Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

C. ĐỀ KIỂM TRA

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)

Đề 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn.- Phạm Lữ Ân)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

 

docx 5 trang phuongnguyen 30/07/2022 24400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Bộ môn: Ngữ văn 9
A. BẢNG MÔ TẢ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Đọc – hiểu văn bản
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.
- Chỉ ra được câu chủ đề của đoạn văn.
- Nhận diện được thành phần biệt lập trong câu.
- Hiểu được thông điệp mà đoạn văn muốn gửi tới người đọc.
Tạo lập văn bản 
Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để tạo lập đoạn văn nói về giá trị của bản thân.
 Tạo lập văn bản nghị luận về bài thơ “Sang thu”.
B. BẢNG MA TRẬN
 Cấp độ
Chủ đề
(Nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.
- Chỉ ra được câu chủ đề của đoạn văn.
- Nhận diện được thành phần biệt lập trong câu.
- Hiểu được thông điệp mà đoạn văn muốn gửi tới người đọc.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 3 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Số câu: 4
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Chủ đề 2: Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn với chủ đề cho sẵn.
 Tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 2
Số điểm: 7 
Tỉ lệ: 70 %
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 
Số câu: 3 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm:1 
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 6
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100 %
C. ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) 
Đề 5:  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì? 
Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người.
Câu 6 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
D. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
(0.5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0.5 điểm).
Câu 2
(1 điểm)
 - Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3
(1.0 điểm)
- Thông điệp có ý nghĩa nhất với em đó là nếu như chúng ta không có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. Mà mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. Nhưng điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn
Câu 4
(0,5 điểm)
- Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn"
TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 5
điểm)
- Hình thức (0,75 điểm):
+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả..
+ Viết đủ số câu theo yêu cầu.
+ Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Nội dung (1,25 điểm): Nêu rõ được gía trị của bản thân :
+ Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn (0,25 điểm).
+ Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời (0,5 điểm).
+ Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông (0,5 điểm).
+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống (0,5 điểm).
Lưu ý: Nếu HS có những ý khác nhưng hợp lí thì vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những cách viết sáng tạo.
Câu 6
điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ.
Bài làm có bố cục rõ ràng, 
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: 
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Khổ thơ đầu (HS cần làm rõ những ý nổi bật sau).
- Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.
- Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
- Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
- Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương, đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
b. Khổ thơ thứ hai
- Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
- Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
- Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.
- Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.
→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
c. Khổ thơ cuối
- Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.
- Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
3. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
* Cách cho điểm:
 - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
 - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx