Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)

 ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc-hiểu văn bản: ( 3 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng

Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn

Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

 (Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)

Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

 

doc 4 trang phuongnguyen 24800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU
1.Văn bản trữ tình: Dáng đứng Việt Nam. ( Lê Anh Xuân)
2.câu hỏi:
1.Phương thức biểu đạt?
( Tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm)
2. Ngôn ngữ sử dung trong bài thơ có đặc điểm gì ? ( ) làm tăng hiệu quả diễn đạt.
3.Phép so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt: hình ảnh hiên ngang của anh giải phóng quân.
.4.Tình cảm của anh giải phóng quân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1.0đ
10%
2
1.0đ
10%
1
1đ
10%
4
3.0đ
30%
II. TẬP LÀM VĂN
Tập làm văn
Nghị luận tp văn học
Dựng đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhiệm vụ học tập của em.( từ 7- 10 dòng)
Viết bài văn nghị luận tp văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0đ
20%
1
5.0đ
50%
2
7.0 đ
70%
TC
1
1đ
10%
2
1đ
10%
2
3đ
30%
1
5đ
50%
6
10đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II MÔN:NGỮ VĂN - LỚP 9
NĂM HỌC 2020 - 2021
THỜI GIAN: 90’
MA TRẬN ĐỀ THI
 ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc-hiểu văn bản: ( 3 điểm)
           Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
 (Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.
Câu 4.
“ Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của tác giả đối với người chiến sĩ giải phóng quân?
Phần 2: Tự luận(7,0đ)
Dựng đoạn văn ngắn: Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh (2 điểm)
Đề làm văn: (5 điểm)
Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
C . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: Đọc-Hiểu văn bản (3 điểm)
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. ( 1 đ)
Câu 2: ( 0,5 đ)
- Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh ( 0,25 đ)
– Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh( 0,25 đ)
 Đoạn thơ “ Không mộtgiải phóng quân” Gợi tình cảm gì của tác giả đối với anh giải phóng quân?
 (thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ ) ( 0,5 đ)
Câu 4:  Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn,) ( 0,5 đ)
Phần 2: Tự luận(7,0đ)
1/ Dựng đoạn văn ( 2 đ )
2/ Tập làm văn: ( 5 đ)
* Yêu cầu chung: 
1.Nội dung: 
- Kiểu văn bản: nghị luận tác phẩm văn học.
- Vận dụng các kĩ năng: phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
2.Hình thức: 
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: nghị luận về tác phẩm văn học.
- Hình thức viết bài: 
- Bài viết nghị luận tp văn học..
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, vấn đề bàn luận ...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng anh giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ.
* Đáp án chấm:
- Mở bài: (0,5 điểm)
Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
-Thân bài: (4 điểm)
1. Tình cảm của cha con ông Sáu: ( 3 đ)
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:( 0,5 đ)
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng: (2,5đ)
* Bé Thu rất yêu ba:(1 đ)
 - Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt: (1,5đ)
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh ( 1 đ)
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng ; là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài (0,5 điểm)
- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_de.doc