Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

ĐỀ RA

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

.

 (Ngữ văn 9 - Tập 2)

Câu 1 (0,5 điểm): Chép tiếp ba câu thơ để hoàn thiện khổ thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

 “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra được những tình cảm gì của tác giả đối với Bác qua khổ thơ trên?

 

docx 4 trang phuongnguyen 24840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG THCS LỘC NINH
 KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 9)
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề này có 2 phần, 6 câu, 1 trang)
ĐỀ RA
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). 
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
........................................................
 (Ngữ văn 9 - Tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Chép tiếp ba câu thơ để hoàn thiện khổ thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ 
 “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra được những tình cảm gì của tác giả đối với Bác qua khổ thơ trên?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày những suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu.
Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ 
 “Có chí thì nên”.
------------Hết------------
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG THCS LỘC NINH
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 9)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
0,5
2
- Viếng lăng Bác
- Viễn Phương
0,25
0,25
3
- Ẩn dụ: Mặt trời: Bác Hồ
- Tác dụng: 
+ Ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác.
+ Thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với Bác.
0,5
 0,5
4
- Tình cảm của tác giả: tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác.
1,0
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày những suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu.
2.0
a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn
0,25
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
c. Triển khai nội dung đoạn văn theo một số gợi ý sau:
- Giới thiệu chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Vai trò của Bác
+ Khi là một nhà lãnh đạo...
+ Trong vai trò một nhà danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà thơ...
- Tính cách và phong cách sống hàng ngày...
- Cảm nhận của bản thân
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
d. Sáng tạo: HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, có cách diễn đạt độc đáo nhưng vẫn phù hợp yêu cầu.
0,25
2
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận về một tưởng đạo lí với các phần mở bài, thân bài, kết bài.
0,5
b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
c. Hs có thể sáng tạo theo cách của mình, tuy nhiên nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
* Bàn luận:
 - Đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. 
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- DC: Anh Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên khuyết tật...
- Ngược lại có những người nản chí, thiếu kiên trì sẽ gặp thất bại...
* Bài học nhận thức và hành động: 
Kết bài: Đánh giá chung vấn đề.
0.5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
 0,25
0,25
 0,25
 0,5
d. Sáng tạo: HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc.
0,5
 Hết
 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021.docx