Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Thuấn

Phần I: Đọc hiểu(5,0 điểm)

Câu 1: ( 2điểm)

 Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:

 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm đó?

b. Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích và phân tích tác dụng?

Câu 2: ( 3 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trong đó có dùng một câu cảm thán (gạch chân câu cảm thán), phân tích khổ thơ sau:

 “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

 ( “Quê hương” - Tế Hanh ).

 

doc 8 trang phuongnguyen 02/08/2022 21660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Thuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Thuấn

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Thuấn
 PHÒNG GD - ĐT PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS TAM THUẤN Năm học:2019-2020 	 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90 phút
 (Không tính thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI 
Phần I: Đọc hiểu(5,0 điểm)
Câu 1: ( 2điểm) 
   Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:
 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm đó?
b. Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích và phân tích tác dụng?
Câu 2: ( 3 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trong đó có dùng một câu cảm thán (gạch chân câu cảm thán), phân tích khổ thơ sau:
 “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
 ( “Quê hương” - Tế Hanh ).
PhầnII: Tập làm văn( 5 điểm) 
 Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.
 =========Hết===========
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II
Năm học:2019-2020 
Phần
Câu/ý
Nội dung
Điểm
Phần I: Đọc hiểu
5,0 điểm
Phần Tập làm văn
5,0 điểm
Câu 1:
a
 Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Hịch tướng sĩ 
Tác giả: Trần Quốc Tuấn 
2 điểm
0.25 đ
0.25 đ
b
 Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn: Biện pháp nói quá, so sánh 
 Chỉ ra được biện pháp nói quá, so sánh: “ ...ruột đau như cắtchưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa” 
- Nêu tác dụng diễn đạt của biện pháp nghệ thuật nói quá (góp phần nhấn mạnh, tô đậm lòng căm thù giặc sục sôi và quyết tâm đánh giặc cháy bỏng của vị chủ tướng) 
 0.5 đ
 0.5 đ
0.5 đ
Câu 2:
- Viết đúng đoạn văn theo cách diễn dịch 
 - Có câu câu cảm thán 
 - Đoạn văn cần đảm bảo được các ý sau:
* giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ, trích dẫn bốn câu thơ.
+ Hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Hình ảnh những chàng trai sức vóc dạn dày sóng gió. Họ là những đứa con thực sự của đại dương “Cả thân hình nồng thở vi xa xăm”. Nếu là những sinh thể được tách ra từ biển, mang theo về cả những hương vị của biển xa. Câu thơ thật lãng mạn, khoáng đạt. Chân dung người dân chài hiện lên thật tầm vóc và hình khối mà lại rất đặc trưng, chỉ có người dân biển mới có được. 
 + Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Nghệ thuật nhân hóa biền con thuyền thành một sinh thể sống. 
* Cụm từ “ im bến mỏi”vừa nói được sự nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền sau chuyến đi vất vả trở về, vừa nói được vẻ yên lặng nơi bến đỗ. 
* Con thuyền như “ nghe” thấy vị muối của biển đang râm ran chuyển động trong cơ thể mình.
* Đây là những câu thơ hay trong bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về, vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài, vừa diễn tả được cuộc sống lao động của người dân chài nơi quê hương. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. 
.Yêu cầu chung:
a. Về Hình thức: 
- Có bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch đẹp không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
b. Về nội dung: 
- Nắm được thể loại văn nghị luận chứng minh.
- Nêu được những biểu hiện của lối ăn mặc không lành mạnh, đưa ra những lời khuyên về cách ăn mặc đúng đắn. HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các ý chính sau:
*. Mở bài: 
 - Dẫn dắt: hiện tượng chạy đua theo mốt của học sinh hiện nay. 
 - Nêu vấn đề: Lầm tưởng đó là hợp thời nhưng tốn tiền của, thời gian vô ích, làm phai nhạt truyền thống văn hóa dân tộc. Vậy chạy theo mốt đúng hay không ? 
*.Thân bài: 
HS cần trình bày được các ý sau:
 Nếu bạn trút bỏ những chiếc áo sơ mi trắng, quần xanh/ đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu, ngày mai là áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, áo chun...thì mọi người sẽ nghĩ gì về bạn... 
 Có những bạn trước đây ăn mặc giản dị sau thời gian cách ăn mặc thay đổi, cho rằng cách ăn mặc mới này là” sành điệu”.... 
 Dù vậy, vẫn còn có những bạn mặc bộ quần áo mà một số các bạn khác cho là lỗi thời, lạc hậu nhưng bạn đó vẫn được rất nhiều người tôn trọng quý mến vì bộ quần áo bạn mặc vẫn hợp tuổi trẻ, vẫn đẹp, vẫn hấp dẫn...Vì vậy ta có thể khẳng định rằng: đẹp không phải căn cứ vào mốt...
 Hiện nay, nước ta có nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên hè phố toàn những thanh niên, học sinh ...với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ sẽ nghĩ gì về cách ăn mặc của thanh niên Việt Nam. 
*.Kết bài:
- Khái quát lại nội dung vấn đề về cách ăn mặc không lành mạnh của một số bạn HS hiện nay. 
- Đưa ra những lời khuyên bổ ích và liên hệ bản thân....
3điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
4,5 đ
0,75 đ
3 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
 PHÒNG GD-ĐT PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS TAM THUẤN Năm học:2018-2019 	 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90 phút
ĐỀ BÀI 
I. PHẦN VĂN BẢN: (3,0đ)
1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
                        ()
                        Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
2 (1,0đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì?
3 (1,0đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
II. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 1 điểm)
Chỉ ra 1câu trần thuật, 1 câu nghi vấn, 2 câu cầu khiến trong đoạn văn sau:
 “Hãy dành một phút vào thời gian buổi sáng cho sự “tri ân”. Hãy biến một phút này thành thói quen hàng ngày để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình. Bạn không thể nghĩ được hết mọi điều trong một phút, nhưng như thế cũng đủ rồi. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi sắc hơn, giúp bạn bắt đầu một ngày nhẹ nhàng, đúng hướng. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy ?”
 (Trích “Lòng biết ơn làm thay đổi cuộc đời con người” Huỳnh Huệ)
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm) 
 Phân tích tâm trạng của người tù trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. 
 ===== Hết=====
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ II
Năm học:2018-2019 
 MÔN: NGỮ VĂN 8
I. PHẦN VĂN BẢN: (3,0đ)
1 (1,0đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản theo yêu cầu: (Nội dung trang 66 – 67 sgk NV8 – Tập hai)
* Sai, thiếu một hoặc nhiều chữ (kể cả lỗi viết hoa)/1câu: trừ 0,25đ
2 (1,0đ):
– Tên văn bản: Nước Đại Việt ta (hoặc Bình Ngô đại cáo).
0,25đ
– Tác giả: Nguyễn Trãi.
0,25đ
– Thời điểm sáng tác: Đầu năm 1428 (sau khi quân ta đại thắng quân Minh).
0,25đ
– Lối văn biền ngẫu, thể cáo (nghị luận cổ).
0,25đ
3 (1,0đ):
 – Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo.Muốn yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân.
0,50đ
– Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Đại Việt . Còn kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ.
0,50đ
II. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 1 điểm)
HS chỉ ra đúng 1câu trần thuật, 1 câu nghi vấn, 2 câu cầu khiến trong đoạn văn: 
- 1 câu nghi vấn: Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy? (0.25đ)
- 2 câu cầu khiến: 
 Câu 1: Hãy dành một phút vào thời gian buổi sáng cho sự “tri ân”. (0.25đ)
 Câu 2: Hãy biến một phút này thành thói quen hàng ngày để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình. (0.25đ)
 - 1câu trần thuật: HS chọn một trong 2 câu còn lại. (0.25đ)
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm) 
-Yêu cầu chung : Học sinh viết đúng kiểu bài, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, dùng từ, đặt câu hợp lý. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
a.Mở bài : Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm và chủ đề của tác phẩm. (0.5đ)
 b. Thân bài :
 - Niềm yêu cuộc sống: 
+ Tiếng chim tu hú gọi bầy đã khơi dậy hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù cách mạng. (1.25đ) 
+Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động, giàu âm thanh, giàu màu sắc đã gợi một tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do trong người tù. (1.5đ) 
+ Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè đã thôi thúc người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm. (1.25đ) 
 - Khát khao được tự do của tác giả:
+ Người tù cảm thấy đau khổ, uất hận, ngột ngạt, nên càng yêu, càng khao khát tự do hơn. (1.0đ)
 c. Kết bài : Khái quát lại nội dung nghệ thuật của bài. (0.5đ) 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2019_2020_truong.doc