Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập ?

A. Phong chức tước cho những người có công.

B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.

C. Thành lập chính quyền tự chủ.

D. Xá thuế ba năm liền cho dân.

Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì ?

A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ

B. Đoạt chức Tiết độ sứ

C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu

D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời

 

doc 5 trang phuongnguyen 23820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
UBND HUYỆN..
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 6
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cấp độ cao
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Thời kì Bắc thuộc và đáu tranh giành độc lập
- Nêu được mốc lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử
Trình bày được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí
- Giải thích được Hai Bà Trưng không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập 
- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và thắng lợi của cuộ khởi nghĩa Lý Bí
- Giải thích được ví trí của căn cứ Dạ Trạch
Lí giải được việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì 
Nhận xét được trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7
1,75
17,5%
1
3
3%
4
1
10%
1
2
20%
1
1
10%
14
8,75
87,5%
2. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X
- Nêu được mốc lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử
Đánh giá được công lao to lớn của Ngô Quyền
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
1
10%
2
1,25
12,5%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ%
9
5
50%
5
3
30%
1
1
10%
1
1
10%
16
10
100%
UBND HUYỆN .
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 6
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Sắp xếp diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo thứ tự:
 A. Mê Linh " Cổ Loa " Luy Lâu B. Cổ Loa " Luy lâu " Mê Linh
 C. Chu Diên " Mê Linh " Cổ Loa 	 D. Chu Diên " Cổ Loa " Luy Lâu
Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là:
A. Hùng Vương B. Trưng Vương C. Vua D. Đế vương
Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập ? 
A. Phong chức tước cho những người có công.   
B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.
C. Thành lập chính quyền tự chủ.
D. Xá thuế ba năm liền cho dân.
Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì ? 
A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ 
B. Đoạt chức Tiết độ sứ 
C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu 
D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời
Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
	A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc. 
	B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa. 
	C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương. 
	D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Sự ủng hộ của nhân dân 
B. Nhà Lương suy yếu 
C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân 
D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí
Câu 7. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì ?
 A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân 
 B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch 
 C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử 
 D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục
Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?
 A. Lưu Cung B. Lưu Nham C. Lưu Ẩn D. Lưu Hoằng Tháo
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập ? 
 A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua 
 B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua 
 C. Lý Phật Tử lên ngôi vua 
 D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua
Câu 10. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung dưới đây:
 	Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại ...(1)...., nhất là thuế muối,(2), hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê(3).., đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán.
A. (1) sừng trâu, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai 
B. (1) thuế, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai 
C. (1) thuế sắt, (2) thuế muối, (3) ngọc trai 
D. (1) thóc, (2) thuế sắt, (3) sừng trâu 
Câu 11: Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về thời gian ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B) 
(A) Thời gian
(B) Tên cuộc khởi nghĩa
1. Năm 40
a. Phùng Hưng
2. Năm 248
b. Lý Bí
3. Năm 542
c. Hai Bà Trưng
4. 776-791
d. Bà Triệu
A. 1a, 2c, 3b, 4d B. 1b, 2c,3a, 4d
C. 1d, 2a, 3b, 4c D. 1c, 2d, 3b, 4a
Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
	A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng 
	B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương 
	C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục 
	D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
Câu 13 (3,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?
Câu 14 (2,0 điểm) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?
Câu 15 (1,0 điểm) Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ?
Câu 16 (1,0 điểm) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ?
...........HẾT...........
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
D
A
C
B
A
D
C
B
D
A
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
Câu
	Đáp án
Điểm
13
- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
- Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân dịch và giành thắng lợi.
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn võ.
0,25
0,25
0,5
1
1
14
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên :
- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
1
1
15
Nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:
- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.
0,5
0,5
16
- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.
0,5
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_6_nam_hoc_2020_2021_de_1_c.doc