Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

II. Làm văn (6 điểm)

 Câu 1(2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu), trong đoạn sử dụng lời dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó), với câu chủ đề sau:

“Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo.”

Câu 2(4,0điểm):

 Dựa vào bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hóa thân vào nhân vật trữ tình (nhân vật người lính), kể lại câu chuyện của mình bằng một bài văn có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

 

doc 8 trang phuongnguyen 21/07/2022 21660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GD&ĐT VĂN GIANG
TRƯỜNG THCS CỬU CAO	
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra:	28 /12 /2020
ĐỀ 1
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
 Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
 Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
	(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1(0,5 điểm). Văn bản trên viết về con vật nào?
Câu 2(1,0 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau, xét về cấu tạo câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
 “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.”
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau:
 “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”
Câu 4(0,5 điểm). Câu chuyện liên quan đến thành ngữ dân gian nào? 
Câu 5(1,0 điểm). Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
 II. Làm văn (6 điểm)
 Câu 1(2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu), trong đoạn sử dụng lời dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó), với câu chủ đề sau: 
“Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo.”
Câu 2(4,0điểm):
 Dựa vào bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hóa thân vào nhân vật trữ tình (nhân vật người lính), kể lại câu chuyện của mình bằng một bài văn có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
-------------HẾT------------
ĐỀ 2
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4 ĐIỂM): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Ngày mai, trên đất nước ta, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre vẫn xanh bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung,can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. 
	(Theo Thép Mới – Cây tre Việt Nam) 
Câu 1(0,5 điểm). Đoạn văn trên viết về loài cây nào?
Câu 2(1,0 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau, xét về cấu tạo câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
 “Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.”
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của hai từ láy liên tiếp trong câu văn sau:
“Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”
Câu 4(0,5 điểm). Viết chính xác một câu thành ngữ nói về cây tre.
Câu 5(1,0 điểm). Theo tác giả Thép Mới cây tre Việt Nam có những phẩm chất nào? Tượng trưng cho ai?
II. Làm văn (6 điểm)
 Câu 1(2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu), trong đoạn sử dụng lời dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó), với câu chủ đề sau: 
 “Chúng ta thật tự hào về dân tộc Việt Nam.”
Câu 2(4,0 điểm):
 Dựa vào bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hóa thân vào nhân vật trữ tình (nhân vật người lính), kể lại câu chuyện của mình bằng một bài văn có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
-------------HẾT------------
PHÒNG GD&ĐT VĂN GIANG
TRƯỜNG THCS CỬU CAO	
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra:	28 /12 /2020
HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 6 trang)
1. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Đánh giá điểm tối đa khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
- Khuyến khích những bài viết tỏ ra có năng lực sáng tạo.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
2. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Đề 1:
PHẦN 
CÂU
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
1
- Con ếch 
0,5
2
- CN: Có một con ếch; VN: sống lâu ngày trong một giếng nọ
- Xét về cấu tạo câu văn trên thuộc kiểu câu đơn 
0,5
0,5
3
-So sánh: “bầu trời – cái vung, nó – chúa tể”
 - Tác dụng: HS có nhiều cách trả lời nhưng có thể trả lời như sau: 
+Câu văn giàu hình ảnh, sinh động...
+ Bộc lộ rõ cái nhìn chủ quan, hạn hẹp của con ếch.
0,5
0,5
4
Câu chuyện liên quan đến thành ngữ dân gian: 
Ếch ngồi đáy giếng
0,5
5
HS có nhiều cách trả lời nhưng có thể trả lời như sau: 
Trong cuộc sống luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận, suy xét mọi việc khách quan và khiêm tốn học hỏi, mở rộng tầm nhìn.Không được chủ quan kiêu ngạo, nếu không ta sẽ chịu hậu quả nặng nề.
1
1
a,Về kĩ năng:
+ Viết đúng kiểu văn nghị luận.
+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch.
+ Viết đúng số câu quy định.
+ Sử dụng lời dẫn trực tiếp và gạch chân.
 +Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai chính tả
0,5
PHẦN LÀM VĂN
b/ Về kiến thức: Triển khai được câu chủ đề. Thí sinh có thể triển khai nhiều hướng, miễn là hợp lí, đúng đắn và làm sáng tỏ được câu chủ đề “Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo.”
*Dưới đây là gợi ý tham khảo:
- “Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo.”
- Như chúng ta đã biết chủ quan, kiêu ngạo là tự lấy làm thoả mãn về những gì mình đã đạt được, mà không cần phải cố gắng hơn nữa, đồng thời tỏ ra tự kiêu, khinh thường người khác. 
-  sẽ làm cho chúng ta bị những người xung quanh xa lánh, ghét bỏ.
- Người hay kiêu ngạo, tự mãn, xem thường người khác, sống thụ hưởng hơn là cống hiến, không có mục đích, khát vọng lớn lao, không thể gặt hái thành công. 
- Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia..
- Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi.
- Là một học sinh em thấy mình cần tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
1,5
2
a/ Về hình thức:
- HS làm đúng kiểu bài tự sự trong đó biết sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại.
- Kể ở ngôi thứ nhất, lời của người lính.
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về câu, từ, chính tả
1,0
b/ Về nội dung: 
Có nhiều cách kể khác nhau. Song cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
*Mở bài: Giới thiệu được nhân vật kể chuyện là người lính trong bài “Ánh trăng”
*TB: 
- Mối quan hệ giữa người lính và trăng trong quá khứ.
+Hồi nhỏ: thân thiết gắn bó với trăng.
+Lớn lên đi chiến đấu vẫn luôn kề bên nhau, đồng hành cùng nhau trong gian khó, trở thành tri kỉ.
Tự hứa rằng không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa.
-Mối quan hệ giữa người lính và trăng trong hiện tại hòa bình:
+ Người lính trở về thành phố: Hoàn cảnh sống thay đổi với tiện nghi hiện đại đã quên vầng trăng xưa. Vầng trăng vẫn theo người lính về thành phố, vẫn theo sát từng bước đi của con người.
+ Tình huống bất ngờ: đèn điện tắt, người lính đối diện với bóng tối. Vì thế cuống quýt tìm ánh sáng, bắt gặp vầng trăng xưa để rồi nhận ra sự thay đổi của mình.
- Khi gặp lại vầng trăng xưa: 
- Xúc động, ân hận bởi cách đối xử với vầng trăng
- Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẹn nguyên, im lặng trước sự bội bạc của con người khiến con người giật mình tỉnh ngộ.
*KB: Bài học mà người lính rút ra...
 2,5
c/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện được sự am hiểu sâu sắc về nhân vật.
0,5
Đề 2:
PHẦN 
CÂU
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
1
- Cây tre 
0,5
2
- CN: Bóng tre; VN: trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn
- Xét về cấu tạo câu văn trên thuộc kiểu câu đơn 
0,5
0,5
3
- Hai từ láy liên tiếp : “đời đời”, ”kiếp kiếp"
 - Tác dụng: HS có nhiều cách trả lời nhưng có thể trả lời như sau: 
+ Tao nhịp điệu, nhấn mạnh ý cho câu văn ...
+ Khẳng định sự gắn bó của cây tre với con người
0,5
0,5
4
Câu chuyện liên quan đến thành ngữ dân gian: 
Tre già măng mọc.
0,5
5
HS có thể trả lời như sau: 
Các phẩm chất: nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
Tượng trưng cho DT Việt Nam.
1
1
a,Về kĩ năng:
+ Viết đúng kiểu văn nghị luận.
+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch.
+ Viết đúng số câu quy định.
+ Sử dụng lời dẫn trực tiếp và gạch chân.
+Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai chính tả.
0,5
PHẦN LÀM VĂN
b/ Về kiến thức: Triển khai được câu chủ đề. Thí sinh có thể triển khai nhiều hướng, miễn là hợp lí, đúng đắn và làm sáng tỏ được câu chủ đề “Chúng ta thật tự hào về dân tộc Việt Nam.”
*Dưới đây là gợi ý tham khảo:
- Tự hào về những trang sử hào hùng của DT với nhiều chiến công hiển hách, vĩ đại.
- về truyền thống văn hiến ngàn năm với nhiều truyền thống tốt đẹp.
-  về những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
-.về những thành tích đạt được trên đấu trường khu vực và thế giới
1,5
2
a/ Về hình thức:
- HS làm đúng kiểu bài tự sự trong đó biết sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại.
- Kể ở ngôi thứ nhất, lời của người lính.
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về câu, từ, chính tả
1,0
b/ Về nội dung: 
Có nhiều cách kể khác nhau. Song cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
*Mở bài: Giới thiệu được nhân vật kể chuyện là người lính trong bài “Ánh trăng”
*TB: 
- Mối quan hệ giữa người lính và trăng trong quá khứ.
+Hồi nhỏ: thân thiết gắn bó với trăng.
+Lớn lên đi chiến đấu vẫn luôn kề bên nhau, đồng hành cùng nhau trong gian khó, trở thành tri kỉ.
Tự hứa rằng không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa.
-Mối quan hệ giữa người lính và trăng trong hiện tại hòa bình:
+ Người lính trở về thành phố: Hoàn cảnh sống thay đổi với tiện nghi hiện đại đã quên vầng trăng xưa. Vầng trăng vẫn theo người lính về thành phố, vẫn theo sát từng bước đi của con người.
+ Tình huống bất ngờ: đèn điện tắt, người lính đối diện với bóng tối. Vì thế cuống quýt tìm ánh sáng, bắt gặp vầng trăng xưa để rồi nhận ra sự thay đổi của mình.
- Khi gặp lại vầng trăng xưa: 
- xúc động, ân hận bởi cách đối xử...
- vầng trăng vẫn tròn đầy, vẹn nguyên, im lặng trước sự bội bạc của con người khiến con người giật mình tỉnh ngộ.
*KB: Bài học mà người lính rút ra...
 2,5
c/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện được sự am hiểu sâu sắc về nhân vật.
0,5
* LƯU Ý: Trên đây là những gợi ý chấm, giám khảo cần linh hoạt và khuyến khích những bài viết sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021.doc