Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm). Đọc văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

(Cây Gạo - Vũ Tú Nam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn.

Câu 3: Khái quát nội dung chính của đoạn văn.

Câu 4:Chỉ rõ các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng.

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 3- 5 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây gạo trong đoạn trích.

 

doc 3 trang phuongnguyen 22500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
UBND HUYỆN .
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm). Đọc văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
(Cây Gạo - Vũ Tú Nam)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? 
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn.
Câu 3: Khái quát nội dung chính của đoạn văn. 
Câu 4:Chỉ rõ các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng.
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 3- 5 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây gạo trong đoạn trích.
II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
----------Hết----------
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
1
-Mức tối đa: Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Miêu tả.
-Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời 2 phương thức biểu đạt trở lên trong đó vẫn có phương thức miêu tả.
-Mức không đạt: Học sinh không làm hoặc làm sai.
0,5
0,25
0,0
2
-Mức tối đa: Học sinh xác định được 4 từ láy: ríu rít, sừng sững, long lanh, lung linh. (Mỗi từ cho 0,25 đ).
Mức chưa tối đa: Học sinh chỉ không đầy đủ các từ láy.
-Mức không đạt: Học sinh không làm hoặc làm sai.
1,0
0,25-0,75
0,0
3
-Mức tối đa: Xác định đúng nội dung đoạn văn: Miêu tả hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ của cây gạo vào mùa xuân.
-Mức chưa tối đa: Học sinh xác định nội dung nhưng chưa hoàn toàn chính xác
-Mức không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không làm được.
0,5
0,25
0,0
4
*Mức tối đa: 
- Các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn: 
+ Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
+ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng.
+ Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh 
- Tác dụng phép so sánh: 
+ Giúp người đọc hình dung hình ảnh lớn lao, đẹp đẽ, rực rỡ, đầy sức sống, sinh động, gần gũi, thân thiết của cây gạo vào mùa xuân.
+ Tác giả là người có cặp mắt quan sát tinh tế...
*Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời chưa đủ các ý trên.
*Mức không đạt: Học sinh trả lời sai hoặc không làm được.
1,0
0,25-0,75
0,0
5
*Mức tối đa: 
Học sinh viết được đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh cây gạo trong đoạn trích đề cho, lời văn trong sáng, diễn đạt đúng ngữ pháp.
*Mức chưa tối đa: Học sinh không viết đoạn mà chỉ trả lời theo ý gạch đầu dòng, hoặc văn viết còn sai chính tả, ngữ pháp.
*Mức không đạt: Học sinh không làm.
1,0
0,25-0,75
0,0
II
A
Đảm bảo cấu trúc bài văn:
Bố cục đủ 3 phần ( MB-TB-KB).
- Diễn đạt mạch lạc, biết tách các đoạn văn theo trình tự hợp lý.
- Sử dụng phương thức chính biểu đạt: Miêu tả . Biết sử dúng biện pháp so sánh, nhân hoá...
0,5
b. 
Xác định đúng vấn đề
0,5
C
* Về nội dung:
. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. 
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi
- Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.
- Không gian chim chóc, nắng vàng
- Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơi
- Thầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.
* Trong giờ ra chơi:
 - Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.
 - Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng
 - Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích 
 - Những chú chim trên cành hót ríu rít.
 - Những con gió.
 - Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi
* Sau giờ ra chơi: 
- Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơi
- Các bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.
- Sân trường vắng vẻ trở lại
3. Kết bài:- Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
0,5
0,5
2
0,5
0,5
D
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,5
E
Sáng tạo
0,5
* Lưu ý:
1. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng 
4. Không cho điểm cao đối với những bài trình bày sáo rỗng.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021_c.doc