên trong đêm giao thừa. C- Sự đối lập giữa mộng tưởng và thực tại khi que diêm tắt. D- Sự xót xa của nhà văn với hoàn cảnh cô bé bán diêm. Câu 3: Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Đánh nhau với cối xay gió là: A- Tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật, giọng điệu phê phán hài hước. B- Chi tiết hình ảnh đối lập, sáng tạo trong cách kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật. C- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, nghệ thuật đảo ngược tình thế hai lần tạo nên sự hấp dẫn cho truyện. D- Hai mạch kể lồng ghép, ngòi bút miêu tả đậm chất hội hoạ, có nhiều liên tưởng hết sức phong phú. Câu 4: Ai là tác giả bài thơ" Đập đá ở Côn Lôn"? A- Nguyễn Ái Quốc. B- Phan Bội Châu. C- Tản Đà. C- Phan Châu Trinh Câu 5: Câu nào trong những câu sau là câu ghép? A- Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen" . ( Thạch Lam) B- Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó. ( Nguyên Hồng) C- Tôi cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. ( Thanh Tịnh) D- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. ( Thanh Tịnh) Câu 6: Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì? A- Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. B- Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết. C- Lẫn lộn công dụng của dấu câu với nhau. D- Tất cả các lỗi trên. Câu 7: Tri thức trong văn bản thuyết minh mang tính chất gì? A- Khách quan, chân thực, hữu ích.. B- Chủ quan giàu cảm xúc. C- Mang tính thời sự nóng bỏng. D- Mang tính uyên bác, chọn lọc. Câu 8: Phương pháp thuyết minh nào không được sử dụng trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá? A- Phương pháp loại trừ. E- Phương pháp nêu số liệu. B- Phương pháp định nghĩa. G- Phương pháp so sánh. C- Phương pháp liệt kê. H- Phương pháp phân tích. D- Phương pháp nêu ví dụ. II- Tự luận (8đ). Câu 1 (2 điểm): " Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường". a- Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả văn bản là ai? b- Đoạn văn đã ghi lại cảm xúc nào của chú bé khi gặp mẹ? Câu 2 (1 điểm): a- Tìm phép nói quá trong bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần. b- Cho câu chủ đề: Bài ca dao cho thấy nỗi vất vả cơ cực của người nông dân trong công việc làm ra hạt gạo, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. Hãy viết một đoạn văn theo hình thức quy nạp( độ dài khoảng 8-> 10 câu ) phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật nói quá trong bài ca dao trên. Câu 3( 5 điểm). Kể về một lỗi lầm khiến em ân hận mãi. Họ và tên: ................................... Số báo danh:................................ Giám thị 1: .................................. Giám thị 2: ................................... PHÒNG GD&ĐT ÂN THI: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN NGỮ VĂN 8 I- Trắc nghiệm (2đ): Chọn và chép đúng, mỗi đáp án 0,25đ -> Tổng 2,0đ. Câu. 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án 1-d; 2- a; 3-b; 4-c A A C B D A A II- Tự luận: (8đ). Câu 1 (2đ). HS trả lời được: - Đoạn văn nằm trong văn bản Trong lòng mẹ( 0,5đ) - Tác giả Nguyên Hồng ( 0,5đ) - Đoạn văn ghi lại niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh của chú bé Hồng khi được gặp lại mẹ (1đ) Câu 2 (1đ). HS chỉ ra được: a- Phép nói quá: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.( 0,5đ) b- Viết được đoạn văn : * Về hình thức đoạn văn: - Đoạn văn 8-10 câu, mô hình quy nạp có câu chủ đề đặt cuối đoạn văn. - Các câu liên kết mạch lạc hướng về chủ đề. * Về nội dung đoạn văn: - Nói quá thông qua biện pháp so sánh( mồ hôi như mưa) và từ tượng thanh( thánh thót) Nhấn mạnh nỗi vất vả cơ cực của người nông dân trong công việc làm đồng tạo ra thành quả lao động (0,5đ). - Đại từ phiếm chỉ " ai" nhắn nhủ không phải một người mà nhiều người. - Đối lập " dẻo thơm một hột- đắng cay muôn phần" tạo ấn tượng sâu sắc về thành quả lao động phải đổi biết bao công sức người làm ra nó. - Tóm lại : Với thể thơ lục bát uyển chuyển, biện pháp nghệ thuật nói quá, bài ca dao cho thấy nỗi vất vả cơ cực của người nông dân trong công việc làm ra hạt gạo, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. Câu 3 (5đ). 1- Yêu cầu: 1.1-Về hình thức- kĩ năng: - Viết đúng đặc trưng thể loại tự sự: Kể được một chuỗi sự việc, các sự việc liên kết lô gíc từ mở đầu đến kết thúc; biết chọn ngôi kể phù hợp; các nhân vật tham gia câu chuyện; lớp lang phong phú. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí. - Bố cục rõ, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, chấm câu, diễn đạt, liên kết... 1.2- Về nội dung: a- Mở bài : Giới thiệu nhân vật hoặc tình huống nảy sinh câu chuyện. b- Thân bài: Diễn biến câu chuyện. - Sự việc thứ nhất: việc bắt đầu của câu chuyện, có vai trò dẫn dắt để việc thứ hai xảy ra, là nguyên nhân sự việc thứ hai. - Sự việc thứ hai: Là sự nối tiếp sự việc thứ nhất, câu chuyện được đẩy lên cao trào, mâu thuẫn phát triển đến đỉnh cao phải giải quyết. - Sự việc thứ ba... c- Kết bài: - Hoặc sự việc kết thúc câu chuyện. - Hoặc những suy nghĩ bài học từ câu chuyện. 2- Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên. - Điểm 4 : Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên, văn viết còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 3: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên nhất là yêu cầu về nội dung. Văn viết tương đối mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, có thể mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ... - Điểm 2: Đáp ứng trên 1/3 các yêu cầu song nội dung bài viết còn sơ sài; yếu tố miêu tả và biểu cảm còn chưa được hợp lí. - Điểm 1: Bài viết chưa đáp ứng được các yêu cầu, sai lạc về kiểu bài và phương pháp. Lưu ý: - GV căn cứ yêu cầu và thực trạng bài làm của học sinh để cho những điểm còn lại và trừ điểm cho thích hợp. - Phần dàn ý nêu trên chỉ là gợi ý, GV cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2012_2.doc